Chương giao lưu và giải thích một vài thứ anh em có thể thắc mắc về truyện.
Chẳng là truyện cũng đã đi được hai trường thiên rồi (trường thiên thứ nhất là 78 chương đầu, nội dung chính là Võ Bảng hội/Mỹ Vị sơn trang; trường thiên thứ hai là từ chương 81 đến 171 (chương này là 180 cho ai đọc ở web nào đánh số sai), nội dung chính gồm thú triều/mỹ thực tiến vua và Thương Lan Kiếm Vực/sơ đấu Nho môn), nên nay tác tổng hợp lại một số câu hỏi, thắc mắc của các bạn beta readers trong một chương coi như là giao lưu nhẹ nhàng với anh em độc giả.
- Truyện sẽ không phi thăng hay đổi map đâu anh em nhé. Huyền Hoàng giới sẽ là chiến trường cuối cùng. Nguyên nhân thì tại mình cảm thấy việc phi thăng, tu luyện lại là tình tiết không cần thiết để phát triển cốt truyện mình muốn kể.
- Tại sao lại là lục nghệ mà không phải tứ nghệ? Nếu anh em còn nhớ thì trong truyện này Nho môn luyện lục nghệ gồm lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số (lễ nghĩa, âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp và toán học) chứ không phải bốn môn cầm kỳ thư họa vẫn hay được dùng đến trong truyện huyền huyễn, tiên hiệp khác.
Mình quan niệm là lục nghệ là các ngành học của các cụ ngày xưa, còn cầm kỳ thư họa là thuộc vào Nho môn bát nhã (hay tám thú chơi tao nhã của nhà Nho), đầy đủ là cầm kỳ thư họa thi tửu hoa trà. Hay nói nôm na thì cầm kỳ thư họa là đi net đá banh, trà chanh chém gió của các cụ nhà Nho ngày xưa. Nếu có xếp vào tứ nghệ thì cũng là dành cho ca cơ, kỹ nữ, tiểu thư khuê các học để cưới hỏi, hầu hạ các vị đại quan quý nhân, danh nhân tài tử mà thôi. Lấy ra áp cho đại đạo của xã hội phong kiến thì không ổn lắm. Nhưng rõ ràng cầm kỳ thư họa thì nổi tiếng hơn lục nghệ.
- Nhắc đến đây, thì có môn “số” của Nho môn cũng có nhắc đến cộng trừ nhân chia. Vì sao Lâm Phương Dung thấy Đỗ Thải Hà dùng số học lại kinh ngạc thì sau này sẽ có giải thích.
- Có thể anh em đã hoặc chưa biết, thì mình không tôn đạo nào cũng chả bài đạo nào. Mình đọc truyện Tàu thấy bên đấy nâng đạo dìm phật theo kiểu hơi vô liêm sỉ, nên nói rõ ra cho anh em biết trước là sẽ không có chuyện mình làm cái trò mình ghét.
Đạo môn trong truyện (tính những kẻ xuất hiện rồi) được lấy cảm hứng từ Ngũ Đấu Mễ đạo ở bên Tàu. Nếu ai đọc về nó rồi thì sẽ hiểu là một dạng... nói cho anh em dễ hình dung thì là giáo phái đa cấp thời cổ đại. Nho môn thì không nói, chủ yếu là về giới hủ Nho và lễ giáo ăn thịt người của bọn họ. Phật thì đến cỡ chương 19: x-20x gì đó mới xuất hiện, cơ mà cũng sẽ gần giống với Đạo, Nho ở trên. Mình lấy một chi phái, khía cạnh của đạo để đưa vào truyện chứ không phải toàn bộ.
Một cái nữa phải nói là tuy "ở đâu cũng có người nọ người kia", nhưng bối cảnh hiện tại của truyện là sau Phản Thiên Chi Chiến thì đa số các "nhà cầm quyền" của các đạo chủ yếu thuộc loại tiểu nhân, hiểu nôm na là thời buổi "Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều". Quân tử vì vậy mà đa số ở ẩn hoặc đi trốn, mãi về sau mới bắt đầu xuất hiện.
- Nhắc lại cho anh em biết: người ta hiểu lầm thằng Thanh là vip pro boss cuối thôi chứ nó là thằng phàm nhân một trăm phần trăm nhé. Dính một đòn của tu luyện giả là lên nóc tủ nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân luôn. Thế nên lúc nào hắn cũng có pet đi cùng để bảo kê là vậy. Hồng Vân và đám pet biết, nhưng đối nội (với đám đệ tử) và đối ngoại (với người ko thuộc cổ viện) đều cố tình diễn để lừa tình cả. Và đám pet càng bố láo, càng hống hách thì thằng Thanh nó càng an toàn, do hành vi của đám pet khiến người ta dè chừng cẩn trọng hơn khi đối mặt với thằng gà nhất truyện từ đầu đến giờ. Mình nghĩ cái này mình đã viết rất rõ, thế nhưng vẫn có người thấy thắc mắc, nên tổng hợp lại vào một chương trả lời anh em luôn.
- Cái này đã có giải đáp ở phần bình luận, nhưng sẽ nói lại luôn:
Người ở Huyền Hoàng giới coi những bài thơ thằng Thanh mượn là nó làm, nên chẳng buồn ghi lại nguyên tác giả dù hắn đã giải thích rã họng ra rồi. Thế nên trừ tên và nội dung bài thơ, tất cả những bài nó đã đọc từ đầu truyện đến giờ đều bị người ta truyền miệng dưới cái tên Bích Mặc tiên sinh cả. Những bài này mình chọn không nằm trong chương trình phổ thông, nên dám cá nếu mình không đưa tên tác giả thì chắc cũng ít người nhận ra là thơ chữ Hán do người Việt mình làm.
Ngoài ra từ đầu truyện đến giờ, thơ văn dùng trong truyện phần lớn nếu không phải mình tự bêu xấu làm đại vài câu để nhét vào mồm nhân vật (chủ yếu là người ở Huyền Hoàng giới) thì đều là thơ của người Việt cả. Nhân đây cũng thay lời muốn nói / chứng minh ấy là thơ văn trung đại Việt Nam rất nhiều bài hay, ấn tượng, hoàn toàn có thể là nguồn tư liệu sáng tác dồi dào cho tác giả.
- Trường thiên thứ ba sẽ có Phật môn xuất hiện và giới thiệu thêm ít nhất 1 đứa đệ tử nữa. Trường thiên này cũng sẽ đánh dấu việc đám người cổ viện, nhất là Thanh, bắt đầu có hành động trực tiếp và có ý thức hơn để gây ảnh hưởng tới chính trị của Huyền Hoàng giới.
- Cuối cùng thì cũng mong bà con đừng đọc lướt quá, vì nhóm tác chôn khá nhiều bom và manh mối dẫn đến kho báu rải rác khắp truyện. Nhiều tiểu tiết đọc lướt không để ý thì nhẹ là bỏ lỡ tình tiết quan trọng, nặng là dẫm bom rồi hiểu nhầm, hiểu sai hoàn toàn nội dung đấy.
Ví dụ như cái arc Võ Bảng hội ấy, người của Thiên Cơ các mở miệng nói thì lúc nào cũng "đề cao công bằng liêm chính", nhưng hành động thì một là thúc đẩy khác biệt giữa giai cấp thống trị (tu luyện giả) và giai cấp bị trị (phàm nhân), hai là "nhắm một mắt, mở một mắt" cho các phe phái làm trò, thăm dò thế lực cổ viện, thậm chí phái cả người trực tiếp tự thăm dò hết lần này đến lần khác. Mấy cái này đều là cố tình sắp xếp cả, tình tiết rải thảm cài cắm suốt từ lúc đám đồ đệ đặt chân đến Tây An cho đến khi Võ Bảng hội kết thúc, chỉ không viết rõ hẳn ra thôi.
Hay thậm chí cái thiết kế hội trường của Thiên Cơ các và trang phục, trang sức của Hàn Giáng Tuyết giống với Hồng Vân thực ra cũng là manh mối chôn xuống để sau sẽ có lúc đào lên. Nhìn chung là không có tình tiết nào thừa thãi để câu chữ kéo chương đâu, tình tiết có nhỏ đến mấy mà bọn mình viết vào thì đều có chuẩn bị phục bút cả đấy.
Vậy thôi, chào anh em, hi vọng anh em tiếp tục đề cử, thích và bình luận giao lưu với bọn mình.
Ps: Nay chương đặc biệt nên thử đăng giờ khác biệt xem sao.
Chẳng là truyện cũng đã đi được hai trường thiên rồi (trường thiên thứ nhất là 78 chương đầu, nội dung chính là Võ Bảng hội/Mỹ Vị sơn trang; trường thiên thứ hai là từ chương 81 đến 171 (chương này là 180 cho ai đọc ở web nào đánh số sai), nội dung chính gồm thú triều/mỹ thực tiến vua và Thương Lan Kiếm Vực/sơ đấu Nho môn), nên nay tác tổng hợp lại một số câu hỏi, thắc mắc của các bạn beta readers trong một chương coi như là giao lưu nhẹ nhàng với anh em độc giả.
- Truyện sẽ không phi thăng hay đổi map đâu anh em nhé. Huyền Hoàng giới sẽ là chiến trường cuối cùng. Nguyên nhân thì tại mình cảm thấy việc phi thăng, tu luyện lại là tình tiết không cần thiết để phát triển cốt truyện mình muốn kể.
- Tại sao lại là lục nghệ mà không phải tứ nghệ? Nếu anh em còn nhớ thì trong truyện này Nho môn luyện lục nghệ gồm lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số (lễ nghĩa, âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp và toán học) chứ không phải bốn môn cầm kỳ thư họa vẫn hay được dùng đến trong truyện huyền huyễn, tiên hiệp khác.
Mình quan niệm là lục nghệ là các ngành học của các cụ ngày xưa, còn cầm kỳ thư họa là thuộc vào Nho môn bát nhã (hay tám thú chơi tao nhã của nhà Nho), đầy đủ là cầm kỳ thư họa thi tửu hoa trà. Hay nói nôm na thì cầm kỳ thư họa là đi net đá banh, trà chanh chém gió của các cụ nhà Nho ngày xưa. Nếu có xếp vào tứ nghệ thì cũng là dành cho ca cơ, kỹ nữ, tiểu thư khuê các học để cưới hỏi, hầu hạ các vị đại quan quý nhân, danh nhân tài tử mà thôi. Lấy ra áp cho đại đạo của xã hội phong kiến thì không ổn lắm. Nhưng rõ ràng cầm kỳ thư họa thì nổi tiếng hơn lục nghệ.
- Nhắc đến đây, thì có môn “số” của Nho môn cũng có nhắc đến cộng trừ nhân chia. Vì sao Lâm Phương Dung thấy Đỗ Thải Hà dùng số học lại kinh ngạc thì sau này sẽ có giải thích.
- Có thể anh em đã hoặc chưa biết, thì mình không tôn đạo nào cũng chả bài đạo nào. Mình đọc truyện Tàu thấy bên đấy nâng đạo dìm phật theo kiểu hơi vô liêm sỉ, nên nói rõ ra cho anh em biết trước là sẽ không có chuyện mình làm cái trò mình ghét.
Đạo môn trong truyện (tính những kẻ xuất hiện rồi) được lấy cảm hứng từ Ngũ Đấu Mễ đạo ở bên Tàu. Nếu ai đọc về nó rồi thì sẽ hiểu là một dạng... nói cho anh em dễ hình dung thì là giáo phái đa cấp thời cổ đại. Nho môn thì không nói, chủ yếu là về giới hủ Nho và lễ giáo ăn thịt người của bọn họ. Phật thì đến cỡ chương 19: x-20x gì đó mới xuất hiện, cơ mà cũng sẽ gần giống với Đạo, Nho ở trên. Mình lấy một chi phái, khía cạnh của đạo để đưa vào truyện chứ không phải toàn bộ.
Một cái nữa phải nói là tuy "ở đâu cũng có người nọ người kia", nhưng bối cảnh hiện tại của truyện là sau Phản Thiên Chi Chiến thì đa số các "nhà cầm quyền" của các đạo chủ yếu thuộc loại tiểu nhân, hiểu nôm na là thời buổi "Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều". Quân tử vì vậy mà đa số ở ẩn hoặc đi trốn, mãi về sau mới bắt đầu xuất hiện.
- Nhắc lại cho anh em biết: người ta hiểu lầm thằng Thanh là vip pro boss cuối thôi chứ nó là thằng phàm nhân một trăm phần trăm nhé. Dính một đòn của tu luyện giả là lên nóc tủ nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân luôn. Thế nên lúc nào hắn cũng có pet đi cùng để bảo kê là vậy. Hồng Vân và đám pet biết, nhưng đối nội (với đám đệ tử) và đối ngoại (với người ko thuộc cổ viện) đều cố tình diễn để lừa tình cả. Và đám pet càng bố láo, càng hống hách thì thằng Thanh nó càng an toàn, do hành vi của đám pet khiến người ta dè chừng cẩn trọng hơn khi đối mặt với thằng gà nhất truyện từ đầu đến giờ. Mình nghĩ cái này mình đã viết rất rõ, thế nhưng vẫn có người thấy thắc mắc, nên tổng hợp lại vào một chương trả lời anh em luôn.
- Cái này đã có giải đáp ở phần bình luận, nhưng sẽ nói lại luôn:
Người ở Huyền Hoàng giới coi những bài thơ thằng Thanh mượn là nó làm, nên chẳng buồn ghi lại nguyên tác giả dù hắn đã giải thích rã họng ra rồi. Thế nên trừ tên và nội dung bài thơ, tất cả những bài nó đã đọc từ đầu truyện đến giờ đều bị người ta truyền miệng dưới cái tên Bích Mặc tiên sinh cả. Những bài này mình chọn không nằm trong chương trình phổ thông, nên dám cá nếu mình không đưa tên tác giả thì chắc cũng ít người nhận ra là thơ chữ Hán do người Việt mình làm.
Ngoài ra từ đầu truyện đến giờ, thơ văn dùng trong truyện phần lớn nếu không phải mình tự bêu xấu làm đại vài câu để nhét vào mồm nhân vật (chủ yếu là người ở Huyền Hoàng giới) thì đều là thơ của người Việt cả. Nhân đây cũng thay lời muốn nói / chứng minh ấy là thơ văn trung đại Việt Nam rất nhiều bài hay, ấn tượng, hoàn toàn có thể là nguồn tư liệu sáng tác dồi dào cho tác giả.
- Trường thiên thứ ba sẽ có Phật môn xuất hiện và giới thiệu thêm ít nhất 1 đứa đệ tử nữa. Trường thiên này cũng sẽ đánh dấu việc đám người cổ viện, nhất là Thanh, bắt đầu có hành động trực tiếp và có ý thức hơn để gây ảnh hưởng tới chính trị của Huyền Hoàng giới.
- Cuối cùng thì cũng mong bà con đừng đọc lướt quá, vì nhóm tác chôn khá nhiều bom và manh mối dẫn đến kho báu rải rác khắp truyện. Nhiều tiểu tiết đọc lướt không để ý thì nhẹ là bỏ lỡ tình tiết quan trọng, nặng là dẫm bom rồi hiểu nhầm, hiểu sai hoàn toàn nội dung đấy.
Ví dụ như cái arc Võ Bảng hội ấy, người của Thiên Cơ các mở miệng nói thì lúc nào cũng "đề cao công bằng liêm chính", nhưng hành động thì một là thúc đẩy khác biệt giữa giai cấp thống trị (tu luyện giả) và giai cấp bị trị (phàm nhân), hai là "nhắm một mắt, mở một mắt" cho các phe phái làm trò, thăm dò thế lực cổ viện, thậm chí phái cả người trực tiếp tự thăm dò hết lần này đến lần khác. Mấy cái này đều là cố tình sắp xếp cả, tình tiết rải thảm cài cắm suốt từ lúc đám đồ đệ đặt chân đến Tây An cho đến khi Võ Bảng hội kết thúc, chỉ không viết rõ hẳn ra thôi.
Hay thậm chí cái thiết kế hội trường của Thiên Cơ các và trang phục, trang sức của Hàn Giáng Tuyết giống với Hồng Vân thực ra cũng là manh mối chôn xuống để sau sẽ có lúc đào lên. Nhìn chung là không có tình tiết nào thừa thãi để câu chữ kéo chương đâu, tình tiết có nhỏ đến mấy mà bọn mình viết vào thì đều có chuẩn bị phục bút cả đấy.
Vậy thôi, chào anh em, hi vọng anh em tiếp tục đề cử, thích và bình luận giao lưu với bọn mình.
Ps: Nay chương đặc biệt nên thử đăng giờ khác biệt xem sao.
Danh sách chương