Thời gian trôi qua cũng thật nhanh, Ngô thị ở cùng vợ chồng Lâm Hải cũng hơn hai tháng rồi. Cũng may, trong hai tháng này, Lý thị cũng làm gì gây khó dễ, chỉ thỉnh thoảng liếc Dương thị mấy cái, nói mấy câu bóng gió mệnh thiên kim tiểu thư gì đó thôi.
Ngô thị nói với Dương thị:" tính toán thời gian, hẳn là cha con nhà thông gia cũng sắp quay lại rồi, ta cũng phải thu dọn về bên nhà, chị dâu con cũng sắp sinh đứa nhỏ rồi. Ta đi cũng hai tháng rồi, cũng nên về xem nhà cửa thế nào".
Dương thị luyến tiếc nương mình, nhưng nàng biết nương ở đây cũng lâu rồi. Nếu không phải vì cha cho người qua làm việc, lại chi phí ăn mặc đều là cha lo, không biết bà bà sẽ nổi cơn gì lên nữa. Nàng cũng xuất giá rồi còn làm phiền cha nương nhọc lòng lo lắng cho nàng, nàng quả là đứa con bất hiếu. Nghĩ đến đây Dương thị lại đỏ hoe hốc mắt:" nương, con bất hiếu, để cha nương phải lo lắng. Con thật là đứa con vô dụng".
Ngô thị nắm tay Dương thị:" lại nói ngốc, cái gì mà vô dụng. Con đâu có làm sai chuyện gì. Nghe lời nương, dù bà bà con khó thế nào con cũng còn có Lâm Hải, qua được đoạn thời gian này thì tốt rồi. Con chỉ cần lo cho trượng phu, nuôi dạy con cái thật tốt là được rồi".
Hai mẹ con đang to nhỏ tâm sự thì thấy bên ngoài ồn ào, Ngô thị và Dương thị ôm Mẫn Trúc ra xem. Là Lâm lão gia tử đã về, trên mặt Lâm lão gia tửtuy có mỏi mệt do mấy ngày đi đường nhưng cũng không làm mờ đi nét tươi cười trên mặt ông. Nhìn như vậy là đủ đoán ra Lâm Sơn đã đậu rồi, Lý thị và La thị thấy vậy thì cũng hân hoan theo. Lý thị vội vàng hỏi:" thế nào? Sao Lâm Sơn không về với ông?"
Lâm lão gia tử cười toe toét:" Lâm Sơn đã đỗ tiến sĩ, do nằm trong nhóm 20 người đầu bảng, mà kinh thành lại đang thiếu người. Lâm Sơn được giữ lại kinh thành, tôi về lo liệu nhà cửa, chúng ta dọn nhà vào kinh thành ở. Còn Lâm Sơn khoảng nửa tháng nữa sẽ về vinh quy bái tổ sau".
Ngô thị nghe vậy cũng vội vàng bước lên nói lời chúc mừng:" chúc mừng ông bà thông gia, lần này Lâm Sơn đúng là làm rạng rỡ Lâm gia rồi".
Lâm lão gia tử có hơi ngạc nhiên khi bà sui gia vẫn ở đây, nhưng vẫn chắp tay cảm tạ lời chúc, vui vẻ nói:" cùng vui, cùng vui".
Dương thị thấy vậy cũng lên tiếng chúc mừng La thị:" chúc mừng nhị tẩu, từ giờ tẩu đã là quan gia phu nhân rồi". La thị vẻ mặt xem thường nhìn Dương thị, không nói gì. Dương thị thấy vậy thì cúi đầu, tay ôm Mẫn Trúc chặt hơn. Mẫn Trúc cũng cảm nhận được Dương thị không đúng vội lấy bàn tay nhỏ bé vỗ vỗ vào vai Dương thị rồi cười lên. Dương thị thấy con gái cười cũng cười theo.
Dương thị không phải ghen tị, chỉ là thấy thái độ của La thị làm tâm Dương thị lạnh lẽo thôi. Nàng cũng đau lòng cho trượng phu nàng, vì người không xem mình là anh em mà bán mạng.
Ngay chiều hôm đó Ngô thị dẫn người làm về, vì bà không muốn mang tiếng ở để nhận thân. Bà biết trừ Lâm lão gia tử thì nhà đó chẳng có ai tử tế cả.
Sau khi Ngô thị về, phu thê Lâm Giang cũng cũng từ trấn trên về nhà. Lâm Giang kì này thi trượt, nhưng do vợ hắn không muốn ở nông thôn, mà cha vợ hắn lại là tiên sinh có tiếng nên hắn khi biết thi không đậu đã gửi tin về nhà nói muốn ở nhà nhạc phụ học hỏi thêm. Từ đầu xuân đến giờ, hôm nay hắn mới trở lại nhà.
Ba đứa con trai của Lâm Sơn cũng được Lâm Giang đón trở về.
Tối đến, sau khi cơm nước xong, Lâm lão gia tử và Lý thị ngồi trên bộ giường la hán, con cháu hoặc ngồi, hoặc đứng để nghe Lâm lão gia tử nói chuyện của Lâm Sơn.
Lâm lão gia tử thấy con cháu đang nhìn mình thì ông hãnh diện ngẩng cao đầu nói:" Lâm Sơn đã không phụ sự kì vọng của ta, cuối cùng cũng đã đỗ đạt, xuất sĩ làm quan. Nay lại được trọng dụng, ở lại kinh thành làm quan. Cũng chưa biết là chức quan gì, nhưng ta nghe nói nằm trong hai mươi người đứng đầu thì sẽ ở mức tòng lục phẩm là thấp nhất".
Lâm Giang nghe vậy thì vội hỏi:" cha, vậy chỉ mình nhị ca ở lại kinh thành hay chúng ta cũng sẽ theo?"
Lâm lão gia tử nhìn một vòng con cháu mỉm cười:" ta và nhị ca con đã bàn sơ qua, vì là quan nhỏ nên sẽ không được phát nhà. Nhưng sẽ được mua nhà với giá rẻ một nửa so với giá thực tế. Nên chúng ta sẽ rao bán ruộng, toàn gia sẽ đi lên kinh thành ở". Lâm Giang và Tô thị nghe được hai mắt sáng ngời, Lâm Hải cũng có phần vui vẻ, Dương thị thì cúi đầu trầm mặc.
Lý thị thì cao hứng, La thị và ba đứa con trai thì vẻ mặt tự đắc thấy rõ. La thị liếc nhìn gia đình Lâm Hải là vẻ mặt ghét bỏ, thầm oán trượng phu nghĩ gì mà để toàn gia đi theo, không phải phiền chết sao? Không ai nhìn thấy ánh mắt ghét bỏ của La thị nhưng Mẫn Trúc lại thấy. Ở đây được hơn ba tháng, nhưng do Mẫn Trúc bị sinh non, hình hài nhỏ bé hơn những đứa trẻ khác, nên Mẫn Trúc chỉ được ôm ra ngoài mấy ngày nay. Nhưng như vậy Mẫn Trúc cũng đủ biết La thị không ưa gì cha nương nàng.
Bản thân Mẫn Trúc cũng không muốn đi kinh thành gì gì đó, vì Mẫn Trúc nghĩ người ta không chào đón gia đình cô, thì khác gì bắt cả nhà cô đi chịu tội. Làm quan là nhị bá, đâu phải cha cô, mà sống dựa vào vinh quang của người khác thì không có gì chắc chắn cả.
Tối đến, Lâm Hải và Dương thị nói chuyện với nhau. Dương thị mở lời trước:" ta quả thật không muốn theo cả nhà lên kinh, lòng ta thật lo lắng. Nơi đó toàn bậc quyền quý, chúng ta lại là nông dân không hiểu biết. Ngộ nhỡ gặp phải nhà phú quí lại không làm đúng lễ nghĩa chúng ta sẽ thành trò cười".
Lâm Hải cũng gật đầu với ý kiến của Dương thị, nhưng lòng hắn cũng thật rối:" nhưng cha nói là sẽ bán toàn bộ ruộng đi, chúng ta ở lại cũng không được. Hay ta đi nói với cha cứ để mười mẫu ruộng kia cho ta trồng?"
Dương thị lắc đầu:" cha sẽ không đồng ý đâu, chàng lại không hiểu cha sao? Ta nghĩ, cha đây là muốn toàn gia đi chắc rồi".
Hai vợ chồng lâm vào trầm mặc.
Phu thê Lâm Hải không muốn đi, nhưng phu thê Lâm Giang lại đang tính toán xem mang theo những gì lên kinh thành. Của hồi môn của Tô thị cũng có mười mẫu ruộng nước, hai vợ chồng đang bàn bán thế nào để không ai biết. Vì vốn số ruộng này cũng không ai biết Tô thị có trừ Lâm Giang.
Trên chính phòng Lý thị cũng đang nói với Lâm lão gia tử ý của La thị, đương nhiên bà cũng không nói La thị nói vậy:" ông thử nghĩ xem, nhà Dương thị là thương nhân, tuy bây giờ thương nhân không bị khó dễ như mấy chục năm trước nhưng không phải quan gia rất coi thường thương nhân sao? Ông muốn để Lâm Sơn nhà chúng ta bị các quan viên khác chê cười con sao? Theo tôi thì chúng ta nên phân gia đi."
Lâm lão gia tử giựt mình trừng mắt nhìn Lý thị:" phân gia? Bà nghĩ gì vậy? Lâm Hải không hy sinh cho ca ca, đệ đệ đi học thì bọn chúng được như vậy sao? Lâm Hải nó không phải con bà sao?"
Lý thị cũng không thua kém:" thì thế nào? Tôi chỉ nói phân gia, có bảo đuổi chúng đi sao? Ông phải nghĩ đến tiền đồ của Lâm Sơn chứ? Không lẽ vì cái danh thông gia với kẻ buôn bán mà kéo chân con? Ông thương xót Lâm Hải thì để lại mười mẫu đất cho nó, vậy cũng đủ rồi".
Lý thị hỏi dồn dập làm Lâm lão gia tử á khẩu. Ông trầm mặc không nói. Tuy nói thương nhân bây giờ không bị làm khó dễ như trước, nhưng "sĩ- nông- công- thương" là nói rõ thương nhân luôn ở tầng chót. Mà những người làm quan là cực kì coi thường thương nhân.
Lý thị biết ông dao động rồi nên cũng không nói thêm nữa.
Một lúc lâu sau Lâm lão gia tử mới nói:" chuyện phân gia cứ để lão nhị về rồi bàn kỹ hơn đi". Nói xong nhắm mắt không nói nữa, nhưng trong lòng ông trăm chuyển ngàn hồi. Lâm Hải đã vì cái nhà này mà từ bỏ đọc sách, bây giờ ca ca có tiền đồ, người bị đẩy ra là Lâm Hải. Nhưng Lý thị nói cũng không sai, Lâm Sơn lại không thể vì ông có thông gia làm kinh thương mà bị các đồng liêu khinh bỉ được. Như vậy không phải là bao nhiêu cố gắng trước giờ đổ sông đổ biển sao?
Lý thị biết chuyện này Lâm Sơn nói vào thêm thì tám phần là thành công nên cũng an tâm ngủ.
.... Ta là đường phân cách bán ruộng....
Sáng hôm sau Lâm lão gia tử, Lâm Hải và Lâm Giang đồng hành lên trấn tìm đến nhà Chu Nhân, là người chuyên dẫn mối đất đai có uy tín nhất để hỏi thăm việc bán ruộng.
Vì Lâm lão gia tử muốn bán cả hơn hai trăm mẫu ruộng nên cũng hơi khó. Chu Nhân hẹn trong vòng bảy ngày sẽ cho Lâm lão gia tử câu trả lời.
Vì bây giờ cũng là tháng năm rồi, qua tháng sáu thì sẽ vào mùa thu hoạch, nên nếu có ai cần mua cũng sẽ nhanh chóng mua. Vì mua xong họ có thể trồng cây ngắn ngày vào vụ thu, cũng kiếm được một khoản vào cuối năm.
Lâm lão gia tử sai Lâm Hải đi báo cho tá điền biết ông sắp bán ruộng, để họ cũng biết mà lo liệu đi thuê ruộng nhà khác.
Tin tức Lâm Sơn đã làm quan tại kinh thành cũng làm oanh động Linh Khê thôn. Đã qua bao đời rồi thôn của họ mới lại xuất hiện một vị quan, lại là làm quan ở kinh thành. Thật đáng tự hào.
Thôn dân ở đây cũng rất hiền hòa, nghe tin Lâm Sơn làm quan, cũng mang quà đến chúc mừng. Lý thị nhận hết, mặt mày tươi cười như hoa nở. La thị thấy người tới chúc mừng thì đầu ngẩng thật cao.
Dương thị thì vẫn cặm cụi làm việc của mình, nên nấu cơm thì nấu, nên lo cho heo bò gà thì lo. Tô thị thì chỉ chăm chăm bên cạnh La thị để nịnh bợ, tâng bốc.
Qua ngày thứ năm kể từ khi gặp Chu Nhân thì hôm nay Chu Nhân dẫn theo người tới mua ruộng.
Chu Nhân thi lễ với Lâm lão gia tử:" Lâm lão gia, đây là Nhậm quản gia nhà Âu Dương lão gia, Âu Dương lão gia nghe nói Lâm nhị ca làm quan ở kinh thành, muốn chuyển cả nhà lên kinh, muốn giúp Lâm lão gia nhanh chóng được hưởng phúc nên đã nhờ vãn bối dẫn quản gia tới thương lượng giá cả".
Nhậm quản gia cũng thi lễ với Lâm lão gia tử:" xin Lâm lão gia tử cho ta số lượng ruộng ngài có và giá cả như thế nào để ta tiện bề về báo lại với lão gia nhà ta".
Lâm lão gia tử nhìn Nhậm quản gia đánh giá " quả là người làm trong nhà giàu có tiếng ở huyện thành, tư thái, cử chỉ không kiêu ngạo, không siểm nịnh, rất thong dong, tuy chỉ là quản gia lại cứ có cảm giác như một chủ tử".
Lâm lão gia tử nói Lâm Giang đi gọi Lâm Hải ngoài ruộng về, rồi quay qua cười nói với Nhậm quản gia:" mấy năm nay là con thứ ba của ta lo việc đồng áng, nó nắm vững diện tích và số lượng hơn ta, làm phiền Nhậm quản gia và Chu huynh chờ một lát".
Hai người vội nói:" không phiền, không phiền".
Khoảng hai khắc sau thì Lâm Hải và Lâm Giang trở lại. Lâm lão gia tử nói Lâm Hải báo số ruộng nước và ruộng cạn cho Nhậm quản gia. Lâm Hải và Lâm Giang thi lễ chào ba người. Lâm Hải báo:" ruộng nước toàn bộ là thượng đẳng, tổng cộng 184 mẫu, ruộng cạn có 45 mẫu là loại tốt, loại trung bình có 38 mẫu, tổng là 267 mẫu tất cả".
Lâm lão gia tử gật đầu:" Nhậm quản gia, ruộng nước thượng đẳng theo giá bây giờ là 35 lượng một mẫu, ruộng cạn loại tốt là 18 lượng một mẫu, ruộng cạn trung bình là 8 lượng một mẫu. Cứ chiếu theo giá thị trường mà tính, ngài thấy thế nào?"
Nhậm quản gia vội nói:" ta sẽ về bẩm lại lão gia, chuyện này ta không thể thay lão gia quyết định. Kính xin ngài ghi lại số lượng và giá cả cụ thể để ta về tiện có cái trình lên lão gia nhà ta".
Lâm lão gia tử sai Lâm Giang ghi lại, Nhậm quản gia cũng muốn tự mình đi xem số ruộng đó, Lâm Hải dẫn Nhậm quản gia đi, Chu Nhân cũng vội vàng theo sau.
Lâm lão gia tử ngồi thẫn thờ. Tuy nói bán đi ruộng đất để lên kinh thành ở, nhưng lòng ông vẫn tiếc nuối. Mảnh đất này là nơi ông gây dựng cả đời của mình, giờ phải bán đi, lòng ông là vô vàn luyến tiếc. Cả đời ông coi như đã vì tiền đồ của Lâm Sơn mà bỏ qua hết tất cả rồi, cung hy vọng Lâm Sơn thăng tiến tốt, không phụ sự hy sinh của cả nhà này.
Ngô thị nói với Dương thị:" tính toán thời gian, hẳn là cha con nhà thông gia cũng sắp quay lại rồi, ta cũng phải thu dọn về bên nhà, chị dâu con cũng sắp sinh đứa nhỏ rồi. Ta đi cũng hai tháng rồi, cũng nên về xem nhà cửa thế nào".
Dương thị luyến tiếc nương mình, nhưng nàng biết nương ở đây cũng lâu rồi. Nếu không phải vì cha cho người qua làm việc, lại chi phí ăn mặc đều là cha lo, không biết bà bà sẽ nổi cơn gì lên nữa. Nàng cũng xuất giá rồi còn làm phiền cha nương nhọc lòng lo lắng cho nàng, nàng quả là đứa con bất hiếu. Nghĩ đến đây Dương thị lại đỏ hoe hốc mắt:" nương, con bất hiếu, để cha nương phải lo lắng. Con thật là đứa con vô dụng".
Ngô thị nắm tay Dương thị:" lại nói ngốc, cái gì mà vô dụng. Con đâu có làm sai chuyện gì. Nghe lời nương, dù bà bà con khó thế nào con cũng còn có Lâm Hải, qua được đoạn thời gian này thì tốt rồi. Con chỉ cần lo cho trượng phu, nuôi dạy con cái thật tốt là được rồi".
Hai mẹ con đang to nhỏ tâm sự thì thấy bên ngoài ồn ào, Ngô thị và Dương thị ôm Mẫn Trúc ra xem. Là Lâm lão gia tử đã về, trên mặt Lâm lão gia tửtuy có mỏi mệt do mấy ngày đi đường nhưng cũng không làm mờ đi nét tươi cười trên mặt ông. Nhìn như vậy là đủ đoán ra Lâm Sơn đã đậu rồi, Lý thị và La thị thấy vậy thì cũng hân hoan theo. Lý thị vội vàng hỏi:" thế nào? Sao Lâm Sơn không về với ông?"
Lâm lão gia tử cười toe toét:" Lâm Sơn đã đỗ tiến sĩ, do nằm trong nhóm 20 người đầu bảng, mà kinh thành lại đang thiếu người. Lâm Sơn được giữ lại kinh thành, tôi về lo liệu nhà cửa, chúng ta dọn nhà vào kinh thành ở. Còn Lâm Sơn khoảng nửa tháng nữa sẽ về vinh quy bái tổ sau".
Ngô thị nghe vậy cũng vội vàng bước lên nói lời chúc mừng:" chúc mừng ông bà thông gia, lần này Lâm Sơn đúng là làm rạng rỡ Lâm gia rồi".
Lâm lão gia tử có hơi ngạc nhiên khi bà sui gia vẫn ở đây, nhưng vẫn chắp tay cảm tạ lời chúc, vui vẻ nói:" cùng vui, cùng vui".
Dương thị thấy vậy cũng lên tiếng chúc mừng La thị:" chúc mừng nhị tẩu, từ giờ tẩu đã là quan gia phu nhân rồi". La thị vẻ mặt xem thường nhìn Dương thị, không nói gì. Dương thị thấy vậy thì cúi đầu, tay ôm Mẫn Trúc chặt hơn. Mẫn Trúc cũng cảm nhận được Dương thị không đúng vội lấy bàn tay nhỏ bé vỗ vỗ vào vai Dương thị rồi cười lên. Dương thị thấy con gái cười cũng cười theo.
Dương thị không phải ghen tị, chỉ là thấy thái độ của La thị làm tâm Dương thị lạnh lẽo thôi. Nàng cũng đau lòng cho trượng phu nàng, vì người không xem mình là anh em mà bán mạng.
Ngay chiều hôm đó Ngô thị dẫn người làm về, vì bà không muốn mang tiếng ở để nhận thân. Bà biết trừ Lâm lão gia tử thì nhà đó chẳng có ai tử tế cả.
Sau khi Ngô thị về, phu thê Lâm Giang cũng cũng từ trấn trên về nhà. Lâm Giang kì này thi trượt, nhưng do vợ hắn không muốn ở nông thôn, mà cha vợ hắn lại là tiên sinh có tiếng nên hắn khi biết thi không đậu đã gửi tin về nhà nói muốn ở nhà nhạc phụ học hỏi thêm. Từ đầu xuân đến giờ, hôm nay hắn mới trở lại nhà.
Ba đứa con trai của Lâm Sơn cũng được Lâm Giang đón trở về.
Tối đến, sau khi cơm nước xong, Lâm lão gia tử và Lý thị ngồi trên bộ giường la hán, con cháu hoặc ngồi, hoặc đứng để nghe Lâm lão gia tử nói chuyện của Lâm Sơn.
Lâm lão gia tử thấy con cháu đang nhìn mình thì ông hãnh diện ngẩng cao đầu nói:" Lâm Sơn đã không phụ sự kì vọng của ta, cuối cùng cũng đã đỗ đạt, xuất sĩ làm quan. Nay lại được trọng dụng, ở lại kinh thành làm quan. Cũng chưa biết là chức quan gì, nhưng ta nghe nói nằm trong hai mươi người đứng đầu thì sẽ ở mức tòng lục phẩm là thấp nhất".
Lâm Giang nghe vậy thì vội hỏi:" cha, vậy chỉ mình nhị ca ở lại kinh thành hay chúng ta cũng sẽ theo?"
Lâm lão gia tử nhìn một vòng con cháu mỉm cười:" ta và nhị ca con đã bàn sơ qua, vì là quan nhỏ nên sẽ không được phát nhà. Nhưng sẽ được mua nhà với giá rẻ một nửa so với giá thực tế. Nên chúng ta sẽ rao bán ruộng, toàn gia sẽ đi lên kinh thành ở". Lâm Giang và Tô thị nghe được hai mắt sáng ngời, Lâm Hải cũng có phần vui vẻ, Dương thị thì cúi đầu trầm mặc.
Lý thị thì cao hứng, La thị và ba đứa con trai thì vẻ mặt tự đắc thấy rõ. La thị liếc nhìn gia đình Lâm Hải là vẻ mặt ghét bỏ, thầm oán trượng phu nghĩ gì mà để toàn gia đi theo, không phải phiền chết sao? Không ai nhìn thấy ánh mắt ghét bỏ của La thị nhưng Mẫn Trúc lại thấy. Ở đây được hơn ba tháng, nhưng do Mẫn Trúc bị sinh non, hình hài nhỏ bé hơn những đứa trẻ khác, nên Mẫn Trúc chỉ được ôm ra ngoài mấy ngày nay. Nhưng như vậy Mẫn Trúc cũng đủ biết La thị không ưa gì cha nương nàng.
Bản thân Mẫn Trúc cũng không muốn đi kinh thành gì gì đó, vì Mẫn Trúc nghĩ người ta không chào đón gia đình cô, thì khác gì bắt cả nhà cô đi chịu tội. Làm quan là nhị bá, đâu phải cha cô, mà sống dựa vào vinh quang của người khác thì không có gì chắc chắn cả.
Tối đến, Lâm Hải và Dương thị nói chuyện với nhau. Dương thị mở lời trước:" ta quả thật không muốn theo cả nhà lên kinh, lòng ta thật lo lắng. Nơi đó toàn bậc quyền quý, chúng ta lại là nông dân không hiểu biết. Ngộ nhỡ gặp phải nhà phú quí lại không làm đúng lễ nghĩa chúng ta sẽ thành trò cười".
Lâm Hải cũng gật đầu với ý kiến của Dương thị, nhưng lòng hắn cũng thật rối:" nhưng cha nói là sẽ bán toàn bộ ruộng đi, chúng ta ở lại cũng không được. Hay ta đi nói với cha cứ để mười mẫu ruộng kia cho ta trồng?"
Dương thị lắc đầu:" cha sẽ không đồng ý đâu, chàng lại không hiểu cha sao? Ta nghĩ, cha đây là muốn toàn gia đi chắc rồi".
Hai vợ chồng lâm vào trầm mặc.
Phu thê Lâm Hải không muốn đi, nhưng phu thê Lâm Giang lại đang tính toán xem mang theo những gì lên kinh thành. Của hồi môn của Tô thị cũng có mười mẫu ruộng nước, hai vợ chồng đang bàn bán thế nào để không ai biết. Vì vốn số ruộng này cũng không ai biết Tô thị có trừ Lâm Giang.
Trên chính phòng Lý thị cũng đang nói với Lâm lão gia tử ý của La thị, đương nhiên bà cũng không nói La thị nói vậy:" ông thử nghĩ xem, nhà Dương thị là thương nhân, tuy bây giờ thương nhân không bị khó dễ như mấy chục năm trước nhưng không phải quan gia rất coi thường thương nhân sao? Ông muốn để Lâm Sơn nhà chúng ta bị các quan viên khác chê cười con sao? Theo tôi thì chúng ta nên phân gia đi."
Lâm lão gia tử giựt mình trừng mắt nhìn Lý thị:" phân gia? Bà nghĩ gì vậy? Lâm Hải không hy sinh cho ca ca, đệ đệ đi học thì bọn chúng được như vậy sao? Lâm Hải nó không phải con bà sao?"
Lý thị cũng không thua kém:" thì thế nào? Tôi chỉ nói phân gia, có bảo đuổi chúng đi sao? Ông phải nghĩ đến tiền đồ của Lâm Sơn chứ? Không lẽ vì cái danh thông gia với kẻ buôn bán mà kéo chân con? Ông thương xót Lâm Hải thì để lại mười mẫu đất cho nó, vậy cũng đủ rồi".
Lý thị hỏi dồn dập làm Lâm lão gia tử á khẩu. Ông trầm mặc không nói. Tuy nói thương nhân bây giờ không bị làm khó dễ như trước, nhưng "sĩ- nông- công- thương" là nói rõ thương nhân luôn ở tầng chót. Mà những người làm quan là cực kì coi thường thương nhân.
Lý thị biết ông dao động rồi nên cũng không nói thêm nữa.
Một lúc lâu sau Lâm lão gia tử mới nói:" chuyện phân gia cứ để lão nhị về rồi bàn kỹ hơn đi". Nói xong nhắm mắt không nói nữa, nhưng trong lòng ông trăm chuyển ngàn hồi. Lâm Hải đã vì cái nhà này mà từ bỏ đọc sách, bây giờ ca ca có tiền đồ, người bị đẩy ra là Lâm Hải. Nhưng Lý thị nói cũng không sai, Lâm Sơn lại không thể vì ông có thông gia làm kinh thương mà bị các đồng liêu khinh bỉ được. Như vậy không phải là bao nhiêu cố gắng trước giờ đổ sông đổ biển sao?
Lý thị biết chuyện này Lâm Sơn nói vào thêm thì tám phần là thành công nên cũng an tâm ngủ.
.... Ta là đường phân cách bán ruộng....
Sáng hôm sau Lâm lão gia tử, Lâm Hải và Lâm Giang đồng hành lên trấn tìm đến nhà Chu Nhân, là người chuyên dẫn mối đất đai có uy tín nhất để hỏi thăm việc bán ruộng.
Vì Lâm lão gia tử muốn bán cả hơn hai trăm mẫu ruộng nên cũng hơi khó. Chu Nhân hẹn trong vòng bảy ngày sẽ cho Lâm lão gia tử câu trả lời.
Vì bây giờ cũng là tháng năm rồi, qua tháng sáu thì sẽ vào mùa thu hoạch, nên nếu có ai cần mua cũng sẽ nhanh chóng mua. Vì mua xong họ có thể trồng cây ngắn ngày vào vụ thu, cũng kiếm được một khoản vào cuối năm.
Lâm lão gia tử sai Lâm Hải đi báo cho tá điền biết ông sắp bán ruộng, để họ cũng biết mà lo liệu đi thuê ruộng nhà khác.
Tin tức Lâm Sơn đã làm quan tại kinh thành cũng làm oanh động Linh Khê thôn. Đã qua bao đời rồi thôn của họ mới lại xuất hiện một vị quan, lại là làm quan ở kinh thành. Thật đáng tự hào.
Thôn dân ở đây cũng rất hiền hòa, nghe tin Lâm Sơn làm quan, cũng mang quà đến chúc mừng. Lý thị nhận hết, mặt mày tươi cười như hoa nở. La thị thấy người tới chúc mừng thì đầu ngẩng thật cao.
Dương thị thì vẫn cặm cụi làm việc của mình, nên nấu cơm thì nấu, nên lo cho heo bò gà thì lo. Tô thị thì chỉ chăm chăm bên cạnh La thị để nịnh bợ, tâng bốc.
Qua ngày thứ năm kể từ khi gặp Chu Nhân thì hôm nay Chu Nhân dẫn theo người tới mua ruộng.
Chu Nhân thi lễ với Lâm lão gia tử:" Lâm lão gia, đây là Nhậm quản gia nhà Âu Dương lão gia, Âu Dương lão gia nghe nói Lâm nhị ca làm quan ở kinh thành, muốn chuyển cả nhà lên kinh, muốn giúp Lâm lão gia nhanh chóng được hưởng phúc nên đã nhờ vãn bối dẫn quản gia tới thương lượng giá cả".
Nhậm quản gia cũng thi lễ với Lâm lão gia tử:" xin Lâm lão gia tử cho ta số lượng ruộng ngài có và giá cả như thế nào để ta tiện bề về báo lại với lão gia nhà ta".
Lâm lão gia tử nhìn Nhậm quản gia đánh giá " quả là người làm trong nhà giàu có tiếng ở huyện thành, tư thái, cử chỉ không kiêu ngạo, không siểm nịnh, rất thong dong, tuy chỉ là quản gia lại cứ có cảm giác như một chủ tử".
Lâm lão gia tử nói Lâm Giang đi gọi Lâm Hải ngoài ruộng về, rồi quay qua cười nói với Nhậm quản gia:" mấy năm nay là con thứ ba của ta lo việc đồng áng, nó nắm vững diện tích và số lượng hơn ta, làm phiền Nhậm quản gia và Chu huynh chờ một lát".
Hai người vội nói:" không phiền, không phiền".
Khoảng hai khắc sau thì Lâm Hải và Lâm Giang trở lại. Lâm lão gia tử nói Lâm Hải báo số ruộng nước và ruộng cạn cho Nhậm quản gia. Lâm Hải và Lâm Giang thi lễ chào ba người. Lâm Hải báo:" ruộng nước toàn bộ là thượng đẳng, tổng cộng 184 mẫu, ruộng cạn có 45 mẫu là loại tốt, loại trung bình có 38 mẫu, tổng là 267 mẫu tất cả".
Lâm lão gia tử gật đầu:" Nhậm quản gia, ruộng nước thượng đẳng theo giá bây giờ là 35 lượng một mẫu, ruộng cạn loại tốt là 18 lượng một mẫu, ruộng cạn trung bình là 8 lượng một mẫu. Cứ chiếu theo giá thị trường mà tính, ngài thấy thế nào?"
Nhậm quản gia vội nói:" ta sẽ về bẩm lại lão gia, chuyện này ta không thể thay lão gia quyết định. Kính xin ngài ghi lại số lượng và giá cả cụ thể để ta về tiện có cái trình lên lão gia nhà ta".
Lâm lão gia tử sai Lâm Giang ghi lại, Nhậm quản gia cũng muốn tự mình đi xem số ruộng đó, Lâm Hải dẫn Nhậm quản gia đi, Chu Nhân cũng vội vàng theo sau.
Lâm lão gia tử ngồi thẫn thờ. Tuy nói bán đi ruộng đất để lên kinh thành ở, nhưng lòng ông vẫn tiếc nuối. Mảnh đất này là nơi ông gây dựng cả đời của mình, giờ phải bán đi, lòng ông là vô vàn luyến tiếc. Cả đời ông coi như đã vì tiền đồ của Lâm Sơn mà bỏ qua hết tất cả rồi, cung hy vọng Lâm Sơn thăng tiến tốt, không phụ sự hy sinh của cả nhà này.
Danh sách chương