Nhắc đến Lâm lão gia tử, ông cũng không phải là người không biết phải trái, nhưng ý ông khi xưa là cho Lâm Sơn học thật tốt để bù vào nỗi tiếc hận thời trẻ của ông.
Lâm lão gia tử cũng từng vượt qua kì thi đồng sinh, làm học trò nhỏ, nhưng ông đi thi tú tài 3 lần đều không đậu. Nên Lâm Sơn còn nhỏ đã thông minh thì ông dành hết tâm huyết vào con trai trưởng. Còn Lâm Hải lại càng thông minh hơn ca ca của hắn, nhưng Lâm lão gia tử suy nghĩ, sau này ông có già cũng theo con trai trưởng, nên ông chỉ cho Lâm Hải thi đồng sinh rồi yêu cầu ở nhà giúp ông trong việc đồng áng, vì ông giờ lớn tuổi rồi, một mình ông không thể gánh tất cả mọi việc như xưa nữa. Mà chuyện học hành thi cử lại là chuyện rất tốn kém, phải có người lo đồng áng, lo công chuyện trong ngoài thì mới được. Ông không thể nào gánh nổi cả ba con trai đều đọc sách được. Còn Lâm Giang là con út trong nhà, nên Lý thị một mực cưng chiều không cho con làm ruộng, nhưng Lâm giang cũng là tuổi trẻ tài cao, mới 18 tuổi cũng đậu tú tài, bây giờ chuẩn bị cũng đi thi cử nhân rồi.
Người trong thôn không chỉ phục ông là biết cách kiếm tiền, còn phục ông có hai đứa con trai không chịu thua kém.
Không cho Lâm Hải đi học ông cũng rất tiếc nuối, nhưng bạc là phải kiếm. Lý thị lại thổi gió bên gối, nên ông dần dần xem chuyện Lâm Hải phải vì ca ca, đệ đệ mà bươn chải là đương nhiên.
Lâm lão gia tử cũng là một người chịu thương chịu khó. Sau khi thi không đỗ ông đã để vợ con ở quê nhà mười năm ra ngoài làm công cho đại địa chủ, khi ông quay về thì dùng tất cả số tiền kiếm được mười năm qua mua ruộng đất, mua cửa hàng trên trấn cho thuê, xây nhà, mấy năm trở lại đây, cuộc sống ngày một tốt hơn, con trai ông cũng làm vẻ vang gia đình, dòng tộc. Cuộc sống của Lâm lão gia tử bây giờ rất tốt, chỉ chờ Lâm Sơn đậu tiến sĩ nữa là ông không còn gì tiếc nuối rồi.
........ Ta là đường phân cách chính phòng......
Dương lão cha và Dương Khiêm ( đại ca của Dương thị) nhìn nhau khi thấy Lâm lão gia tử bồi tội như vậy. Dương Khiêm là vãn bối cũng không tiện nói gì. Nhưng Ngô thị thì nuốt không trôi khẩu khí này:" ông thông gia nói thật nhẹ nhàng, chúng tôi cũng không dám nhận. Dù sao nhà thông gia cũng có cử nhân lão gia, người ta nói dân không đấu với quan. Chúng tôi cửa nhỏ nhà nghèo, không nhận nổi cái bồi tội này". Nói xong đẩy Dương lão gia tử trả lễ cho Lâm lão gia tử.
Lý thị nghe vậy mặt đen xì, hai mắt trợn tròn nhìn Ngô thị:" cũng không xảy ra cái chuyện chết người gì,cũng đã bồi tội rồi, nhà thông gia còn muốn thế nào? Tại sao các người lại ức hiếp người quá đáng?"
" Bà thông gia đây là đang mong con dâu và cháu gái mình chết sao? Nếu con gái tôi có mệnh hệ gì, tôi dù liều mạng già này cũng phải đi kiện đến cùng, tôi thử xem xem là làm tẩu tẩu lười nhác đẩy việc cho em dâu đang sắp tới ngày sinh làm, để em dâu vì vậy mà một thi hai mệnh thì xem các người có thể vênh mặt lên mà làm quan lão gia phu nhân được không? Bà nói ức hiếp người quá đáng, câu này phải để trên người con dâu lớn bà mới đúng" Ngô thị không thể bình tĩnh nổi trước một người không nói lý lẽ như Lý thị. Sắc mặt giận đến tái xanh.
La thị thấy tình hình căng thẳng thì kéo kéo áo trượng phu. Lâm Sơn trầm mặc nãy giờ lên tiếng:" Dương bá bá, người cũng thông cảm cho nương tử con, nàng sau khi sinh Sâm nhi thì thân thể luôn không tốt. Hôm đấy nàng cũng là bệnh không dậy nổi mới cầu đệ muội trợ giúp, việc này là ngoài ý muốn thôi." nói xong quay qua trừng La thị:" còn không mau dập đầu xin lỗi với Dương bá bá, bá mẫu".
La thị là người giảo hoạt, làm sao không biết ý trượng phu, từ lúc trượng phu mở miệng, nàng ta đã âm thầm cấu đùi để cho nước mắt chảy ra. Vừa nghe trượng phu nó vậy nàng ta quỳ rạp xuống ôm lấy chân Ngô thị:" bá mẫu, con sai rồi, con hối hận lắm. Không phải vì con, đệ muội cũng không hung hiểm như vậy. Ngàn sai vạn sai đều do con, cầu xin ngài đừng giận dỗi với công công bà bà, tất cả đều do con... Ô... ô....". Nói đùa sao, lỡ chuyện này truyền ra ngoài, trượng phu nàng bị phế tư cách thi, nàng thì bị phỉ nhổ, thà mất mặt trong nhà còn hơn bị truyền ra ngoài. Lại nói, trong lúc này mình tỏ ra yếu thế bà bà sẽ càng ghét Dương thị thêm, càng tiện cho kế hoạch phân gia của nàng. Trượng phu nàng nếu đậu tiến sĩ ra làm quan, nàng sẽ phân gia. Tại sao nàng làm quan gia phu nhân mà còn phải ở cùng với mấy kẻ nông dân quê mùa này. Nàng còn muốn đẩy công công bà bà cho nhà tam đệ, nhưng nàng biết là không thể, nên nàng phải nghĩ mọi biện pháp để phân gia mới được. Trượng phu nàng cũng muốn như vậy, nhưng phải đợi kì thi đình có kết quả nữa.
Ngô thị thấy La thị gào khóc như vậy thì càng thêm chán ghét. Miệng lưỡi trơn tru như vậy nhưng tâm địa lại thật gian trá, định mở miệng ra nói thì Lâm Sơn đã nói:" Dương bá bá, bá mẫu, hai người cũng hãy thương lấy cháu, mấy ngày nữa cháu cũng phải lên kinh đi thi rồi, hai người hãy vì tiền đồ của cháu mà tha thứ cho chúng cháu lần này". Nói xong cũng cúi người thật sâu hành lễ với vợ chông Dương lão gia tử.
Dương lão gia tử trầm mặc một lát rồi nói:" nếu A Sơn đã nói vậy thì chúng ta cũng không tiện nói gì, nhưng con gái tôi còn yếu, tôi sẽ để bà lão nhà tôi ở lại, tiện bề chăm sóc con bé hơn một chút, nhà thông gia cứ hết lòng chuẩn bị cho A Sơn đi thi đi. Giữa tháng tư là bắt đầu thi rồi, tính từ thôn đi đến kinh thành cũng mất 5-6 ngày đường, lại còn nghỉ ngơi, chuẩn bị. Hôm nay cũng là 24 tháng hai rồi. Một hai ngày nữa lên đường là phải".
Lâm lão gia tử nghe vậy làm sao không hiểu, đây là Dương lão gia tử cũng đã hạ cái bậc thang cho vợ chồng Lâm Sơn nên vội tiếp lời " ông thông gia nói phải, tôi với A Sơn cũng bàn rồi, ngày 26 là ngày tốt để xuất hành, tôi và A Sơn sẽ đi vào sáng hôm đó. Đúng là nhà đi bớt người sẽ không chiếu cố tốt cho vợ lão tam, đành phải làm phiền bà thông gia".
Lý thị nghe thấy Ngô thị sẽ ở lại thì định mở miệng phản đối, lại bị Lâm lão gia tử trừng mắt. Lời chưa ra đến miệng lại phải nuốt vào. Thật tức chết bà, sao bà phải nuôi cơm không công cho Ngô thị chứ? Bà còn phải thật tiết kiệm cho hai con trai bà đi thi, giờ có Ngô thị sao bà dám hà khắc con dâu trong chuyện ăn uống chứ. Lòng bà thật gấp a.
Dương lão gia tử là người làm buôn bán, chuyên nhìn sắc mặt người mà đoán ý, làm sao không nhìn thấu Lý thị nghĩ gì nên nói:" lão bà nhà tôi ở lại sẽ làm phiền gia đình thông gia nên đã nhận việc chăm sóc con gái thì sẽ nấu nướng riêng cho con bé, tôi thấy gian phòng chúng nó cũng có cái bếp lò nhỏ, bà lão nhà tôi sẽ tự nấu nướng ở đó, còn về chuyện tiền bạc, tự chúng tôi sẽ chi ra, không làm phiền bên thông gia".
Lý thị nghe vậy thì thở ra một hơi nhẹ nhõm. Tuy nói nhà họ có ruộng, có cửa hàng cho thuê, nhưng nuôi hai người con đi học không phải chuyện nhỏ. Hàng năm tiền cho hai con trai của bà xã giao bạn bè thôi đã tiêu một khoản lớn. Lại còn tiền mua giấy bút, sách để nghiên cứu học tập. Cũng may là con bà là cử nhân nên toàn bộ ruộng mấy năm nay không phải đóng thuế, vậy mới tạm đủ cho hai con trai chi tiêu, ăn mặc. Vì vậy nên trong nhà Lý thị quản rất chặt ăn uống. Mấy đứa con dâu, cháu trai, cháu gái, lâu lâu bà mới cho ăn một bữa có thịt, mà cũng là giết gà trống trong nhà, đỡ tốn tiền.
Lâm lão gia tử cũng biết để chuẩn bị cho con trai đi thi mà trong nhà cũng vét cạn tiền rồi. Nghe Dương lão gia tử nói vậy thì xấu hổ vô cùng nhưng ông cũng chỉ cúi đầu trầm mặc. Ông biết, giờ ông có muốn sĩ diện cũng không lấy đâu ra tiền.
Dương lão gia tử đứng dậy cáo từ, nói xuống thăm cháu gái rồi về. Lâm lão gia tử giữ người lại ăn cơm nhưng bị từ chối.
Dương lão gia tử đưa ba xâu tiền cho Ngô thị rồi cùng con trai ra về.
Ngô thị cũng vội vàng sai Lâm Hải đi mua ít thịt heo về để nấu cho con rể, con gái và hai đứa cháu ăn. Lâm Hải nói hắn ăn gì cũng không sao, chỉ nhờ Ngô thị chăm sóc tốt nương tử hắn. Ngô thị thấy con rể lo cho con gái mình thì âm thầm hài lòng. Nhưng bà cứng rắn ép buộc mấy mẹ con cùng ăn thì Lâm Hải nghe theo, cũng không tiện làm bà mất hứng.
Lâm Hải cũng lên báo cho Lâm lão gia tử và Lý thị biết ý của Ngô thị. Lâm lão gia tử không nói gì, còn Lý thị lại vui vẻ ra mặt. Dù sao cũng tiết kiệm được một khoản chi phí ăn uống. Tiền này là để dành cho lão nhị và lão tứ đọc sách.
°°°°°°
.......Lời của tác giả: Lý thị ghét Lâm Hải là vì bà có bầu Lâm Hải không đúng thời điểm, trượng phu đi xa, cha mẹ chồng còn phải hầu hạ, hai đứa con nhỏ phải chăm sóc, ruộng vườn nhà cửa cũng ở trên vai bà. Nên bà ghét cái thai này, khi sinh Lâm Hải ra bà sẽ cảm thấy đây không phải đứa trẻ may mắn.
Lâm lão gia tử cũng từng vượt qua kì thi đồng sinh, làm học trò nhỏ, nhưng ông đi thi tú tài 3 lần đều không đậu. Nên Lâm Sơn còn nhỏ đã thông minh thì ông dành hết tâm huyết vào con trai trưởng. Còn Lâm Hải lại càng thông minh hơn ca ca của hắn, nhưng Lâm lão gia tử suy nghĩ, sau này ông có già cũng theo con trai trưởng, nên ông chỉ cho Lâm Hải thi đồng sinh rồi yêu cầu ở nhà giúp ông trong việc đồng áng, vì ông giờ lớn tuổi rồi, một mình ông không thể gánh tất cả mọi việc như xưa nữa. Mà chuyện học hành thi cử lại là chuyện rất tốn kém, phải có người lo đồng áng, lo công chuyện trong ngoài thì mới được. Ông không thể nào gánh nổi cả ba con trai đều đọc sách được. Còn Lâm Giang là con út trong nhà, nên Lý thị một mực cưng chiều không cho con làm ruộng, nhưng Lâm giang cũng là tuổi trẻ tài cao, mới 18 tuổi cũng đậu tú tài, bây giờ chuẩn bị cũng đi thi cử nhân rồi.
Người trong thôn không chỉ phục ông là biết cách kiếm tiền, còn phục ông có hai đứa con trai không chịu thua kém.
Không cho Lâm Hải đi học ông cũng rất tiếc nuối, nhưng bạc là phải kiếm. Lý thị lại thổi gió bên gối, nên ông dần dần xem chuyện Lâm Hải phải vì ca ca, đệ đệ mà bươn chải là đương nhiên.
Lâm lão gia tử cũng là một người chịu thương chịu khó. Sau khi thi không đỗ ông đã để vợ con ở quê nhà mười năm ra ngoài làm công cho đại địa chủ, khi ông quay về thì dùng tất cả số tiền kiếm được mười năm qua mua ruộng đất, mua cửa hàng trên trấn cho thuê, xây nhà, mấy năm trở lại đây, cuộc sống ngày một tốt hơn, con trai ông cũng làm vẻ vang gia đình, dòng tộc. Cuộc sống của Lâm lão gia tử bây giờ rất tốt, chỉ chờ Lâm Sơn đậu tiến sĩ nữa là ông không còn gì tiếc nuối rồi.
........ Ta là đường phân cách chính phòng......
Dương lão cha và Dương Khiêm ( đại ca của Dương thị) nhìn nhau khi thấy Lâm lão gia tử bồi tội như vậy. Dương Khiêm là vãn bối cũng không tiện nói gì. Nhưng Ngô thị thì nuốt không trôi khẩu khí này:" ông thông gia nói thật nhẹ nhàng, chúng tôi cũng không dám nhận. Dù sao nhà thông gia cũng có cử nhân lão gia, người ta nói dân không đấu với quan. Chúng tôi cửa nhỏ nhà nghèo, không nhận nổi cái bồi tội này". Nói xong đẩy Dương lão gia tử trả lễ cho Lâm lão gia tử.
Lý thị nghe vậy mặt đen xì, hai mắt trợn tròn nhìn Ngô thị:" cũng không xảy ra cái chuyện chết người gì,cũng đã bồi tội rồi, nhà thông gia còn muốn thế nào? Tại sao các người lại ức hiếp người quá đáng?"
" Bà thông gia đây là đang mong con dâu và cháu gái mình chết sao? Nếu con gái tôi có mệnh hệ gì, tôi dù liều mạng già này cũng phải đi kiện đến cùng, tôi thử xem xem là làm tẩu tẩu lười nhác đẩy việc cho em dâu đang sắp tới ngày sinh làm, để em dâu vì vậy mà một thi hai mệnh thì xem các người có thể vênh mặt lên mà làm quan lão gia phu nhân được không? Bà nói ức hiếp người quá đáng, câu này phải để trên người con dâu lớn bà mới đúng" Ngô thị không thể bình tĩnh nổi trước một người không nói lý lẽ như Lý thị. Sắc mặt giận đến tái xanh.
La thị thấy tình hình căng thẳng thì kéo kéo áo trượng phu. Lâm Sơn trầm mặc nãy giờ lên tiếng:" Dương bá bá, người cũng thông cảm cho nương tử con, nàng sau khi sinh Sâm nhi thì thân thể luôn không tốt. Hôm đấy nàng cũng là bệnh không dậy nổi mới cầu đệ muội trợ giúp, việc này là ngoài ý muốn thôi." nói xong quay qua trừng La thị:" còn không mau dập đầu xin lỗi với Dương bá bá, bá mẫu".
La thị là người giảo hoạt, làm sao không biết ý trượng phu, từ lúc trượng phu mở miệng, nàng ta đã âm thầm cấu đùi để cho nước mắt chảy ra. Vừa nghe trượng phu nó vậy nàng ta quỳ rạp xuống ôm lấy chân Ngô thị:" bá mẫu, con sai rồi, con hối hận lắm. Không phải vì con, đệ muội cũng không hung hiểm như vậy. Ngàn sai vạn sai đều do con, cầu xin ngài đừng giận dỗi với công công bà bà, tất cả đều do con... Ô... ô....". Nói đùa sao, lỡ chuyện này truyền ra ngoài, trượng phu nàng bị phế tư cách thi, nàng thì bị phỉ nhổ, thà mất mặt trong nhà còn hơn bị truyền ra ngoài. Lại nói, trong lúc này mình tỏ ra yếu thế bà bà sẽ càng ghét Dương thị thêm, càng tiện cho kế hoạch phân gia của nàng. Trượng phu nàng nếu đậu tiến sĩ ra làm quan, nàng sẽ phân gia. Tại sao nàng làm quan gia phu nhân mà còn phải ở cùng với mấy kẻ nông dân quê mùa này. Nàng còn muốn đẩy công công bà bà cho nhà tam đệ, nhưng nàng biết là không thể, nên nàng phải nghĩ mọi biện pháp để phân gia mới được. Trượng phu nàng cũng muốn như vậy, nhưng phải đợi kì thi đình có kết quả nữa.
Ngô thị thấy La thị gào khóc như vậy thì càng thêm chán ghét. Miệng lưỡi trơn tru như vậy nhưng tâm địa lại thật gian trá, định mở miệng ra nói thì Lâm Sơn đã nói:" Dương bá bá, bá mẫu, hai người cũng hãy thương lấy cháu, mấy ngày nữa cháu cũng phải lên kinh đi thi rồi, hai người hãy vì tiền đồ của cháu mà tha thứ cho chúng cháu lần này". Nói xong cũng cúi người thật sâu hành lễ với vợ chông Dương lão gia tử.
Dương lão gia tử trầm mặc một lát rồi nói:" nếu A Sơn đã nói vậy thì chúng ta cũng không tiện nói gì, nhưng con gái tôi còn yếu, tôi sẽ để bà lão nhà tôi ở lại, tiện bề chăm sóc con bé hơn một chút, nhà thông gia cứ hết lòng chuẩn bị cho A Sơn đi thi đi. Giữa tháng tư là bắt đầu thi rồi, tính từ thôn đi đến kinh thành cũng mất 5-6 ngày đường, lại còn nghỉ ngơi, chuẩn bị. Hôm nay cũng là 24 tháng hai rồi. Một hai ngày nữa lên đường là phải".
Lâm lão gia tử nghe vậy làm sao không hiểu, đây là Dương lão gia tử cũng đã hạ cái bậc thang cho vợ chồng Lâm Sơn nên vội tiếp lời " ông thông gia nói phải, tôi với A Sơn cũng bàn rồi, ngày 26 là ngày tốt để xuất hành, tôi và A Sơn sẽ đi vào sáng hôm đó. Đúng là nhà đi bớt người sẽ không chiếu cố tốt cho vợ lão tam, đành phải làm phiền bà thông gia".
Lý thị nghe thấy Ngô thị sẽ ở lại thì định mở miệng phản đối, lại bị Lâm lão gia tử trừng mắt. Lời chưa ra đến miệng lại phải nuốt vào. Thật tức chết bà, sao bà phải nuôi cơm không công cho Ngô thị chứ? Bà còn phải thật tiết kiệm cho hai con trai bà đi thi, giờ có Ngô thị sao bà dám hà khắc con dâu trong chuyện ăn uống chứ. Lòng bà thật gấp a.
Dương lão gia tử là người làm buôn bán, chuyên nhìn sắc mặt người mà đoán ý, làm sao không nhìn thấu Lý thị nghĩ gì nên nói:" lão bà nhà tôi ở lại sẽ làm phiền gia đình thông gia nên đã nhận việc chăm sóc con gái thì sẽ nấu nướng riêng cho con bé, tôi thấy gian phòng chúng nó cũng có cái bếp lò nhỏ, bà lão nhà tôi sẽ tự nấu nướng ở đó, còn về chuyện tiền bạc, tự chúng tôi sẽ chi ra, không làm phiền bên thông gia".
Lý thị nghe vậy thì thở ra một hơi nhẹ nhõm. Tuy nói nhà họ có ruộng, có cửa hàng cho thuê, nhưng nuôi hai người con đi học không phải chuyện nhỏ. Hàng năm tiền cho hai con trai của bà xã giao bạn bè thôi đã tiêu một khoản lớn. Lại còn tiền mua giấy bút, sách để nghiên cứu học tập. Cũng may là con bà là cử nhân nên toàn bộ ruộng mấy năm nay không phải đóng thuế, vậy mới tạm đủ cho hai con trai chi tiêu, ăn mặc. Vì vậy nên trong nhà Lý thị quản rất chặt ăn uống. Mấy đứa con dâu, cháu trai, cháu gái, lâu lâu bà mới cho ăn một bữa có thịt, mà cũng là giết gà trống trong nhà, đỡ tốn tiền.
Lâm lão gia tử cũng biết để chuẩn bị cho con trai đi thi mà trong nhà cũng vét cạn tiền rồi. Nghe Dương lão gia tử nói vậy thì xấu hổ vô cùng nhưng ông cũng chỉ cúi đầu trầm mặc. Ông biết, giờ ông có muốn sĩ diện cũng không lấy đâu ra tiền.
Dương lão gia tử đứng dậy cáo từ, nói xuống thăm cháu gái rồi về. Lâm lão gia tử giữ người lại ăn cơm nhưng bị từ chối.
Dương lão gia tử đưa ba xâu tiền cho Ngô thị rồi cùng con trai ra về.
Ngô thị cũng vội vàng sai Lâm Hải đi mua ít thịt heo về để nấu cho con rể, con gái và hai đứa cháu ăn. Lâm Hải nói hắn ăn gì cũng không sao, chỉ nhờ Ngô thị chăm sóc tốt nương tử hắn. Ngô thị thấy con rể lo cho con gái mình thì âm thầm hài lòng. Nhưng bà cứng rắn ép buộc mấy mẹ con cùng ăn thì Lâm Hải nghe theo, cũng không tiện làm bà mất hứng.
Lâm Hải cũng lên báo cho Lâm lão gia tử và Lý thị biết ý của Ngô thị. Lâm lão gia tử không nói gì, còn Lý thị lại vui vẻ ra mặt. Dù sao cũng tiết kiệm được một khoản chi phí ăn uống. Tiền này là để dành cho lão nhị và lão tứ đọc sách.
°°°°°°
.......Lời của tác giả: Lý thị ghét Lâm Hải là vì bà có bầu Lâm Hải không đúng thời điểm, trượng phu đi xa, cha mẹ chồng còn phải hầu hạ, hai đứa con nhỏ phải chăm sóc, ruộng vườn nhà cửa cũng ở trên vai bà. Nên bà ghét cái thai này, khi sinh Lâm Hải ra bà sẽ cảm thấy đây không phải đứa trẻ may mắn.
Danh sách chương