Nguyễn Đông Thanh cau mày.
Không phải nói mấy vị đến đây là để chấm điểm hay sao, tại sao lại đấm ngực dậm chân khóc rấm rứt như gái về nhà chồng như vậy? Lẽ nào bài thơ ban nãy bọn họ còn chưa để vào mắt?
Nguyễn Đông Thanh hắng giọng, ho khan một tiếng, nói:
“Các vị, không bằng tại hạ lại đọc thêm một bài nữa? Thơ rằng...”
“Đủ! Đủ rồi! Chúng ta chịu thua!!!”
Bao Thành Tổ quỳ thụp xuống đất, nước mắt nước mũi lã chã rơi như mưa. Nếu không phải hiện giờ hai bên còn đang đối địch, có lẽ lão đã vái Nguyễn Đông Thanh như vái sao.
Mẹ của ta!
Lại tới thêm một bài?! Ác như vậy?!
Bích Mặc tiên sinh ngài chẳng nhẽ muốn Nho đạo đoạn tuyệt mới vừa lòng hay sao?
Cái gì gọi là chó cắn áo rách?
Đây chính là chó cắn áo rách!
Bao Thành Tổ thầm nghĩ, lần này về Văn Cung lão mà không lôi thằng cha dám nói Bích Mặc tiên sinh mở kim khẩu không có chút dị tượng nào ra thiêu sống, từ nay lão sẽ đổi tên thành Tổ Thành Bao.
Cái gọi là không có dị tượng của các ngươi là làm Nho đạo sập mất một góc?
Bao Thành Tổ thiếu điều khóc ra tiếng yêu thú.
Năm nhà Nho, Đạo, Phật, Vu, Võ sở dĩ có thể trở thành đại đạo bao trùm thiên hạ, mà các đạo nhỏ hơn như Trù Đạo do Trương Thất khai sáng không thể sánh ngang, ấy là vì đạo tổ khai đạo của bọn họ là cường giả thập cảnh chân chính, tu vi cao hơn Trương Thất nửa bước.
Chính vì đại đạo hoàn thiện, thành thử sau Phản Thiên Chi Chiến, tuy vạn đạo cùng tổn thương, nhưng năm đạo lớn căn cơ còn đó, lại thêm chuyện nhân tộc trở thành thiên đạo chi linh, từ đó mà năm nhà Nho Đạo Phật Vu Võ còn được gọi là Ngũ Lộ Triều Thiên.
Thành thử...
Giữa các nhà Nho Đạo Phật Vu Võ cũng có sự tranh đấu ngấm ngầm, không ai chịu ai.
Mà hôm nay vì một bài phú của Bích Mặc tiên sinh, Nho đạo chịu tổn thương đến độ vãng thánh rơi lệ, tiên hiền khóc than, đại đạo sập thêm một góc vào Vụ Hải.
Nếu không có chuyển cơ, sau này Nho đạo ắt sẽ thua bốn nhà còn lại nửa bậc.
Bấy giờ, suy nghĩ trong đầu mấy lão viện trưởng chạy nhanh như điện.
Có câu nước có thể dâng thuyền, cũng có thể nhấn chìm thuyền. Mà đối với Nho môn hiện giờ, không nghi ngờ gì nữa, Nguyễn Đông Thanh chính là “nguồn nước” mà họ cần.
Viện trưởng Kiêu Vân thư viện bỗng nhiên lên tiếng:
“Đúng rồi, tiên sinh, chuyện lần này thực ra là như thế này... Độ hơn tháng trước, có một học sinh đến Văn Cung đề một bài thơ, nói là nguyên tác của một vị Đại Nho tên là Cao Bá Quát. Mấy lão già chúng ta hỏi mãi mới biết học sinh nọ nghe được danh thi ở Quan Lâm. Thế nên... bọn ta mới muốn đến đây để tìm hiểu thực hư.”
“Đúng vậy. Đúng vậy. Cao tiền bối quả thực là tài cao bắc đẩu. Tuy lão nhân gia không muốn nổi danh, nhưng thân là hậu bối, thiết nghĩ Cao đại Nho phải được thờ phụng, để kẻ hậu sinh ngày ngày khói hương cúng vái mới phải đạo. Văn Cung là Nho môn thánh địa, há lại có thể để tiên hiền vãng thánh chịu cảnh vô danh, tuyệt tác ở đời phải mai một?”
Viện trưởng Bạch Lộ thư viện lập tức hiểu ý, bắt đầu tung hứng.
Viện trưởng Cổ Xuyên thư viện cũng chớp lấy ngay thời cơ:
“Mấy lão già chúng ta cũng là sợ bậc đại Nho như Cao Bá Quát tiên sinh không người kế tục, tài học rơi vào tay kẻ vô học bất thuật, thành thử hành xử cũng có mấy phần lỗ mãng. Chúng ta vốn nghĩ là nếu truyền nhân của Cao Đại Nho thực có chân tài thực học thì sớm đã bước chân lên Nho đạo, tiến nhập Vụ Hải cùng tiên hiền sánh vai. Ai ngờ tiên sinh đây lại... ài. Cũng do mấy lão già chúng ta thiển cận.”
Nguyễn Đông Thanh không ngờ bọn họ lại nhún nhường, bao nhiêu đòn thế chuẩn bị tung ra cơ hồ đều đánh vào bịch bông, không chỗ phát lực.
Thế nhưng, nghe mấy lão viện trưởng giải thích, gã cũng không khỏi nhớ đến cái người thư sinh mình tình cờ gặp phải ngay trước cổng nhà học. Khi đó bị y nài nỉ đòi thơ quá, Nguyễn Đông Thanh hắn quả thực có đánh bạo đọc bừa một bài Tạp Thi Kỳ 3 của cụ Cao Bá Quát, lại bốc phét rằng thánh Quát là bậc đại Nho nào đó.
Bây giờ tốt...
Nho môn tìm đến cửa điều tra.
Bích Mặc tiên sinh hắng giọng, nói:
“Ra vậy. Xem ra chuyện này cũng là một hiểu nhầm.”
Bao Thành Tổ lúc này cũng cười hì hì, tiến lên một bước, nói bằng giọng lấy lòng:
“Chuyện hôm nay sáu đại thư viện chúng ta ắt sẽ cho tiên sinh một câu trả lời thích đáng. Không biết tiên sinh có thể nể tình mấy lão già chúng ta có lòng hiếu học, ban cho mấy lời của Cao Đại Nho được chăng?”
Nguyễn Đông Thanh nghĩ bụng nếu đã là một “hiểu nhầm” thì những lời lẽ hôm nay của gã đối với Nho môn quả thực có chút cay độc thật. Thế là Bích Mặc tiên sinh của chúng ta hắng giọng một cái, hỏi:
“Chuyện này cũng được thôi.”
Mấy tay viện trưởng lúc này nhìn nhau một cái, lại hỏi:
“Tiên sinh... không biết, có thể tặng một bài thơ dùng tân thoại giống như bài phú khi nãy hay không?”
“Tân thoại?”
Nguyễn Đông Thanh không khỏi lấy làm hồ nghi.
Kể từ khi đến Huyền Hoàng giới, hắn cơ hồ chỉ đọc sách dạy chữ của trẻ con, đối với thơ văn ở đây cơ hồ chẳng biết chút nào. Quan Lâm lại không quá trọng văn, nên cũng chẳng để tâm lắm.
Hiện tại, ngẫm kỹ lại, Nguyễn Đông Thanh mới cảm thấy là lạ.
Tiếng Việt hiện đại có một lượng lớn từ Hán – Việt, mà thơ cổ thì cũng chia ra làm thơ Hán – thơ Nôm. Thế nhưng ở Huyền Hoàng giới, ai cũng dùng tiếng Việt để nói chuyện giống hắn, vậy thì từ Hán – Việt là ở đâu ra?
Ở đây hẳn là không có ngàn năm Bắc thuộc.
Thế rồi, Nguyễn Đông Thanh chợt nghĩ đến một khả năng.
“Chẳng nhẽ từ trước đến giờ ở Huyền Hoàng giới chỉ có thơ chữ Hán, chưa có thơ chữ Nôm, hay thơ bằng tân thoại. Thế nên ban nãy mình mượn tạm bài phú Nôm của cụ Phan Bội Châu mấy người này mới kinh ngạc đến thế?”
Những lần trước đọc thơ, hắn đều đọc thơ chữ Hán, thành thử những người xung quanh cũng không có phản ứng gì thái quá.
Nguyễn Đông Thanh nghĩ thông chuyện này, gật đầu một cái, nói:
“Vậy tại hạ xin mạn phép đọc, thơ tên ‘Hơn nhau một chữ thì’:
Chẳng lưu lạc dễ trải mùi trần thế,
Còn trần ai khôn tỏ mặt công hầu.
Ngất ngưởng thay con Tạo khéo cơ cầu,
Muốn đại nhiệm hãy dìm cho lúng túng.
Thân hệ bang gia chung hữu dụng,
Thiên sinh hào kiệt bất ưng hưu.
Hãy bền lòng, chớ chút oán vưu,
Thời chí hĩ, ngư long biến hoá.
Thôi đã biết cùng thông là mệnh cả,
Cũng đừng đem hình dịch lại cầu chi.
Hơn nhau cũng một chữ thì.”
Mấy tên Bao Thành Tổ nghe mà mừng húm, vội vàng tự lấy giấy mực, thi triển thần thông chép lại bài thơ mà gã vừa đọc. Kế đến lại cho người nổi nhạc trải đường, tiễn Nguyễn Đông Thanh về tận ngọn núi vô danh có Lão Thụ cổ viện.
oOo
Dãy Hoàng Liên tung hoành tám vạn dặm, từ phía đông nam vắt qua Lục Trúc Hải, vươn tới tận biên giới giữa lục quốc. Mà ngọn núi cực đông của Hoàng Liên sơn mạch có tên là Thư Sơn.
Tương truyền, ba vạn năm trước, trên nhà học tại đỉnh núi đạo tổ Nho đạo: Văn Thánh Gia Cát Thủ Ngã đẩy thiên đạo huyền môn, tấu nhập đệ thập cảnh thành tựu đạo tổ, khai sinh Nho môn lục nghệ: Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số. Từ đó mà môn nhân trải khắp thiên hạ, Nho đạo vững vàng trở thành một trong Ngũ Lộ Triều Thiên.
Gia Cát Thủ Ngã nhận cả thảy sáu vị đệ tử, mỗi người được chân truyền cho một nghề. Sáu người này về sau chính là thủy tổ khai sơn của sáu thư viện lớn ở Huyền Hoàng giới.
Sau khi Văn Thánh tọa hóa, sáu đệ tử xây lại nhà học của sư phụ thành một tòa miếu đường nguy nga, dùng để đặt văn bia phụng thờ chư thánh, tọa trấn khí vận cho Nho môn.
Từ đó mà có Văn Cung.
Dần dần, thuận lý thành chương, Thư Sơn trở thành thánh địa trong mắt Nho sinh thiên hạ.
Lúc này, từ phương xa, có sáu bóng người ngự văn bảo xé gió mà tới, nhắm thẳng về phía Văn Cung, người nào người nấy đều mang vẻ mặt hớt hải gấp gáp, cơ hồ dùng đến cả sức lực bú sữa mẹ để ngự khí.
Ngoại trừ sáu lão viện trưởng thì còn ai khác vào đây nữa?
Sáu người lao vào Văn Cung, không dám chần chờ một khắc nào, vội vàng lấy bài thơ Nôm xin được của Nguyễn Đông Thanh ra treo một cách trang trọng lên chính đường.
Thơ vừa vào Văn Cung, tức thì Nho đạo cũng theo đó mà chấn động một cái. Một góc đại đạo vừa nãy sập xuống vì bài “Tỉnh quốc nhân phú” hiện tại cũng được khôi phục như ban đầu, không khác gì trước đây.
Sáu lão già cảm nhận được biến hóa của Nho đạo, bấy giờ mới đặt được tảng đá đè nặng trong lòng xuống, thở ra một hơi dài.
“Lần này đúng là tự lấy đá đập vào chân mà.”
Viện trưởng Kiêu Vân thư viện nói.
Bao Thành Tổ cũng lắc đầu, cười thảm.
Một bài “tân thoại phú” sinh ra, về lý mà nói không khác gì năm xưa thánh hiền mở ra binh đạo, sử đạo, vốn là có thể củng cố cho Nho đạo thêm phần vững chắc.
Thế nhưng, trước là bài “Tỉnh quốc dân phú” của Nguyễn Đông Thanh mang hàm ý công kích Nho đạo.
Sau là, bọn họ tự mình hiển hóa đại đạo ra trước mặt đối phương, không khác gì nghển cổ ra đón nhát chém của đao phủ.
Như vậy mới tạo thành kết quả Nho đạo chịu tổn thương, bị đánh sập mất một góc.
Viện trưởng Bạch Lộ thư viện nói:
“Cũng may mà Bích Mặc tiên sinh dường như không muốn phá vỡ cân bằng của Ngũ Lộ Triều Thiên, nếu không cũng đã không ban thưởng văn bảo cho chúng ta.”
Cả đám, bao gồm cả quán chủ Lam Ba thư quán, đều gật đầu.
Viện trưởng Cổ Xuyên thư viện bèn nói:
“Chư vị, thứ cho bản viện trưởng nói thẳng. Chuyện hôm nay chư vị định bàn giao thế nào với bên Đế Mộ?”
Bao Thành Tổ nói:
“Cái vị đại Nho Cao Bá Quát kia bảy tám phần là có thật. Chư vị chẳng nhẽ không nhận ra hồi nãy lúc Bích Mặc tiên sinh đọc bài thơ này, Nho đạo không hề có phản ứng gì? Phải đến lúc chúng ta đưa văn bảo về treo mới có tác dụng sao? Nếu y thực sự là nguyên tác, vậy lúc đọc thơ dưới Nho đạo, trước vãng thánh tiên hiền, hẳn là Nho đạo ta đã phải hồi phục rồi.”
Mấy người còn lại nghe cũng có lý, bèn gật gù.
Viện trưởng Thanh Hà thư viện nghe thế, lại nói tiếp:
“Bản lĩnh của người này chỉ sợ còn trên cả Đế Tôn, thậm chí có thể phân cao thấp với Vị Đó cũng chưa biết chừng. Thế nhưng y lại mặc kệ thế cuộc hiện giờ, xem ra cũng không phải đồng bọn của ma đầu Thế Tôn. Chúng ta cứ nhất quyết báo lại cho Nghiêm soái như vậy đi.”
“Được.”
“Ài. Lần này Nho môn chúng ta mất mặt đến thế, chắc hẳn là bốn phương phải dậy sóng một phen đây.”
Lúc này, quán chủ Lam Ba thư quán bỗng lên tiếng:
“Các vị, xin nghe tại...”
“Ngươi im miệng!”
Mấy tên viện trưởng còn lại cơ hồ đồng thanh gào lên. Tên quán chủ này vốn lên theo đường thừa kế, xưa nay có chịu ai nặng lời uy hiếp bao giờ? Thế là hắn tức giận hừ lạnh một cái, nghĩ bụng:
“Được. Các ngươi bảo ta im thì đừng có trách. Đọc bài phú ban nãy, Bích Mặc tiên sinh giống như biết chuyện năm xưa Thế Tôn bị phản bội, lẽ nào hắn chính là...”
Không phải nói mấy vị đến đây là để chấm điểm hay sao, tại sao lại đấm ngực dậm chân khóc rấm rứt như gái về nhà chồng như vậy? Lẽ nào bài thơ ban nãy bọn họ còn chưa để vào mắt?
Nguyễn Đông Thanh hắng giọng, ho khan một tiếng, nói:
“Các vị, không bằng tại hạ lại đọc thêm một bài nữa? Thơ rằng...”
“Đủ! Đủ rồi! Chúng ta chịu thua!!!”
Bao Thành Tổ quỳ thụp xuống đất, nước mắt nước mũi lã chã rơi như mưa. Nếu không phải hiện giờ hai bên còn đang đối địch, có lẽ lão đã vái Nguyễn Đông Thanh như vái sao.
Mẹ của ta!
Lại tới thêm một bài?! Ác như vậy?!
Bích Mặc tiên sinh ngài chẳng nhẽ muốn Nho đạo đoạn tuyệt mới vừa lòng hay sao?
Cái gì gọi là chó cắn áo rách?
Đây chính là chó cắn áo rách!
Bao Thành Tổ thầm nghĩ, lần này về Văn Cung lão mà không lôi thằng cha dám nói Bích Mặc tiên sinh mở kim khẩu không có chút dị tượng nào ra thiêu sống, từ nay lão sẽ đổi tên thành Tổ Thành Bao.
Cái gọi là không có dị tượng của các ngươi là làm Nho đạo sập mất một góc?
Bao Thành Tổ thiếu điều khóc ra tiếng yêu thú.
Năm nhà Nho, Đạo, Phật, Vu, Võ sở dĩ có thể trở thành đại đạo bao trùm thiên hạ, mà các đạo nhỏ hơn như Trù Đạo do Trương Thất khai sáng không thể sánh ngang, ấy là vì đạo tổ khai đạo của bọn họ là cường giả thập cảnh chân chính, tu vi cao hơn Trương Thất nửa bước.
Chính vì đại đạo hoàn thiện, thành thử sau Phản Thiên Chi Chiến, tuy vạn đạo cùng tổn thương, nhưng năm đạo lớn căn cơ còn đó, lại thêm chuyện nhân tộc trở thành thiên đạo chi linh, từ đó mà năm nhà Nho Đạo Phật Vu Võ còn được gọi là Ngũ Lộ Triều Thiên.
Thành thử...
Giữa các nhà Nho Đạo Phật Vu Võ cũng có sự tranh đấu ngấm ngầm, không ai chịu ai.
Mà hôm nay vì một bài phú của Bích Mặc tiên sinh, Nho đạo chịu tổn thương đến độ vãng thánh rơi lệ, tiên hiền khóc than, đại đạo sập thêm một góc vào Vụ Hải.
Nếu không có chuyển cơ, sau này Nho đạo ắt sẽ thua bốn nhà còn lại nửa bậc.
Bấy giờ, suy nghĩ trong đầu mấy lão viện trưởng chạy nhanh như điện.
Có câu nước có thể dâng thuyền, cũng có thể nhấn chìm thuyền. Mà đối với Nho môn hiện giờ, không nghi ngờ gì nữa, Nguyễn Đông Thanh chính là “nguồn nước” mà họ cần.
Viện trưởng Kiêu Vân thư viện bỗng nhiên lên tiếng:
“Đúng rồi, tiên sinh, chuyện lần này thực ra là như thế này... Độ hơn tháng trước, có một học sinh đến Văn Cung đề một bài thơ, nói là nguyên tác của một vị Đại Nho tên là Cao Bá Quát. Mấy lão già chúng ta hỏi mãi mới biết học sinh nọ nghe được danh thi ở Quan Lâm. Thế nên... bọn ta mới muốn đến đây để tìm hiểu thực hư.”
“Đúng vậy. Đúng vậy. Cao tiền bối quả thực là tài cao bắc đẩu. Tuy lão nhân gia không muốn nổi danh, nhưng thân là hậu bối, thiết nghĩ Cao đại Nho phải được thờ phụng, để kẻ hậu sinh ngày ngày khói hương cúng vái mới phải đạo. Văn Cung là Nho môn thánh địa, há lại có thể để tiên hiền vãng thánh chịu cảnh vô danh, tuyệt tác ở đời phải mai một?”
Viện trưởng Bạch Lộ thư viện lập tức hiểu ý, bắt đầu tung hứng.
Viện trưởng Cổ Xuyên thư viện cũng chớp lấy ngay thời cơ:
“Mấy lão già chúng ta cũng là sợ bậc đại Nho như Cao Bá Quát tiên sinh không người kế tục, tài học rơi vào tay kẻ vô học bất thuật, thành thử hành xử cũng có mấy phần lỗ mãng. Chúng ta vốn nghĩ là nếu truyền nhân của Cao Đại Nho thực có chân tài thực học thì sớm đã bước chân lên Nho đạo, tiến nhập Vụ Hải cùng tiên hiền sánh vai. Ai ngờ tiên sinh đây lại... ài. Cũng do mấy lão già chúng ta thiển cận.”
Nguyễn Đông Thanh không ngờ bọn họ lại nhún nhường, bao nhiêu đòn thế chuẩn bị tung ra cơ hồ đều đánh vào bịch bông, không chỗ phát lực.
Thế nhưng, nghe mấy lão viện trưởng giải thích, gã cũng không khỏi nhớ đến cái người thư sinh mình tình cờ gặp phải ngay trước cổng nhà học. Khi đó bị y nài nỉ đòi thơ quá, Nguyễn Đông Thanh hắn quả thực có đánh bạo đọc bừa một bài Tạp Thi Kỳ 3 của cụ Cao Bá Quát, lại bốc phét rằng thánh Quát là bậc đại Nho nào đó.
Bây giờ tốt...
Nho môn tìm đến cửa điều tra.
Bích Mặc tiên sinh hắng giọng, nói:
“Ra vậy. Xem ra chuyện này cũng là một hiểu nhầm.”
Bao Thành Tổ lúc này cũng cười hì hì, tiến lên một bước, nói bằng giọng lấy lòng:
“Chuyện hôm nay sáu đại thư viện chúng ta ắt sẽ cho tiên sinh một câu trả lời thích đáng. Không biết tiên sinh có thể nể tình mấy lão già chúng ta có lòng hiếu học, ban cho mấy lời của Cao Đại Nho được chăng?”
Nguyễn Đông Thanh nghĩ bụng nếu đã là một “hiểu nhầm” thì những lời lẽ hôm nay của gã đối với Nho môn quả thực có chút cay độc thật. Thế là Bích Mặc tiên sinh của chúng ta hắng giọng một cái, hỏi:
“Chuyện này cũng được thôi.”
Mấy tay viện trưởng lúc này nhìn nhau một cái, lại hỏi:
“Tiên sinh... không biết, có thể tặng một bài thơ dùng tân thoại giống như bài phú khi nãy hay không?”
“Tân thoại?”
Nguyễn Đông Thanh không khỏi lấy làm hồ nghi.
Kể từ khi đến Huyền Hoàng giới, hắn cơ hồ chỉ đọc sách dạy chữ của trẻ con, đối với thơ văn ở đây cơ hồ chẳng biết chút nào. Quan Lâm lại không quá trọng văn, nên cũng chẳng để tâm lắm.
Hiện tại, ngẫm kỹ lại, Nguyễn Đông Thanh mới cảm thấy là lạ.
Tiếng Việt hiện đại có một lượng lớn từ Hán – Việt, mà thơ cổ thì cũng chia ra làm thơ Hán – thơ Nôm. Thế nhưng ở Huyền Hoàng giới, ai cũng dùng tiếng Việt để nói chuyện giống hắn, vậy thì từ Hán – Việt là ở đâu ra?
Ở đây hẳn là không có ngàn năm Bắc thuộc.
Thế rồi, Nguyễn Đông Thanh chợt nghĩ đến một khả năng.
“Chẳng nhẽ từ trước đến giờ ở Huyền Hoàng giới chỉ có thơ chữ Hán, chưa có thơ chữ Nôm, hay thơ bằng tân thoại. Thế nên ban nãy mình mượn tạm bài phú Nôm của cụ Phan Bội Châu mấy người này mới kinh ngạc đến thế?”
Những lần trước đọc thơ, hắn đều đọc thơ chữ Hán, thành thử những người xung quanh cũng không có phản ứng gì thái quá.
Nguyễn Đông Thanh nghĩ thông chuyện này, gật đầu một cái, nói:
“Vậy tại hạ xin mạn phép đọc, thơ tên ‘Hơn nhau một chữ thì’:
Chẳng lưu lạc dễ trải mùi trần thế,
Còn trần ai khôn tỏ mặt công hầu.
Ngất ngưởng thay con Tạo khéo cơ cầu,
Muốn đại nhiệm hãy dìm cho lúng túng.
Thân hệ bang gia chung hữu dụng,
Thiên sinh hào kiệt bất ưng hưu.
Hãy bền lòng, chớ chút oán vưu,
Thời chí hĩ, ngư long biến hoá.
Thôi đã biết cùng thông là mệnh cả,
Cũng đừng đem hình dịch lại cầu chi.
Hơn nhau cũng một chữ thì.”
Mấy tên Bao Thành Tổ nghe mà mừng húm, vội vàng tự lấy giấy mực, thi triển thần thông chép lại bài thơ mà gã vừa đọc. Kế đến lại cho người nổi nhạc trải đường, tiễn Nguyễn Đông Thanh về tận ngọn núi vô danh có Lão Thụ cổ viện.
oOo
Dãy Hoàng Liên tung hoành tám vạn dặm, từ phía đông nam vắt qua Lục Trúc Hải, vươn tới tận biên giới giữa lục quốc. Mà ngọn núi cực đông của Hoàng Liên sơn mạch có tên là Thư Sơn.
Tương truyền, ba vạn năm trước, trên nhà học tại đỉnh núi đạo tổ Nho đạo: Văn Thánh Gia Cát Thủ Ngã đẩy thiên đạo huyền môn, tấu nhập đệ thập cảnh thành tựu đạo tổ, khai sinh Nho môn lục nghệ: Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số. Từ đó mà môn nhân trải khắp thiên hạ, Nho đạo vững vàng trở thành một trong Ngũ Lộ Triều Thiên.
Gia Cát Thủ Ngã nhận cả thảy sáu vị đệ tử, mỗi người được chân truyền cho một nghề. Sáu người này về sau chính là thủy tổ khai sơn của sáu thư viện lớn ở Huyền Hoàng giới.
Sau khi Văn Thánh tọa hóa, sáu đệ tử xây lại nhà học của sư phụ thành một tòa miếu đường nguy nga, dùng để đặt văn bia phụng thờ chư thánh, tọa trấn khí vận cho Nho môn.
Từ đó mà có Văn Cung.
Dần dần, thuận lý thành chương, Thư Sơn trở thành thánh địa trong mắt Nho sinh thiên hạ.
Lúc này, từ phương xa, có sáu bóng người ngự văn bảo xé gió mà tới, nhắm thẳng về phía Văn Cung, người nào người nấy đều mang vẻ mặt hớt hải gấp gáp, cơ hồ dùng đến cả sức lực bú sữa mẹ để ngự khí.
Ngoại trừ sáu lão viện trưởng thì còn ai khác vào đây nữa?
Sáu người lao vào Văn Cung, không dám chần chờ một khắc nào, vội vàng lấy bài thơ Nôm xin được của Nguyễn Đông Thanh ra treo một cách trang trọng lên chính đường.
Thơ vừa vào Văn Cung, tức thì Nho đạo cũng theo đó mà chấn động một cái. Một góc đại đạo vừa nãy sập xuống vì bài “Tỉnh quốc nhân phú” hiện tại cũng được khôi phục như ban đầu, không khác gì trước đây.
Sáu lão già cảm nhận được biến hóa của Nho đạo, bấy giờ mới đặt được tảng đá đè nặng trong lòng xuống, thở ra một hơi dài.
“Lần này đúng là tự lấy đá đập vào chân mà.”
Viện trưởng Kiêu Vân thư viện nói.
Bao Thành Tổ cũng lắc đầu, cười thảm.
Một bài “tân thoại phú” sinh ra, về lý mà nói không khác gì năm xưa thánh hiền mở ra binh đạo, sử đạo, vốn là có thể củng cố cho Nho đạo thêm phần vững chắc.
Thế nhưng, trước là bài “Tỉnh quốc dân phú” của Nguyễn Đông Thanh mang hàm ý công kích Nho đạo.
Sau là, bọn họ tự mình hiển hóa đại đạo ra trước mặt đối phương, không khác gì nghển cổ ra đón nhát chém của đao phủ.
Như vậy mới tạo thành kết quả Nho đạo chịu tổn thương, bị đánh sập mất một góc.
Viện trưởng Bạch Lộ thư viện nói:
“Cũng may mà Bích Mặc tiên sinh dường như không muốn phá vỡ cân bằng của Ngũ Lộ Triều Thiên, nếu không cũng đã không ban thưởng văn bảo cho chúng ta.”
Cả đám, bao gồm cả quán chủ Lam Ba thư quán, đều gật đầu.
Viện trưởng Cổ Xuyên thư viện bèn nói:
“Chư vị, thứ cho bản viện trưởng nói thẳng. Chuyện hôm nay chư vị định bàn giao thế nào với bên Đế Mộ?”
Bao Thành Tổ nói:
“Cái vị đại Nho Cao Bá Quát kia bảy tám phần là có thật. Chư vị chẳng nhẽ không nhận ra hồi nãy lúc Bích Mặc tiên sinh đọc bài thơ này, Nho đạo không hề có phản ứng gì? Phải đến lúc chúng ta đưa văn bảo về treo mới có tác dụng sao? Nếu y thực sự là nguyên tác, vậy lúc đọc thơ dưới Nho đạo, trước vãng thánh tiên hiền, hẳn là Nho đạo ta đã phải hồi phục rồi.”
Mấy người còn lại nghe cũng có lý, bèn gật gù.
Viện trưởng Thanh Hà thư viện nghe thế, lại nói tiếp:
“Bản lĩnh của người này chỉ sợ còn trên cả Đế Tôn, thậm chí có thể phân cao thấp với Vị Đó cũng chưa biết chừng. Thế nhưng y lại mặc kệ thế cuộc hiện giờ, xem ra cũng không phải đồng bọn của ma đầu Thế Tôn. Chúng ta cứ nhất quyết báo lại cho Nghiêm soái như vậy đi.”
“Được.”
“Ài. Lần này Nho môn chúng ta mất mặt đến thế, chắc hẳn là bốn phương phải dậy sóng một phen đây.”
Lúc này, quán chủ Lam Ba thư quán bỗng lên tiếng:
“Các vị, xin nghe tại...”
“Ngươi im miệng!”
Mấy tên viện trưởng còn lại cơ hồ đồng thanh gào lên. Tên quán chủ này vốn lên theo đường thừa kế, xưa nay có chịu ai nặng lời uy hiếp bao giờ? Thế là hắn tức giận hừ lạnh một cái, nghĩ bụng:
“Được. Các ngươi bảo ta im thì đừng có trách. Đọc bài phú ban nãy, Bích Mặc tiên sinh giống như biết chuyện năm xưa Thế Tôn bị phản bội, lẽ nào hắn chính là...”
Danh sách chương