Thật ra thì nhân viên của công ty cũng không ít lần nhìn thấy tâm trạng của ông chủ mình không tốt rồi.
Bình thường mỗi khi ông chủ nổi cáu thì liền có tháu độ vô cùng nghiêm túc, khắt nghiệt và khắt khe.

Cho dù là một dự án vô cùng tốt chỉ có thiếu sót nhỏ như hạt bụi thì cũng bị anh nhìn ra và trách phạt.

Không những vậy, khi tức giận anh còn sa thải không ít người.
Chuyện này đối với công ty đã luôn là chuyện bình thường rồi.

Nhưng cho dù có bình thường đến đâu thì vẫn khiến cho họ sợ hãi.

Lo sợ nhất chính là bị mất việc, công ty này là công ty tốt, nhân viên ở đây toàn là trình độ cao cấp, tiền lương, đãi ngộ lại càng tốt hơn những công ty khác gấp mấy lần.

Lưu luyến nhất là đãi ngộ cao mà lo sợ nhất chính là sau khi mats việc sẽ không thể tìm được việc làm.
Bị sa thải và tự xin thôi việc là hai chuyện khác nhau vô cùng.

Tự xin thôi việc chính là do họ không muốn làm ở đây nữa mới thôi việc.
Còn bị chính ông chủ sa thải thì chính là công ty không cần dùng đến nhân viên này nữa, họ chính là phế vật nên mới bị sa thải.

Mà một người đã bị một công ty lớn sa thải thì đồng nghĩa với việc đi vào địa ngục.

Một cô g ty lớn như công ty của nhà họ Bắc mà đã không cần nhân viên đó thì những công ty lớn nhỏ ngoài kia sao dám dùng chứ? Mặt mũi đâu mà lấy "rác" của công ty lớn đem "tái chế" chứ?
Nên khốc liệt là chỗ đó, mỗi lần ông chủ nổi giận là những nhân viên đang nắm trong ray dự án liền ùn ùn nộp đơn thôi việc.
Nhưng mà bọn họ có điều vô cùng thắc mắc.
Bình thường ông chủ của họ nổi giật dài nhất cũng chỉ trong một tiếng mà bây giờ lại "thăng cấp" một lần đến cả một tuần.
Một tuần này còn khó sống hơn ở địa ngục nữa, nhân viên của công ty thật sự kiện sức rồi, tay chân đều run rẩy đến mức muốn co giật.

Bầu không khí trong công ty bây giờ chỉ còn lại sự "tang thương".

Cũng không biết chừng nào mới có thể kết thúc đây nữa? Không nói đến chuyện công ty của nhà họ Bắc nữa mà hãy nói đến ba mẹ của Nhã Yến Mịch - Nhã lão gia,Nhã phu nhân đi.
Cả tuần nay họ cũng đã ăn không ngon, ngủ không yên vì lo lắng.

Nếu không biết Yến Mịch chịu khổ thì thôi bây giờ biết rồi thì ông bà lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng thở không ra hơi.
Ông bà sợ đứa con gái yếu ớt của mình sẽ không chịu nổi sự hành hạ, sỉ nhục này.

Ông bà luôn dành cảm xúc đau khổ, nhói lòng, xót thương lẫn ái nái cho con gái của mình.
Liệu bây giờ nói "giá như" có còn kịp nữa không?
Nếu còn kịp thì ông bà thật sự rất muốn nói....
Giá như chúng ta không gả Yến Mịch cho nhà họ Bắc thì tốt rồi.
Giá như chúng ta biết Yến Mịch chịu khổ ở ngà họ Bắc sớm hơn thì có thể giúp con bé rồi.
Giá như cuộc hôn nhân này kết thúc sớm thì hay biết mấy.
Giá như chúng ta không vì bước sai một bước đẩy công ty xuống bờ vực thẳm thì Yến Mịch bây giờ cũng không ra nông nỗi như này.
Giá như chúng ta có mắt nhìn người hơn, không tin tưởng vào Bắc Dật Quân đó.
Giá như lúc đầu chúng ta gả con bé cho một người thật lòng yêu thương con bé thì bây giờ chắc chắn con bé đã sống rất hạnh phúc, không chừng chúng ta còn sắp có cháu để bồng bế nữa.
Giá như.....!giá như? Ha ha ha! Đâu ra mà có nhiều chữ giá như đến vậy!!!!
Cho dù bây giờ có nói hai chữ "giá như" một trăm lần đi nữa thì cũng không thể thay đổi được gì, tất cả đều không thể nào thay đổi được quá khứ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện