Sau bữa ăn, Trần Vân rang hạnh nhân mà Thiết Trụ mang về, khi chia hạnh nhân ra, cô còn cố tình cho bọn trẻ nhiều hơn.
"Hạnh nhân là do anh trai mang về. Khi chúng ta ăn phải cảm ơn anh trai.”
Nhị Nữu cầm hạt hạnh nhân, nhỏ giọng nói: "Cảm ơn anh."
Thiết Đản cũng gọi: "Anh ơi!"
Chuẩn bị đi ngủ, Trần Vân cũng không để bọn trẻ ăn quá nhiều nên cô lấy một ít rồi cất đi.
“Đồ ngon không thể ăn hết trong một ngày, phần còn lại ngày hôm sau ăn tiếp.” Trần Vân cất đồ đi, xoa xoa đầu mấy đứa trẻ, ý bảo chúng sau khi ăn xong phải súc miệng.
***
Lúa sau khi thu hoạch cần được phơi, phơi khô lúa rồi mới đưa vào kho thóc, trong đó hơn một nửa phải nộp cho nhiệm vụ lương thực.
Ở thôn Tiền Sơn, đất đai phì nhiêu, khí hậu dễ chịu, năng suất lúa tốt, thêm khoai lang và đậu phộng về cơ bản có thể đảm bảo rằng xã viên sẽ không bị đói.
Khi trong thôn bắt đầu bận rộn phơi thóc, bức thư thứ hai của Trịnh Vệ Hoa lại đến.
So với bức thư trước, bức thư thứ hai mỏng hơn rất nhiều, khi mở ra thì không có chữ nào, chỉ có một tấm ảnh đen trắng cỡ sáu inch.
Người trong bức ảnh mặc quân phục, vẻ mặt lạnh lùng nghiêm nghị, nước da hơi ngăm đen và bờ vai dày rộng, một nét nam tính mạnh mẽ toát ra qua bức ảnh.
Trịnh Vệ Hoa mỗi năm về một lần, và ngay cả Thiết Trụ lớn nhất cũng không thể nhớ rõ cha mình trông như thế nào, chứ đừng nói đến hai đứa con nhỏ.
Thiết Trụ cầm lấy bức ảnh, xem nó cùng với các em.
Thiết Đản còn quá nhỏ lại nghịch ngợm nên không được sờ vào ảnh, chỉ có thể nhìn anh chị đè đầu cưỡi cổ, thầm thì nhìn ảnh.
"Đây là cha sao?"
"Tất nhiên rồi!"
"Cha mặc quân phục!"
"Cha là quân nhân. Tất nhiên là mặc quân phục rồi. Cha cái gì cũng biết! Sau này anh cũng sẽ đi lính, chụp ảnh cho em xem."
Nhị Nữu suy nghĩ một chút: "Em không muốn anh đi lính."
"Tại sao?"
"Anh đi lính rồi thì không thể nhìn thấy anh được nữa."
Sau khi Nhị Nữu nói xong, tâm trạng hưng phấn của Thiết Trụ liền giảm xuống một chút.
Từ nhỏ cậu đã sùng bái cha, trong lòng cậu, cha cậu là một đại anh hùng, cậu muốn đi theo con đường mà cha đã đi, nhưng cũng oán trách việc cha thường xuyên vắng mặt trong gia đình.
“Anh khác cha.” Thiết Trụ suy nghĩ một hồi lâu, bực bội nói một câu: “Ban ngày anh đi lính, buổi tối sẽ về nhà.”
Nhị Nữu cũng cảm thấy đây là một ý kiến hay: "Vậy thì em có thể gặp anh mỗi ngày rồi."
"Ừm, đúng vậy."
Bức ảnh do Trịnh Vệ Hoa gửi về đã trở thành bức ảnh yêu thích của Thiết Trụ và Nhị Nữu, mỗi ngày xem đi xem lại mấy lần.
Đàn ông bản tính hiếu thắng, bất kể là ba tuổi hay là tám mươi tuổi, một lời không hợp có thể đánh nhau.
Trước đây, vì Trịnh Vệ Hoa không có nhà, khi xảy ra mâu thuẫn với người khác, Thiết Trụ chịu không ít tủi thân. Mấy đứa nhỏ mồm mép nghe mấy câu chuyện phiếm ở nhà, mắng Thiết Trụ là người không cha không mẹ, nói mẹ ghẻ nhất định sẽ bán cậu…
Bây giờ có bức ảnh do cha gửi về, Thiết Trụ dường như đã trút được cơn giận. Ngày nào cậu cũng dẫn mọi người đến khoe cha trên tấm ảnh, thề phải xóa bỏ tin đồn đầu tiên — tôi không chỉ có cha, mà cha tôi còn giỏi hơn cha của các cậu!
Trong sân nhỏ của nhà họ Trịnh người đến người đi mỗi ngày, lũ trẻ vô tư chơi đùa, giẫm chết mấy cây ớt vừa mới trồng trong sân.
Phát hiện ra chuyện này, Trần Vân còn chưa nói gì, Thiết Trụ lại dần dần không dẫn bạn đến nữa.
Gần đây, địa vị của Thiết Trụ trong các cậu bé dưới mười tuổi ở thôn Tiền Sơn đã tăng lên, trước kia vì yếu tố tuổi tác và gia đình, khi chơi trò chơi với người khác cậu luôn phải đóng vai địa chủ và thổ phỉ.
Có bức ảnh Trịnh Vệ Hoa mặc quân phục, hiện tại cậu được đổi làm Bát Lộ[1], còn lần đầu tiên được làm tư lệnh viên.
[1]Bát Lộ: là một nhân vật trong phim Tiểu Bát Lục sản xuất năm 1973.
Được người khác tán tụng, Thiết Trụ vô cùng vui vẻ chơi mấy ngày, da dẻ rám đi mấy tông.
Trần Vân còn có chút lo lắng cậu chơi vui quá khi đi học sẽ không tập trung học tập được, kết quả chưa khai giảng thì cậu đã không ra ngoài nữa.
Trần Vân có chút tò mò: "Tại sao không ra ngoài chơi nữa?"
Thiết Trụ đang cầm cuốn sách, tuổi còn nhỏ đã đã toát ra khí chất ‘nhìn thấu hồng trần’: "Thật nhàm chán."
Trước đây, khi bị bài xích thì rất muốn được công nhận, bây giờ khi được công nhận, cảm giác cũng vẫn như vậy.
Thiết Trụ làm xong một bài toán, mắt nhìn ảnh chụp bày bên tay.
Bức ảnh đã bị rất nhiều người sờ qua, bề mặt có chút sờn, bây giờ cậu và Nhị Nữu cũng không dám tùy tiện chạm vào.
Đối với kết quả này, Thiết Trụ có hơi ảo não, hối hận bản thân vì khoe khoang mà dẫn nhiều người về nhà như vậy.
Cha và bọn họ không liên quan gì đến nhau, cho bọn họ xem ảnh chụp làm gì? Sau khi Trần Vân viết xong bản thảo ngày hôm đó, lúc cô hoạt động bả vai thì nhìn thấy động tác của Thiết Trụ.
Bức ảnh không được bọc lại nên quả thật bị sờn hơi nhanh. Hôm trước cô đến thị trấn định mua một khung ảnh, nhưng người bán hàng nói trong thị trấn không có, phải đến huyện mới mua được.
Nghĩ đến huyện thành, trong lòng Trần Vân lay động, nghe nói trên huyện mở một tiệm chụp ảnh, cô có nên mang mấy đứa trẻ đi chụp vài tấm ảnh gửi cho Trịnh Vệ Hoa không?
"Hạnh nhân là do anh trai mang về. Khi chúng ta ăn phải cảm ơn anh trai.”
Nhị Nữu cầm hạt hạnh nhân, nhỏ giọng nói: "Cảm ơn anh."
Thiết Đản cũng gọi: "Anh ơi!"
Chuẩn bị đi ngủ, Trần Vân cũng không để bọn trẻ ăn quá nhiều nên cô lấy một ít rồi cất đi.
“Đồ ngon không thể ăn hết trong một ngày, phần còn lại ngày hôm sau ăn tiếp.” Trần Vân cất đồ đi, xoa xoa đầu mấy đứa trẻ, ý bảo chúng sau khi ăn xong phải súc miệng.
***
Lúa sau khi thu hoạch cần được phơi, phơi khô lúa rồi mới đưa vào kho thóc, trong đó hơn một nửa phải nộp cho nhiệm vụ lương thực.
Ở thôn Tiền Sơn, đất đai phì nhiêu, khí hậu dễ chịu, năng suất lúa tốt, thêm khoai lang và đậu phộng về cơ bản có thể đảm bảo rằng xã viên sẽ không bị đói.
Khi trong thôn bắt đầu bận rộn phơi thóc, bức thư thứ hai của Trịnh Vệ Hoa lại đến.
So với bức thư trước, bức thư thứ hai mỏng hơn rất nhiều, khi mở ra thì không có chữ nào, chỉ có một tấm ảnh đen trắng cỡ sáu inch.
Người trong bức ảnh mặc quân phục, vẻ mặt lạnh lùng nghiêm nghị, nước da hơi ngăm đen và bờ vai dày rộng, một nét nam tính mạnh mẽ toát ra qua bức ảnh.
Trịnh Vệ Hoa mỗi năm về một lần, và ngay cả Thiết Trụ lớn nhất cũng không thể nhớ rõ cha mình trông như thế nào, chứ đừng nói đến hai đứa con nhỏ.
Thiết Trụ cầm lấy bức ảnh, xem nó cùng với các em.
Thiết Đản còn quá nhỏ lại nghịch ngợm nên không được sờ vào ảnh, chỉ có thể nhìn anh chị đè đầu cưỡi cổ, thầm thì nhìn ảnh.
"Đây là cha sao?"
"Tất nhiên rồi!"
"Cha mặc quân phục!"
"Cha là quân nhân. Tất nhiên là mặc quân phục rồi. Cha cái gì cũng biết! Sau này anh cũng sẽ đi lính, chụp ảnh cho em xem."
Nhị Nữu suy nghĩ một chút: "Em không muốn anh đi lính."
"Tại sao?"
"Anh đi lính rồi thì không thể nhìn thấy anh được nữa."
Sau khi Nhị Nữu nói xong, tâm trạng hưng phấn của Thiết Trụ liền giảm xuống một chút.
Từ nhỏ cậu đã sùng bái cha, trong lòng cậu, cha cậu là một đại anh hùng, cậu muốn đi theo con đường mà cha đã đi, nhưng cũng oán trách việc cha thường xuyên vắng mặt trong gia đình.
“Anh khác cha.” Thiết Trụ suy nghĩ một hồi lâu, bực bội nói một câu: “Ban ngày anh đi lính, buổi tối sẽ về nhà.”
Nhị Nữu cũng cảm thấy đây là một ý kiến hay: "Vậy thì em có thể gặp anh mỗi ngày rồi."
"Ừm, đúng vậy."
Bức ảnh do Trịnh Vệ Hoa gửi về đã trở thành bức ảnh yêu thích của Thiết Trụ và Nhị Nữu, mỗi ngày xem đi xem lại mấy lần.
Đàn ông bản tính hiếu thắng, bất kể là ba tuổi hay là tám mươi tuổi, một lời không hợp có thể đánh nhau.
Trước đây, vì Trịnh Vệ Hoa không có nhà, khi xảy ra mâu thuẫn với người khác, Thiết Trụ chịu không ít tủi thân. Mấy đứa nhỏ mồm mép nghe mấy câu chuyện phiếm ở nhà, mắng Thiết Trụ là người không cha không mẹ, nói mẹ ghẻ nhất định sẽ bán cậu…
Bây giờ có bức ảnh do cha gửi về, Thiết Trụ dường như đã trút được cơn giận. Ngày nào cậu cũng dẫn mọi người đến khoe cha trên tấm ảnh, thề phải xóa bỏ tin đồn đầu tiên — tôi không chỉ có cha, mà cha tôi còn giỏi hơn cha của các cậu!
Trong sân nhỏ của nhà họ Trịnh người đến người đi mỗi ngày, lũ trẻ vô tư chơi đùa, giẫm chết mấy cây ớt vừa mới trồng trong sân.
Phát hiện ra chuyện này, Trần Vân còn chưa nói gì, Thiết Trụ lại dần dần không dẫn bạn đến nữa.
Gần đây, địa vị của Thiết Trụ trong các cậu bé dưới mười tuổi ở thôn Tiền Sơn đã tăng lên, trước kia vì yếu tố tuổi tác và gia đình, khi chơi trò chơi với người khác cậu luôn phải đóng vai địa chủ và thổ phỉ.
Có bức ảnh Trịnh Vệ Hoa mặc quân phục, hiện tại cậu được đổi làm Bát Lộ[1], còn lần đầu tiên được làm tư lệnh viên.
[1]Bát Lộ: là một nhân vật trong phim Tiểu Bát Lục sản xuất năm 1973.
Được người khác tán tụng, Thiết Trụ vô cùng vui vẻ chơi mấy ngày, da dẻ rám đi mấy tông.
Trần Vân còn có chút lo lắng cậu chơi vui quá khi đi học sẽ không tập trung học tập được, kết quả chưa khai giảng thì cậu đã không ra ngoài nữa.
Trần Vân có chút tò mò: "Tại sao không ra ngoài chơi nữa?"
Thiết Trụ đang cầm cuốn sách, tuổi còn nhỏ đã đã toát ra khí chất ‘nhìn thấu hồng trần’: "Thật nhàm chán."
Trước đây, khi bị bài xích thì rất muốn được công nhận, bây giờ khi được công nhận, cảm giác cũng vẫn như vậy.
Thiết Trụ làm xong một bài toán, mắt nhìn ảnh chụp bày bên tay.
Bức ảnh đã bị rất nhiều người sờ qua, bề mặt có chút sờn, bây giờ cậu và Nhị Nữu cũng không dám tùy tiện chạm vào.
Đối với kết quả này, Thiết Trụ có hơi ảo não, hối hận bản thân vì khoe khoang mà dẫn nhiều người về nhà như vậy.
Cha và bọn họ không liên quan gì đến nhau, cho bọn họ xem ảnh chụp làm gì? Sau khi Trần Vân viết xong bản thảo ngày hôm đó, lúc cô hoạt động bả vai thì nhìn thấy động tác của Thiết Trụ.
Bức ảnh không được bọc lại nên quả thật bị sờn hơi nhanh. Hôm trước cô đến thị trấn định mua một khung ảnh, nhưng người bán hàng nói trong thị trấn không có, phải đến huyện mới mua được.
Nghĩ đến huyện thành, trong lòng Trần Vân lay động, nghe nói trên huyện mở một tiệm chụp ảnh, cô có nên mang mấy đứa trẻ đi chụp vài tấm ảnh gửi cho Trịnh Vệ Hoa không?
Danh sách chương