Tình hình chiến sự tại Bưu Tân là quân Đại Nam tan tác bỏ chạy khỏi chiến hào nhưng tình hình tại Bình Tân lại khác hoàn toàn. Nơi này người chỉ huy của quân Đại Nam là Trương Định tướng, một trong những người đã quần nhau với quân Pháp mấy năm vừa qua và đã có kinh nghiệm nhất định trong việc đánh cung Pháp quân.

Trương Định đã có những trận đánh chiếm ưu thế với quân Pháp, Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè. Đây là trận đánh mà quân Đại Nam chỉ có đao thương và cung tên chống lại giặc Pháp mà thôi.

Cũng phải nói rằng họ Trương có kinh nghiệm nhất định với việc va chạm bộ binh của quân Pháp. Ông đã trình bày những hiểu biết và kinh nghiệm của mình cho các đồng nghiệp đến từ Tân Kinh quân trong các buổi họp sĩ quan. Ý kiến của ông rất được Hoàng Diệu hoan nghênh và tán thưởng, Hoàng Diệu đã ra lệnh cho các tướng dưới chướng của mình tìm hiểu kĩ càng và tìm cách áp dụng.

Nhưng có câu chủ tướng tính là một chuyện, hạ cấp nghe hay không lại là chuyện khác. Các tướng sĩ Tân Kinh quân quả thật hơi quá kiêu ngạo sau trận thắng trên sông Đồng Nại mà quên đi ý kiến của Trương Định. Trong mắt họ thì Tân Kinh quân là cường quân, và là đội quân duy nhất của Đại Nam có thể làm nên chiến thắng lịch sử trước quân Pháp. Vậy thì họ cần gì phải nghe những ý kiến của bại tướng như Trương Định làm gì. Đây chính là một bài học khốc liệt phải trả giá bằng xương máu khi có sự tự kiêu tự mãn trong quân sự chuyện.

Khác với quân Đại Nam tại Bưu Tân, chiến hào trận địa của Đại Nam tại Bình Tân trở nên nhốn nháo hoảng loạn vô cùng sau vài đợt Pháo kích ngắn ngủ của quân Pháp. Vậy là có đến hơn 200 binh sĩ đại nam gióng chống, dương cờ mà ầm ầm chạy ra khỏi chiến hào lui binh, mặc kệ cho các sĩ quan Đại Nam “bất lực” kêu gào thúc chiến. Tình thế quân Đại Nam tại Bình tân loạn như cào cào và đứng trước nguy cơ “vỡ trận” trong giây lát.

Trung tá Botros của quân Pháp thông qua kính viễn vọng thì đã thấy rõ tất cả, anh ta vội vàng nắm lấy “ thời cơ” khó có được mà lệnh cho Pháo binh bắn thêm một lươt đạn rồi quân bộ binh xung phong chiếm trận địa. Tư tưởng của Botros là tận diệt cánh quân này của Đại Nam.

Quân Pháp cùng lính đánh thuê Philippines ầm ầm xung phong về phía trận địa của quân Đại nam, tất nhiên lũ xuông lên phía trước là lính Philippines rồi, vì quân Đại Nam rất hau chơi bài bẫy chông phía dưới đất sau đó ngụy trang nên lính Pháp cực kì đề phòng chuyện này. Nói là xung phong nhưng khi đến gần trận địa quân Việt thì lính philippines giảm hẳn tốc độ, họ đang chọc phía dưới chân để thăm dò hầm chông bí mật. Tất nhiên bên cạnh đó sẽ có các binh sĩ phụ trợ dương súng về phía trận địa quân Đại Nam. Nếu có lính Việt cầm đao kiếm xông ra thì họ sẽ tiến hành bắn giết ngay lập tức.

Thật ra quân Đại Nam cũng có bố trí bẫy chông nhưng không nhiều, điểm quan trọng là nếu như thực sự có thời gian cũng như có sự chú ý thì bẫy chông thực sự không gây nên quá nhiều tác dụng. Quân philippines lần lượt loại bỏ được các bẫy chông mà tiến lên. Philippines binh sĩ cũng thừa am hiểu cái kiểu đánh trận bẫy dập này, vì họ cũng đã làm không ít tại đất nước của mình. Quân Pháp tiến vào đến phạm vi 200 m thì đột biến bỗng nhiên diễn ra.

Chẳng hiểu quân Đại Nam đã từ lúc nào mà chui ra khỏi chiến hào và sẵn sàng súng ống để chuẩn bị. Tất nhiên người thò mặt lên mà quan sát cũng chỉ có các sĩ quan lấp ló sau các bao cát xếp thành lỗ châu mai kín đáo mà thôi. Tất cả chiến sĩ Đại Nam vẫn nồi yên mà ôm chặt bọc súng trong tay.

Quân Pháp và lính đánh thuê đanh tiến dần về phía trước bỗng nghe một tiếng thét vang vọng trận địa phía Đại Nam.

- Vào vị trí, nhắm chuẩn, bắn tự do..

- Vào vị trí.

- Nhanh vào vị trí.

Sau tiếng hét lớn của Trương Định là hàng loạt các tiếng hét nối tiếp của các sĩ quan đang ra lệnh cho binh sĩ dưới quyền, yêu cầu họ vào vị trí chiến đấu. Trước mắt quân Pháp bỗng xuất hiện hàng loạt các “gáo dừa” tròn tròn lấp ló sau công sự. Pháp quân chưa định thần lại sau bất ngờ này thì hàng lọt tiếng nổ vang lên. Thì ra quân Đại Nam còn lại trong chiến hào đã xuất thủ.

Các binh sĩ Đại nam chưa dính thương vong đều tăm tắp theo hiệu lệnh mà lao lên các bờ chiến hào. Ngay cả các binh sĩ bị thương nhẹ cũng cố nhịn đau mà thực hiện mệnh lệnh tác chiến. Súng của họ đã tăm tắp mà kê lên thành chiến hào rồi cùng nhau xạ kích.

Tiếng nổ ào ào vang lên khắp các nơi trong chiến tuyến của người Việt, tiếng đạn bay vèo vèo reo rắt trong không gian. Rồi hoa lửa tràn ngập, hoa máu cũng nở tươi.

Quân Pháp đang còn chờ đợi sau tiếng hô xung phong của quân Đại Nam là một loạt người A nam da vàng nhỏ bé mặc áo vải tay cầm gươm đao xông lên từ chiến hào. Công việc của họ là phắn từng loạt đạn và hạ sát những người ngu ngốc cầm dao kiếm đọ súng đạn. Những tên các mồm người Pháp còn mỉa mai mà cho rằng có lẽ đây là cuộc thi bắn gà tây. Nhưng lần này không đúng rồi, không hề có người A nam bé nhỏ xông lên chỉ có những “gáo dừa” lấp ló cùng những họng súng lạnh lùng chĩa vào quân Pháp mà xạ kích.

Ba trăm họng súng, ba trăm phát đạn, ba trăm đường kẻ vạch không khí, và hàng trăm tia máu đỏ tươi nở rộ. Chỉ trong một phút giây ngắn ngủi như vậy mà đã có gần 150 người nằm xuống dãy dụa. Có lẽ trong số này có người chết, người bị thương, nhưng đảm bảo rất khó có người trong đám nằm xuống này có thể tái chiến.

Phản ứng của quân Pháp lúc này không phải là bỏ chạy tứ tán, hay quay đầu rút lui. Người Pháp không phải là động vật thiếu não trong các tiểu thuyết tự cường của Trung Hoa. Người Tây dương không phải ngu ngốc như sự tưởng tượng của đa phần có chủ nghĩa đại dân tộc. Trái lại với đó, người Pháp mạnh, nhất là vào lúc này, họ văn minh hơn, tân tiến hơn, quân đội kỷ luật hơn, thiện chiến hơn. Ít nhất nếu so sánh thì người Pháp thiện chiến gấp nhiều lần người Đại Nam lúc này, và tầm hiểu biết cá nhân của họ cũng là vượt trội chúng ta.

Quân philippines còn đang lớ ngớ tại tuyến đầu thì quân Pháp hoặc quỳ hoặc nằm, hoặc tìm vật che che chắn đã hạ hết trọng tâm cả rồi. Họ chưa được lệnh rút rui, vả lại những người Pháp thiện chiến này hiểu rõ, những vũ khí của quân Đại Nam không thể nào là súng hỏa mai cho được, đây là vũ khí hiện đại tương đương với họ. Nếu quay lưng mà chạy thì thương vong sẽ càng lớn hơn nhiều.

Sĩ quan người Pháp lại càng hiểu rõ hơn về chiến thuật. Họ đa phần được đào tạo tại các học viện quân sự chuyên nghiệp tại Pháp Quốc, cũng có thể là du học tại các quốc gia Châu Âu khác. Vậy nên trình độ sĩ quan Pháp đồng đều, và rất am hiểu quân sự nhất là quân sự hiện đại.

Việc quay lung chạy trốn đồng nghĩa việc quân Đại Nam có thể lao lên và đuổi theo. Đến lúc đó thì tình hình của quân Pháp sẽ cực kì tệ hại vì Pháo binh không thể có trợ giúp nào đắc lực. Mệnh lệnh giữ nguyên vị trí phản công và bắn yểu trợ rút lui sau đó được ban bố. Quân Pháp bò trên mặt đất cùng lấy chính thân thể của đồng đội làm vật cản để tiến hành phản công.

Một màn đọ súng giữa hao bên Đại Nam và Pháp quốc lần đầu tiên một cách sòng phẳng đã diễn ra tại Bình Tân trên một ngọn đồi đất vô danh.

Hai trăm quân Đại Nam giả vờ bỏ chạy cũng lục đục theo thông đạo hào mà trở lại chiến trường. Đến lúc này mọi mệnh lệnh như bắn theo lượt hay bắn đội hình đều là vô dụng. Hai bên binh sĩ đều dùng kĩ năng xạ kích của mình mà bắn giết đối phương. Và hai bên đang ở thế dằng co, tỉ lệ thương vong của Pháp quân có cao hơn một ít vì họ bị tập kích bất ngờ ban đầu mà bị thương vong đến gần 150 nhân mạng.

Khoảng cách 200-300 m thì súng Kammerlader của Đại nam hoàn toàn có thể đảm nhận nhiệm vụ công phòng. Thêm vào đó trong tay Trương định tướng còn có một đội quân gần hai trăm người với súng Minire Rifle thu được của người Pháp. Đội quân này mới thành lập được gần hai tháng, huấn luyện về chiến thuật chưa quá thành thục, nhưng về bắn đạn thì họ không hề yếu kém. Bốn chiếc chiến hạm thu được có rất nhiều đạn dược và thuốc súng để họ luyện tập trong thời gian qua.

Thật ra trong chiến trường nếu xét riêng về bộ binh thì quân Đại Nam chiếm ưu thế. Họ đang từ trên cao bắn xuống, họ đang nấp trong chiến hào mà bắn ra, trang bị của họ lại tốt hơn bộ binh Pháp. Tốt hơn là vì trong khoảng cách này ưu thế tàm xa của Minire Rifle hoàn toàn vô dụng. Thêm vào đó Kammerlader nạp đạn dễ hơn nhiều, Đại nam binh sĩ có thể nạp đạn với đủ mọi tư thế. Trong khi đó quân Pháp khi nằm rất khó nạp đạn cho súng Minire Rifle, họ luôn bị vướng víu do cây thông nòng và nhồi đạn của súng quá dài, không thích hợp cho tư thế nằm. Muốn nhồi đạn thì họ phải nhổm người lên một chút và rất dễ trúng đạn từ phe đối diện.

Quân Đại nam thì xung sướng hơn nhiều, họ có chiến hào để bảo vệ. Đến cả Tây Uyên binh dòng chính của Trương Định cũng có thể nửa quỳ mà nạp đạn cho những cây súng Minire Rifle của họ. Bên cạnh đó mũ bảo hiểm sắt của quân Đại Nam rất hiệu quả. Vì cấu tạo hình bán cầu đặc chưng nên viên đạn nếu không bắn vào chính giữ thì rất dễ bị vuốt lệch qua hai bên. Chính những chiếc mũ sắt này đã cứu không biết bao nhiêu tính mệnh của binh sĩ Đại Nam trong vài phút đọ súng vừa qua.

Vốn dĩ bộ binh Pháp quốc dường như nằm trong tư thế bất lợi hoàn toàn và sẽ bị tiêu diệt trong thời gian không lâu. Nhưng sự thật thì không hoàn toàn như vậy. Ngoài lợi thế ban đầu là tiêu diệt 150 người đối phương thì lúc này quân Đại Nam đang phải gồng mình mạng đổi mạng cùng quân thù. Lý do đơn giản, quân Pháp không chỉ có mỗi bộ binh mà thôi, pháo binh của quân Pháp đã hỗ trợ kịp thời. Lúc này đây khoảng cách hai bên là gần 200m, vậy nên những phao thủ kinh nghiệm của Pháp quân vẫn có thể căn chỉnh mà bắn vượt đội ngũ tấn công quân Đại Nam. Tất nhiên lúc này pháo binh của chúng không dám dùng đạn Carcass. Vì nếu dùng đạn nổ chùm này thì quân Pháp cũng khó mà tránh được tổn thương. Tất nhiên tổn thương sẽ không lớn như quân Đại Nam. Xong lúc này những bộ binh pháp đã rơi vào tình thế kẹt giữa hai đường đạn. Tâm lý của họ đã chạm đến bờ vực sụp đổ, nếu còn có tổn thương từ chính pháo binh của đồng đội thì những bộ binh Pháp sẽ vỡ trận ngay.

Không còn cách nào khác Pháo binh chỉ có thể thay đạn chạm nổ, loại đạn chuyên công phá công sự cũng như mạn thuyền chiến. Và đồng thời tầm bắn của đại bác cũng phải chỉnh lại để hơi vượt xa một chút nhằm đảm bảo cho bộ binh.

Mặc dù đạn đại bác Shell không chuyên dùng cho chống bộ binh, nhưng lúc này quân Đại Nam đã bò ra khỏi hầm cá nhân mà tác chiến nên tổn thất của họ là không nhỏ. Tuy là vậy, nhưng dưới là mưa đại bác đạn thì nhóm quân Đại Nam này vẫn kiên trì dùng mạng đổi mạng quyết tiêu diệt quân thù. Đây là trận chiến sẽ khiến họ tự hào, sẽ khiến họ đi vào lịch sử. Vì đây là một trận chiến mặt đối mạt sòng phẳng mà không phải là một trận lén lút phản công.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện