Buổi tối, sau khi ăn tối xong, Lâm Hải tính cho mấy đứa nhỏ về viện của mình nghỉ ngơi sớm. Dù gì hắn và nương tử cũng l mới xa nhau cả bảy ngày, cần hảo hảo tâm sự một chút để thỏa nỗi nhớ nhung. Tuy nói nương tử về từ hôm qua, nhưng lúc đó nương tử mệt nhọc đường xa mới về, lại nói hôm nay Lâm Hải hắn cả ngày ở bên ngoài, tới bây giờ mới được gần nương tử.
Thế nhưng mấy đứa nhóc không hiểu nỗi lòng người cha là hắn đây, cứ quấn lấy kể chuyện ở An Sơn huyện, rồi đến chuyện tết nguyên tiêu sắp tới.
Lòng Lâm Hải khá là sốt ruột, mấy đứa nhỏ thế nào mà có nhiều chuyện để bàn thế.
Mất hơn một canh giờ Mẫn Trúc cùng các ca ca huyên náo mệt mới tính giải tán. Lâm Hải vui mừng trong lòng, thế nhưng còn chưa kịp vui được bao lâu thì Trương Võ lên tiếng.
"Nghĩa phụ, con có chuyện muốn cầu người chấp thuận", Trương Võ trên mặt có chút khẩn trương.
Mẫn Trúc nhìn Trương Võ cười khích lệ, nàng biết tứ ca muốn cầu cha cái gì rồi.
Trương Võ thấy muội muội nhìn mình cổ vũ thì quyết tâm hơn.
Lâm Hải tuy hơi không vui một chút về mấy đứa bé không thức thời này. Nhưng con có chuyện cầu, người làm cha như hắn không thể không nghe xem thử là chuyện gì được.
Lâm Hải nhẹ giọng hỏi:" con muốn cầu ta cái gì?"
Trương Võ chắp tay hành lễ nói:" Nghĩa phụ, con muốn đi học võ ở chỗ Vương bộ đầu, cầu xin người chấp thuận".
Lâm Hải có chút ngạc nhiên, như thế nào mới đi mấy ngày về lại muốn học võ rồi? Kỳ thực Lâm Hải chưa biết chuyện chiều nay nên mới nghĩ ở An Sơn huyện có gì kích động Trương Võ lại muốn tập võ.
Lâm Hải nhìn Trương Võ hỏi:" con thực sự là muốn học võ sao?"
Trương Võ kiên định gật đầu:" dạ, con muốn chính mình trở nên mạnh mẽ hơn, để có thể bảo vệ tốt người nhà".
Lâm Hải trầm tư một lát rồi nói:" học võ cũng tốt, trước không nói đến chuyện bảo vệ người nhà thì cũng tốt cho thân thể con. Ngày mai ta sẽ hỏi Vương bộ đầu xem hắn có đồng ý dạy con không rồi tính tiếp".
Mẫn Trúc lúc này mới nói:" Cha, con thấy không bằng để các ca ca cùng học. Tuy nói đọc sách là quan trọng, nhưng ra ngoài có chút công phu phòng thân cũng tốt".
Lâm Hải nhìn mấy đứa con trai hỏi:" Các con ai muốn học võ thì có thể học, cũng là tốt cho sức khỏe".
Mấy đứa nhỏ lại túm tụm bàn bạc xem có nên học võ gay không. Thế mà tới đầu giờ hợi mới quyết định là tất cả cùng nhau học. Lâm Hải ở lại chính phòng chờ mấy đứa nhỏ bàn bạc, Dương thị đã về viện ngủ trước một lúc lâu rồi. Tự nhiên hôm nay Lâm Hải cứ có cảm giác là mấy đứa con của hắn cố tình ở lại lâu như vậy. Hại hắn không được ăn thịt rồi...
Chiều ngày hôm sau, Lâm Hải trở về hậu viện theo sau còn có hai huynh đệ Vương bộ đầu.
Hai huynh đệ Vương gia cũng có chút bất ngờ khi mà Lâm huyện lệnh hỏi có nguyện ý dạy võ cho mấy công tử không. Tuy bất ngờ nhưng họ vẫn vui vẻ nhận lời Lâm đại nhân, dù sao mỗi tháng có thêm năm lượng bạc để phụ giúp trong nhà cũng tốt lắm.
Tuy rằng huynh đệ họ Vương võ nghệ tuy không phải là xưng nhất xưng nhì trong giới võ lâm, nhưng tuyệt cũng không kém cỏi.
Lâm Hải sai Ngạn Ân đi mời mấy công tử tới chính phòng nhận sư phụ.
Qua một khắc, bốn nhi tử và một chất chi đã tới. Lâm Hải hướng ánh mắt về phía huynh đệ Vương gia giới thiệu:" Đây là hai vị Vương bộ đầu, hai người họ đã đồng ý dạy các con luyện công phu, mấy đứa mau dâng trà lạy sư phụ".
Ngạn Ân nhanh tay lẹ chân bưng năm ly trà đưa cho năm vị công tử. Đầu tiên là kính trà Vương Tam Sinh, sau đó lại kính trà Vương Bảo Sinh.
Sau khi kính trà, giới thiệu tên, Vương Tam Sinh mới nói:" Dương Trí, Cẩn Minh là có chút lớn, xương cốt sẽ không mềm dẻo. Vì vậy việc tập luyện sẽ vất vả một chút, hai người đừng vì vậy mà nản lòng".
Lâm Hải nghe vậy thì nói:" Vương bộ đầu, Dương Trí và Cẩn Minh là học võ rèn luyện thân thể thôi, ngươi cũng không cần gây áp lực cho chúng quá. Dù sao thì Dương Trí và Cẩn Minh cũng xác định là theo nghiệp đèn sách rồi".
Vương Tam Sinh nghe xong cũng hiểu được nên gật đầu đáp ứng.
Buổi tối mấy nam nhân ở chính phòng ăn uống.
Vì có nam khách nên Dương thị và Mẫn Trúc ăn ở trong viện của phu thê Lâm Hải. Dù gì nhà họ bây giờ cũng là quan gia, không thể quá mức tùy ý.
Mẫn Trúc ngồi bồi nương nàng nói chuyện, qua một lúc Mẫn Trúc nói:" Nương, lúc trước con tính xây thêm một viện tại đây, nhưng giờ con nghĩ tiền lợi nhuận năm ngoái chúng ta có thể mua thôn trang ngay ngoài phủ thành. Sau này chúng ta cho trồng hoa và dược liệu để con nghiên cứu, người thấy như vậy được không?"
Dương thị nghe khuê nữ nói thì cũng động tâm, phải biết rằng mua thôn trang thì sẽ là của mình, còn xây viện ở đây tuy nói chỉ chịu nửa số bạc, nhưng sau này cũng không biết là tướng công nàng sẽ được điều đi đâu làm quan. Như vậy không phải là bỏ bạc lãng phí sao? Dương thị gật đầu nói với Mẫn Trúc:" Chuyện này một mình nương không quyết định được. Đợi cha con về ta sẽ bàn với cha con".
Mẫn Trúc đáp vâng rồi lại hỏi chuyện thêu thùa, xiêm y mùa hè. Chuyện mua thôn trang đúng là phải hỏi ý cha nàng, mà Mẫn Trúc cũng không vội vàng.
Hai nương con đang thảo luận chuyện chọn cửa hàng nào may xiêm y mùa hè thì Lâm Hải bước vào. Mẫn Trúc hôm nay lại rất thức thời, dẫn theo Xuân Trà hành lễ với cha nương rồi về viện của mình.
Lâm Hải cho mấy nha hoàn và Ngạn Ân đi nghỉ ngơi, hai phu thê cũng vào phòng ngủ. Sau khi rửa mặt, thay xiêm y, vừa nằm trên giường Lâm Hải đã ôm chầm lấy Dương thị, tay bắt đầu không thành thật. Dương thị bị Lâm Hải hôn rồi sờ loạn làm cho chống đỡ không kịp.
Dương thị vẫn còn muốn bàn với Lâm Hải chuyện mua thôn trang nên vội nói:" Chàng đợi mộ chút, ta có chuyện muốn bàn với chàng".
Lâm Hải bây giờ trong mắt toàn dục vọng, nào còn tâm trí mà bạn chuyện, khẽ thổi hơi vào tai Dương thị nói:" Đợi chúng ta xong việc, nàng muốn bàn gì cũng được".
Dương thị nghe trượng phu nói vậy thì đỏ mặt, đẩy nhẹ Lâm Hải một cái, sau đó là hết sức phối hợp với trượng phu.
Một vòng hoan ái qua đi, Dương thị thấy Lâm Hải cũng chưa muốn ngủ nên nói:" Chàng thấy chúng ta mua thôn trang gần phủ thành rồi trực tiếp trồng hoa và thảo dược làm hương liệu được không?"
Lâm Hải ôm nương tử nói:" Ta cũng đang nghĩ đến việc mua thôn trang, dù sao thì huyện nha cũng không phải của chúng ta, muốn xây cất gì cũng khó, lại nói không biết ta nhậm chức ở đây bao lâu".
Dương thị nói:"Vậy để mai ta nhắn Dương Thiên qua đây, nhờ hắn tìm giúp thôn trang".
Lâm Hải gật đầu nói:" Nàng chỉ cần nói Dương Thiên nghiên cứu xem đất ở nơi nào tốt, không nhất thiết là thôn trang có sẵn, còn lại thì để ta lo".
Dương thị mỉm cười nói:" Đã biết, huyện lệnh lão gia".
Lâm Hải híp híp đôi mắt hoa đào nhìn nương tử. Mấy năm nay không phải làm việc nặng nhọc, lại biết bảo dưỡng, trông Dương thị trẻ ra không ít, nhìn vẫn như chỉ hai tư, hai lăm tuổi.
Lâm Hải nhìn nơi đẫy đà của Dương thị, tâm lại động, lật người đè lên nương tử, một vòng hoan ái mới bắt đầu.
Mẫn Trúc trở về viện cũng chưa đi ngủ ngay, dù sao cũng mới giờ tuất nên nàng cùng ba nha hoàn ngồi nói chuyện phiếm.
Thu Trà sau mấy tháng ở đây có vẻ lanh lợi hơn, đã bớt đi vẻ nhú nhát hồi mới tới.
Xuân Trà thì tính tình điềm đạm, chính chắn, rất có phong thái của đại nha hoàn.
Hạ Trà thông minh, miệng cũng dẻo, nàng ta đi tới đâu cũng làm cho mấy bà tử vui vẻ. Rất được các bà tử ma ma trong phủ yêu thích. Hạ Trà cùng Thi Họa cũng khá thân thiết.
Mẫn Trúc cùng các nàng đang nói chuyện thì Thi Thư cùng Thi Họa cũng lại đây.
Hạ Trà nhanh miệng hỏi:" Hai vị tỷ tỷ không hầu hạ lão gia phu nhân sao mà tới đây".
Thi Thư cười cười nói:" Là lão gia cho bốn tỷ muội chúng ta đi nghỉ sớm, lão gia và phu nhân có chuyện cần bàn bạc. Cầm tỷ tỷ thì muốn may cho xong bộ quần áo cho đệ tỷ ấy, Kì tỷ tỷ thì đang đan túi lưới. Hai người chúng ta rảnh rỗi, nên qua tìm tiểu thư hỏi chút bài tập".
Hạ Trà à một tiếng rồi nói:" Tiểu thư vẫn đang ở đây, hai vị tỷ tỷ muốn hỏi gì?"
Thị Họa lúc này cười cười đưa một quyển tập mỏng cho Mẫn Trúc nói:" Tiểu thư, đây là tam công tử dạy cho Tín Tứ, rồi hắn lại chỉ lại cho chúng nô tỳ, người xem có chữ nào chúng nô tỳ viết sai không?"
Mẫn Trúc mỉm cười nhận lấy tập, nhẹ nhàng mở ra xem, sau đó nói:" chữ tuy có chút xấu, nhưng cũng có thể nhìn ra, cũng có một ít chữ sai. Ngày mai ta sẽ sửa rồi đưa lại cho hai vị tỷ tỷ".
Thi Thư, Thi Họa khụy gối cảm ơn Mẫn Trúc, sau đó ngồi chung với mọi người nói chuyện về cuộc sống ở quê nhà trước đây.
Mẫn Trúc chỉ lẳng lặng nghe, thỉnh thoảng hỏi một hai câu.
Xuân Trà đối với Mẫn Trúc là hết sức cẩn thận chăm sóc. Tuy nói năm nay Mẫn Trúc mới bảy tuổi, nhưng Xuân Trà cứ có cảm giác Mẫn Trúc rất hiểu chuyện. Hành động, cử chỉ có đôi khi rất trẻ con, nhưng suy nghĩ và lời nói lại có vẻ còn lớn hơn cả nàng ta.
Mẫn Trúc nghe mọi người nói về gia đình các nàng mới biết, quê nhà của các nàng đều là xa thị trấn, huyện thành, chính xác hơn thì là các vùng núi. Nơi đó đất trồng trọt ít, mọi người ăn bữa nay lo bữa mai, bần cùng mà con đông thì cũng phải cắn răng mà bán con đi để lo kế sinh nhai thôi.
Lúc này, Tín Ngũ mang một bọc đồ tời đưa cho Mẫn Trúc nói:" Tiểu thư, tứ công tử nói nô tài chuyển bao đồ này cho người, tứ công tử có nhắn với nô tài là sáng mai đầu giờ mão hai vị Vương bộ đầu sẽ tới dạy võ".
Mẫn Trúc gật đầu nói đã biết rồi cho Tín Ngũ về nghỉ ngơi.
Mấy nha hoàn cũng đứng dậy cáo lui. Xuân Trà chăm sóc Mẫn Trúc nghỉ ngơi, lại nghe trước khi ra khỏi phòng Mẫn Trúc dặn:" ngày mai trước giờ Mão khoảng hai khắc tỷ gọi ta dậy".
Xuân Trà đáp:" vâng" sau đó đóng cửa phòng ngủ rồi lui ra.
Đầu giờ mão hôm sau, Vương Tam Sinh và Vương Bảo Sinh như đúng hẹn tới phủ nha dạy cho các công tử nhà huyện lệnh đại nhân luyên công.
Dương Trí, Cẩn Minh luyện có chút khổ cực hơn vì cả hai đều đã trưởng thành, xương cốt cũng đã cứng lại.
Trương Văn, Cẩn Tuệ thì khá hơn một chút.
Vương Tam Sinh nhìn Trương Võ gật gù, tuy có hơi trễ, nhưng cũng mới chín tuổi, vẫn còn rèn luyện được.
Sau đó nhìn qua một tiểu nữ hài đang bận đồ của nam hài, biểu tình nghiêm túc đứng tấn. Vương Tam Sinh có chút không nói nên lời.
Vâng, vị tiểu nữ hài đó chính là Mẫn Trúc.
Tối hôm qua Tín Ngũ là đưa đồ của Trương Võ cho Mẫn Trúc mượn.
Tuy Vương Tam Sinh không phải là không muốn dạy Mẫn Trúc. Nhưng nàng là nữ hài, lại nói vị tiểu thư này là hòn ngọc quý của Lâm huyện lệnh. Lỡ như không may để tiểu tổ tông này bị thương thì hắn chạy cũng không thoát tội đâu.
Nhưng tiểu thư người ta muốn học, lại học rất nghiêm túc. Huynh đệ Vương Tam Sinh cũng không dám nói không dạy nữ hài. Cho nên cuối cùng, sau buổi sáng ngày hôm đó, Mẫn Trúc của chúng ta cũng cứ thế phát huy. Mỗi đầu giờ mão cùng biểu ca và các ca ca luyện võ một canh giờ.
Vì bốn ca ca cùng biểu ca còn phải đi học đường, cho nên buổi sáng học một canh giờ, buổi tối tiếp tục học thêm một canh giờ nữa.
Tuy rằng việc học võ này không phải là bắt buộc, nhưng ai cũng hết sức nghiêm túc. Mấy ngày đầu đứng tấn, trời giữa tháng một vẫn còn khá lạnh, mấy huynh muội Mẫn Trúc đúng là chịu không ít khổ.
Qua hơn mười ngày, thời tiết vẫn lạnh như vậy, nhưng mọi người cũng tập quen dần nên việc học võ có vẻ dễ chịu hơn một chút.
Dương thị cũng rất săn sóc trượng phu và con cháu. Biết mọi người làm việc, học hành bận rộn nên làm thức ăn tăng cường khí huyết thường xuyên cho mọi người. Có một số món như canh xương, canh cá là do Mẫn Trúc thực hành một vài lần, sau đó để cho nhà bếp nấu. Mấy món canh cá lại rất được mọi người hoan nghênh.
Vì trước đây mọi người đều rấ sợ ăn cá, vị khá tanh. Nhưng Mẫn Trúc sơ chế chúng rất công phu, nên vị tanh hầu như không còn, mà nước canh rất thơm, vị canh thanh ngọt làm mọi người không ngừng khen ngon.
Thế nhưng mấy đứa nhóc không hiểu nỗi lòng người cha là hắn đây, cứ quấn lấy kể chuyện ở An Sơn huyện, rồi đến chuyện tết nguyên tiêu sắp tới.
Lòng Lâm Hải khá là sốt ruột, mấy đứa nhỏ thế nào mà có nhiều chuyện để bàn thế.
Mất hơn một canh giờ Mẫn Trúc cùng các ca ca huyên náo mệt mới tính giải tán. Lâm Hải vui mừng trong lòng, thế nhưng còn chưa kịp vui được bao lâu thì Trương Võ lên tiếng.
"Nghĩa phụ, con có chuyện muốn cầu người chấp thuận", Trương Võ trên mặt có chút khẩn trương.
Mẫn Trúc nhìn Trương Võ cười khích lệ, nàng biết tứ ca muốn cầu cha cái gì rồi.
Trương Võ thấy muội muội nhìn mình cổ vũ thì quyết tâm hơn.
Lâm Hải tuy hơi không vui một chút về mấy đứa bé không thức thời này. Nhưng con có chuyện cầu, người làm cha như hắn không thể không nghe xem thử là chuyện gì được.
Lâm Hải nhẹ giọng hỏi:" con muốn cầu ta cái gì?"
Trương Võ chắp tay hành lễ nói:" Nghĩa phụ, con muốn đi học võ ở chỗ Vương bộ đầu, cầu xin người chấp thuận".
Lâm Hải có chút ngạc nhiên, như thế nào mới đi mấy ngày về lại muốn học võ rồi? Kỳ thực Lâm Hải chưa biết chuyện chiều nay nên mới nghĩ ở An Sơn huyện có gì kích động Trương Võ lại muốn tập võ.
Lâm Hải nhìn Trương Võ hỏi:" con thực sự là muốn học võ sao?"
Trương Võ kiên định gật đầu:" dạ, con muốn chính mình trở nên mạnh mẽ hơn, để có thể bảo vệ tốt người nhà".
Lâm Hải trầm tư một lát rồi nói:" học võ cũng tốt, trước không nói đến chuyện bảo vệ người nhà thì cũng tốt cho thân thể con. Ngày mai ta sẽ hỏi Vương bộ đầu xem hắn có đồng ý dạy con không rồi tính tiếp".
Mẫn Trúc lúc này mới nói:" Cha, con thấy không bằng để các ca ca cùng học. Tuy nói đọc sách là quan trọng, nhưng ra ngoài có chút công phu phòng thân cũng tốt".
Lâm Hải nhìn mấy đứa con trai hỏi:" Các con ai muốn học võ thì có thể học, cũng là tốt cho sức khỏe".
Mấy đứa nhỏ lại túm tụm bàn bạc xem có nên học võ gay không. Thế mà tới đầu giờ hợi mới quyết định là tất cả cùng nhau học. Lâm Hải ở lại chính phòng chờ mấy đứa nhỏ bàn bạc, Dương thị đã về viện ngủ trước một lúc lâu rồi. Tự nhiên hôm nay Lâm Hải cứ có cảm giác là mấy đứa con của hắn cố tình ở lại lâu như vậy. Hại hắn không được ăn thịt rồi...
Chiều ngày hôm sau, Lâm Hải trở về hậu viện theo sau còn có hai huynh đệ Vương bộ đầu.
Hai huynh đệ Vương gia cũng có chút bất ngờ khi mà Lâm huyện lệnh hỏi có nguyện ý dạy võ cho mấy công tử không. Tuy bất ngờ nhưng họ vẫn vui vẻ nhận lời Lâm đại nhân, dù sao mỗi tháng có thêm năm lượng bạc để phụ giúp trong nhà cũng tốt lắm.
Tuy rằng huynh đệ họ Vương võ nghệ tuy không phải là xưng nhất xưng nhì trong giới võ lâm, nhưng tuyệt cũng không kém cỏi.
Lâm Hải sai Ngạn Ân đi mời mấy công tử tới chính phòng nhận sư phụ.
Qua một khắc, bốn nhi tử và một chất chi đã tới. Lâm Hải hướng ánh mắt về phía huynh đệ Vương gia giới thiệu:" Đây là hai vị Vương bộ đầu, hai người họ đã đồng ý dạy các con luyện công phu, mấy đứa mau dâng trà lạy sư phụ".
Ngạn Ân nhanh tay lẹ chân bưng năm ly trà đưa cho năm vị công tử. Đầu tiên là kính trà Vương Tam Sinh, sau đó lại kính trà Vương Bảo Sinh.
Sau khi kính trà, giới thiệu tên, Vương Tam Sinh mới nói:" Dương Trí, Cẩn Minh là có chút lớn, xương cốt sẽ không mềm dẻo. Vì vậy việc tập luyện sẽ vất vả một chút, hai người đừng vì vậy mà nản lòng".
Lâm Hải nghe vậy thì nói:" Vương bộ đầu, Dương Trí và Cẩn Minh là học võ rèn luyện thân thể thôi, ngươi cũng không cần gây áp lực cho chúng quá. Dù sao thì Dương Trí và Cẩn Minh cũng xác định là theo nghiệp đèn sách rồi".
Vương Tam Sinh nghe xong cũng hiểu được nên gật đầu đáp ứng.
Buổi tối mấy nam nhân ở chính phòng ăn uống.
Vì có nam khách nên Dương thị và Mẫn Trúc ăn ở trong viện của phu thê Lâm Hải. Dù gì nhà họ bây giờ cũng là quan gia, không thể quá mức tùy ý.
Mẫn Trúc ngồi bồi nương nàng nói chuyện, qua một lúc Mẫn Trúc nói:" Nương, lúc trước con tính xây thêm một viện tại đây, nhưng giờ con nghĩ tiền lợi nhuận năm ngoái chúng ta có thể mua thôn trang ngay ngoài phủ thành. Sau này chúng ta cho trồng hoa và dược liệu để con nghiên cứu, người thấy như vậy được không?"
Dương thị nghe khuê nữ nói thì cũng động tâm, phải biết rằng mua thôn trang thì sẽ là của mình, còn xây viện ở đây tuy nói chỉ chịu nửa số bạc, nhưng sau này cũng không biết là tướng công nàng sẽ được điều đi đâu làm quan. Như vậy không phải là bỏ bạc lãng phí sao? Dương thị gật đầu nói với Mẫn Trúc:" Chuyện này một mình nương không quyết định được. Đợi cha con về ta sẽ bàn với cha con".
Mẫn Trúc đáp vâng rồi lại hỏi chuyện thêu thùa, xiêm y mùa hè. Chuyện mua thôn trang đúng là phải hỏi ý cha nàng, mà Mẫn Trúc cũng không vội vàng.
Hai nương con đang thảo luận chuyện chọn cửa hàng nào may xiêm y mùa hè thì Lâm Hải bước vào. Mẫn Trúc hôm nay lại rất thức thời, dẫn theo Xuân Trà hành lễ với cha nương rồi về viện của mình.
Lâm Hải cho mấy nha hoàn và Ngạn Ân đi nghỉ ngơi, hai phu thê cũng vào phòng ngủ. Sau khi rửa mặt, thay xiêm y, vừa nằm trên giường Lâm Hải đã ôm chầm lấy Dương thị, tay bắt đầu không thành thật. Dương thị bị Lâm Hải hôn rồi sờ loạn làm cho chống đỡ không kịp.
Dương thị vẫn còn muốn bàn với Lâm Hải chuyện mua thôn trang nên vội nói:" Chàng đợi mộ chút, ta có chuyện muốn bàn với chàng".
Lâm Hải bây giờ trong mắt toàn dục vọng, nào còn tâm trí mà bạn chuyện, khẽ thổi hơi vào tai Dương thị nói:" Đợi chúng ta xong việc, nàng muốn bàn gì cũng được".
Dương thị nghe trượng phu nói vậy thì đỏ mặt, đẩy nhẹ Lâm Hải một cái, sau đó là hết sức phối hợp với trượng phu.
Một vòng hoan ái qua đi, Dương thị thấy Lâm Hải cũng chưa muốn ngủ nên nói:" Chàng thấy chúng ta mua thôn trang gần phủ thành rồi trực tiếp trồng hoa và thảo dược làm hương liệu được không?"
Lâm Hải ôm nương tử nói:" Ta cũng đang nghĩ đến việc mua thôn trang, dù sao thì huyện nha cũng không phải của chúng ta, muốn xây cất gì cũng khó, lại nói không biết ta nhậm chức ở đây bao lâu".
Dương thị nói:"Vậy để mai ta nhắn Dương Thiên qua đây, nhờ hắn tìm giúp thôn trang".
Lâm Hải gật đầu nói:" Nàng chỉ cần nói Dương Thiên nghiên cứu xem đất ở nơi nào tốt, không nhất thiết là thôn trang có sẵn, còn lại thì để ta lo".
Dương thị mỉm cười nói:" Đã biết, huyện lệnh lão gia".
Lâm Hải híp híp đôi mắt hoa đào nhìn nương tử. Mấy năm nay không phải làm việc nặng nhọc, lại biết bảo dưỡng, trông Dương thị trẻ ra không ít, nhìn vẫn như chỉ hai tư, hai lăm tuổi.
Lâm Hải nhìn nơi đẫy đà của Dương thị, tâm lại động, lật người đè lên nương tử, một vòng hoan ái mới bắt đầu.
Mẫn Trúc trở về viện cũng chưa đi ngủ ngay, dù sao cũng mới giờ tuất nên nàng cùng ba nha hoàn ngồi nói chuyện phiếm.
Thu Trà sau mấy tháng ở đây có vẻ lanh lợi hơn, đã bớt đi vẻ nhú nhát hồi mới tới.
Xuân Trà thì tính tình điềm đạm, chính chắn, rất có phong thái của đại nha hoàn.
Hạ Trà thông minh, miệng cũng dẻo, nàng ta đi tới đâu cũng làm cho mấy bà tử vui vẻ. Rất được các bà tử ma ma trong phủ yêu thích. Hạ Trà cùng Thi Họa cũng khá thân thiết.
Mẫn Trúc cùng các nàng đang nói chuyện thì Thi Thư cùng Thi Họa cũng lại đây.
Hạ Trà nhanh miệng hỏi:" Hai vị tỷ tỷ không hầu hạ lão gia phu nhân sao mà tới đây".
Thi Thư cười cười nói:" Là lão gia cho bốn tỷ muội chúng ta đi nghỉ sớm, lão gia và phu nhân có chuyện cần bàn bạc. Cầm tỷ tỷ thì muốn may cho xong bộ quần áo cho đệ tỷ ấy, Kì tỷ tỷ thì đang đan túi lưới. Hai người chúng ta rảnh rỗi, nên qua tìm tiểu thư hỏi chút bài tập".
Hạ Trà à một tiếng rồi nói:" Tiểu thư vẫn đang ở đây, hai vị tỷ tỷ muốn hỏi gì?"
Thị Họa lúc này cười cười đưa một quyển tập mỏng cho Mẫn Trúc nói:" Tiểu thư, đây là tam công tử dạy cho Tín Tứ, rồi hắn lại chỉ lại cho chúng nô tỳ, người xem có chữ nào chúng nô tỳ viết sai không?"
Mẫn Trúc mỉm cười nhận lấy tập, nhẹ nhàng mở ra xem, sau đó nói:" chữ tuy có chút xấu, nhưng cũng có thể nhìn ra, cũng có một ít chữ sai. Ngày mai ta sẽ sửa rồi đưa lại cho hai vị tỷ tỷ".
Thi Thư, Thi Họa khụy gối cảm ơn Mẫn Trúc, sau đó ngồi chung với mọi người nói chuyện về cuộc sống ở quê nhà trước đây.
Mẫn Trúc chỉ lẳng lặng nghe, thỉnh thoảng hỏi một hai câu.
Xuân Trà đối với Mẫn Trúc là hết sức cẩn thận chăm sóc. Tuy nói năm nay Mẫn Trúc mới bảy tuổi, nhưng Xuân Trà cứ có cảm giác Mẫn Trúc rất hiểu chuyện. Hành động, cử chỉ có đôi khi rất trẻ con, nhưng suy nghĩ và lời nói lại có vẻ còn lớn hơn cả nàng ta.
Mẫn Trúc nghe mọi người nói về gia đình các nàng mới biết, quê nhà của các nàng đều là xa thị trấn, huyện thành, chính xác hơn thì là các vùng núi. Nơi đó đất trồng trọt ít, mọi người ăn bữa nay lo bữa mai, bần cùng mà con đông thì cũng phải cắn răng mà bán con đi để lo kế sinh nhai thôi.
Lúc này, Tín Ngũ mang một bọc đồ tời đưa cho Mẫn Trúc nói:" Tiểu thư, tứ công tử nói nô tài chuyển bao đồ này cho người, tứ công tử có nhắn với nô tài là sáng mai đầu giờ mão hai vị Vương bộ đầu sẽ tới dạy võ".
Mẫn Trúc gật đầu nói đã biết rồi cho Tín Ngũ về nghỉ ngơi.
Mấy nha hoàn cũng đứng dậy cáo lui. Xuân Trà chăm sóc Mẫn Trúc nghỉ ngơi, lại nghe trước khi ra khỏi phòng Mẫn Trúc dặn:" ngày mai trước giờ Mão khoảng hai khắc tỷ gọi ta dậy".
Xuân Trà đáp:" vâng" sau đó đóng cửa phòng ngủ rồi lui ra.
Đầu giờ mão hôm sau, Vương Tam Sinh và Vương Bảo Sinh như đúng hẹn tới phủ nha dạy cho các công tử nhà huyện lệnh đại nhân luyên công.
Dương Trí, Cẩn Minh luyện có chút khổ cực hơn vì cả hai đều đã trưởng thành, xương cốt cũng đã cứng lại.
Trương Văn, Cẩn Tuệ thì khá hơn một chút.
Vương Tam Sinh nhìn Trương Võ gật gù, tuy có hơi trễ, nhưng cũng mới chín tuổi, vẫn còn rèn luyện được.
Sau đó nhìn qua một tiểu nữ hài đang bận đồ của nam hài, biểu tình nghiêm túc đứng tấn. Vương Tam Sinh có chút không nói nên lời.
Vâng, vị tiểu nữ hài đó chính là Mẫn Trúc.
Tối hôm qua Tín Ngũ là đưa đồ của Trương Võ cho Mẫn Trúc mượn.
Tuy Vương Tam Sinh không phải là không muốn dạy Mẫn Trúc. Nhưng nàng là nữ hài, lại nói vị tiểu thư này là hòn ngọc quý của Lâm huyện lệnh. Lỡ như không may để tiểu tổ tông này bị thương thì hắn chạy cũng không thoát tội đâu.
Nhưng tiểu thư người ta muốn học, lại học rất nghiêm túc. Huynh đệ Vương Tam Sinh cũng không dám nói không dạy nữ hài. Cho nên cuối cùng, sau buổi sáng ngày hôm đó, Mẫn Trúc của chúng ta cũng cứ thế phát huy. Mỗi đầu giờ mão cùng biểu ca và các ca ca luyện võ một canh giờ.
Vì bốn ca ca cùng biểu ca còn phải đi học đường, cho nên buổi sáng học một canh giờ, buổi tối tiếp tục học thêm một canh giờ nữa.
Tuy rằng việc học võ này không phải là bắt buộc, nhưng ai cũng hết sức nghiêm túc. Mấy ngày đầu đứng tấn, trời giữa tháng một vẫn còn khá lạnh, mấy huynh muội Mẫn Trúc đúng là chịu không ít khổ.
Qua hơn mười ngày, thời tiết vẫn lạnh như vậy, nhưng mọi người cũng tập quen dần nên việc học võ có vẻ dễ chịu hơn một chút.
Dương thị cũng rất săn sóc trượng phu và con cháu. Biết mọi người làm việc, học hành bận rộn nên làm thức ăn tăng cường khí huyết thường xuyên cho mọi người. Có một số món như canh xương, canh cá là do Mẫn Trúc thực hành một vài lần, sau đó để cho nhà bếp nấu. Mấy món canh cá lại rất được mọi người hoan nghênh.
Vì trước đây mọi người đều rấ sợ ăn cá, vị khá tanh. Nhưng Mẫn Trúc sơ chế chúng rất công phu, nên vị tanh hầu như không còn, mà nước canh rất thơm, vị canh thanh ngọt làm mọi người không ngừng khen ngon.
Danh sách chương