Bách bối rối không biết làm sao, lại trộm nghĩ: “Thôi đằng nào cũng phải đọc, Thánh Tông nói chuyện này là muốn ta ê mặt rồi.
Cứ oai hùng mà đọc, ta sợ cóc gì ai”.
Hắn thẳng lưng, chắp tay với Hưng Đạo Vương: “Cung kính không bằng tuân mệnh”.
Đoạn hắng giọng:
“Kìa con gà trống hoa mơ, mải mê đạp mái bạc phơ mái đầu.
Bạc đầu thì có sao đâu, nếu không đạp mái sống lâu làm gì?
Kiếp sau xin chớ làm làm người, làm con gà trống sống đời tự do
Khi buồn thì gáy o o, khi vui đạp mái chẳng lo chuyện đời....”
Hưng Đạo Vương phì cười, Thái Tông thì vỗ vỗ vào trán, Thánh Tông tay run run cầm một chén trà, nghe mấy lần rồi mà vẫn chịu không nổi, bật cười ha ha …
Qua một lúc Hưng Đạo Vương giả lả khen:
- Bài thơ tuy ngôn từ thô tục nhưng ý thì rất hay.
Ta nghe ra trong ý thơ phải là của ẩn sỹ muốn vui thú điền viên.
Đệ mới chưa đến hai mươi, đã làm bài thơ này là ý làm sao?
- Đệ nào có ý tứ gì đâu.
Trong đêm hợp cẩn, mấy con gà trong phủ không biết điều, canh ba đã gáy sáng, ta tức điên lên giết hết bọn chúng, sau nghĩ lại thấy thương nên làm bài thơ bồi tội thôi.
“Như vậy cũng được sao?” Ba người tròn mắt nhìn hắn.
Thái Tông lúc này hắng giọng:
- Thôi bàn đến chính sự đi.
Nói xong dời gót ngọc đi đến sảnh đường.
Lúc này ở sảnh đường đã bày ra ba tấm bản đồ cực lớn.
Đều là vẽ trên ba tấm da trâu, căng trên một khung gỗ.
Đây chính là ba tấm bản đồ của Bách được Hàn Lâm Viện vẽ lại.
Thái Tông chỉ vào bản đồ:
- Năm ngoái ngươi trình bày kế hoạch “Giấc mộng Đông A” của mình, ta đã giao Hưng Đạo Vương và thủ hạ đi khắp nơi kiểm chứng lại các thông tin ngươi đưa ra.
Hưng Đạo Vương nói đi:
Hưng Đạo Vương chắp tay:
- Thưa Thượng hoàng và Quan gia, thần phái thủ hạ khắp nơi thu thập, về cơ bản những thông tin Sơn Tây Hầu đưa ra là chính xác.
Vị trí tương đối của Tống – Nguyên thì rõ rồi, những nước phía nam Chiêm Thành, Chân Lạp không có gì để nói.
Thần cũng đã hỏi các thương nhân người Diệp Điều, Thiện, Xiêm, Thiên Trúc.
Những mô tả của Sơn Tây Hầu là chính xác, ngay cả vị trí Người Oa, người Triều Tiên trên bản đồ cũng vậy.
Có thể kết luận, ba tấm bản đồ này đã xác định đúng vị trí tương đối của nước ta so với các nước khác, còn những việc quá chi tiết vì không kiểm chứng được thần không dám phán bừa.
- Thần cũng đã phái thuyền từ Vân Đồn ra Phù Thuỷ Châu.
Phía nam đảo đúng là có nước ngọt, quân ta có thể lập căn cứ tại đây.
Từ đây hải đội cũng đã ra hai bãi cát mà Sơn Tây Hầu nói.
Trên những bãi cát này cũng có đảo lớn, bọn thuỷ thủ thử đào giếng thì có nước ngọt.
Như vậy, địa thế ở đây tuy trắc trở hơn nhiều những vẫn có thể lập căn cứ trấn giữ được.
Thánh Tông vui vẻ:
— QUẢNG CÁO —
- Vậy kế hoạch của Sơn Tây Hầu là khả thi?
- Bẩm Quan gia, kế hoạch này rât khả thi.
Chỉ cần chúng ta có đủ lương thực cung cấp cho hải đảo.
Đóng nhiều quân thuyền, trên thuyền trang bị nỏ lớn là có thể tự tung tự tác tại Biền Đông.
Vả lại việc luyện sắt ở nước ta đã có thành tựu, cứ đà này sẽ cung cấp được cho quân xưởng đóng tàu, thần tự tin có thể hoàn thành tốt việc này.
Thái Tông cười lớn:
- Nên có tự tin như thế.
Triều ta muốn giữ cái an ổn để nhân dân được tăng gia sản xuất, tránh việc binh lửa, nên khi đối ngoại thì giả bộ xưng thần nhưng cũng đừng vì thế mà tư ti.
Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10, chính là năm Quang Khải sinh, bọn giặc Tống liên tục quấy nhiễu.
- Lúc ấy ta thân chinh cầm quân, tự xưng là Trai Lang, đánh lên cả Khâm Châu, Liêm Châu rồi bỏ thuyền lớn chỉ đi thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang nhưng vẫn đánh đâu thắng đó.
Các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình đều bị hạ.
Dân Tống thấy ta là sợ hãi bỏ chạy.
- Sau Tống nhân biết ta thân chinh, mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy.
Khi trở về, ta sai nhổ lấy vài chục cái đem về, giờ để ở Giảng Võ Đường cho bọn Binh Bộ dạy bảo tướng lĩnh.
Ba người quỳ xuống khấu đầu:
- Võ công của Thượng hoàng quả là cổ kim hiếm thấy, chúng thần thẹn không bằng.
Hưng Đạo Vương lại nói tiếp:
- Chỉ có điều?
- Có điều làm sao?
- Đấy là thuỷ quân trên sông, việc hải quân thì có chút khác biệt.
Thứ nhất là cách xác định phương hướng.
Biển Đông là vùng biển quen thuộc với ngư dân nước ta.
Các lão ngư dân có kinh nghiệm đều biết “sóng ở biển đông luôn hướng về phía bờ, chỉ cần men theo hướng sóng là quay được về đất liền” nên chúng ta đi lại trên biển Đông rất dễ dàng.
Tuy nhiên, khi đi xa hơn thì kỹ thuật xác định phương hướng của chúng ta không tốt.
Bách chen vào:
- Cái này Hưng Đạo Vương yên tâm, ta có một kỳ vật có thể định hướng mọi lúc.
Dùng kỳ vật này kèm với kiến thức tinh tượng của ngài viết trong Binh thư yếu lược thì không sợ bị lạc trên biển.
- Binh thư yếu lược?
Bách giật mình, năm nay Hưng Đạo Vương mới ba mươi, có lẽ chưa viết cuốn sách này.
Hắn biết mình thất thố nói trại đi:
- Ta nghe người trong quân nói Hưng Đạo Vương là cao thủ thiên văn mà? Thuật quan sát tinh tượng của ngài có nhiều tâm đắc.
— QUẢNG CÁO —
- Cái này là do ta chuyên tâm nghiên cứu thuật tinh tượng để ứng vào việc hành quân đánh trận.
Đúng là có chút kiến thức.
- Vậy nếu ta có một vật, dù ở đâu, cũng chỉ về hướng Thái Tông, ngài có tự tin hành quân trên biển không?
- Thật có vật đó sao?
- Vật đó đang giữ ở nhà ta.
Ta kiểm chứng rồi, dù ngài có ở đâu, nó luôn chỉ đúng về hướng mà Thái Tông đang ngự.
Thứ này ta tìm được trên mỏ sắt, lúc tìm thấy cũng giật mình.
Thái Tông thấy sự việc kỳ là như vậy thì thúc ngay:
- Ngươi lấy ngay thứ này mang vào cung.
Bách ra ngoài, sai thái giám mang ngọc bội hình cây bách của mình về phủ truyền tin, lại dặn dò vị trí để la bàn trong kho rồi quay trở lại.
Khoảng một canh giờ sau, Thái giám hộc tốc quay trở lại mang theo la bàn.
Cái la bàn này hắn vốn thiết kế để nịnh Thái Tông.
Kim la bàn vốn chỉ hướng Bắc nhưng hắn làm một vật đối trọng để nó luôn chỉ về phía Nam.
Hắn mang thứ này vào điện, dâng tận tay lên Thái Tông?
- Mời Thượng hoàng ngự lãm.
- Thứ này luôn chỉ về hướng ta đứng sao?
- Thưa thượng hoàng, chính xác hơn thì nó luôn chỉ về phía Nam.
Chính là hướng Đại Việt ta trên bản đồ.
Mà Thượng hoàng chính là Đại Việt, không phải nó luôn chỉ về hướng chân long, để mọi người con đất Việt khi đi xa, có thể theo đó mà tìm về với ngài hay sao?
Thái Tông mặt rồng rạng rỡ, cầm la bàn trên tay, xoay đi xoay lại.
Được một lúc giật mình, chuyển cho Hưng Đạo Vương:
- Hưng Đạo Vương thử xem.
Hưng Đạo Vương cầm cái la bàn, quan sát một hồi.
Lại đi ra ngoài cửa, dạo một vòng lớn.
Khi trở lại thì hớn hở:
- Thứ này đúng là kỳ diệu, dù ta đang ở đâu, đúng là nó luôn chính xác chỉ về hướng nam?
Thánh Tông quỳ ngay xuống:
- Thượng Hoàng đúng là chân long giáng thế, được thiên mệnh chiếu vào.
Ngày hưng thịnh của Đại Việt không còn xa nữa.
— QUẢNG CÁO —
Thái Tông vui vẻ vuốt râu cười lớn, lại như nhớ ra điều gì, quay lại hỏi:
- Thứ này chế tạo có khó không?
- Không có gì khó cả, chỉ là cần tìm được vật liệu đặc biệt, nhưng trên mỏ sắt có thứ này.
Chỉ cần tìm được thứ đá có từ lực, hút được sắt thép.
Sau đó mài thành hình cây kim, ở giữa treo lơ lửng để có thể quay được, lại làm một đối trọng ở đầu kia là chúng sẽ luôn trỏ về hướng Nam.
Hưng Đạo Vương vẫn cầm la bàn trên tay, tấm tắc:
- Có thứ này thì đúng là việc phương hướng trên biển không còn là vấn đề nữa.
Cũng coi như giải quyết được một việc.
Thánh Tông băn khoăn:
- Nghe Hưng Đạo Vương nói thì còn những việc gì nữa?
- Để phát triển hải quân thì còn nhiều việc lắm.
Việc phương hướng coi như xong nhưng quân thuyền hiện nay đã lạc hậu, thần tiếp xúc với thương nhân nhà Tống, được biết bọn chúng có rất nhiều tiến bộ về mặt đóng tàu này, thật làm đáng lo ngại.
Bách trầm ngâm:
- Đúng vậy, thần cũng đang lo lắng việc này.
Thế nhưng trăm sự đều có cách giải quyết, việc đầu tiên là chúng ta cứ xây dựng lực lượng hải quân hiện nay thật tốt đã.
Lại quay sang chỗ Hưng Đạo Vương:
- Ta muốn cùng Hưng Đạo Vương đến Vân Đồn để tìm hiểu thêm chuyện này, ngài xem có được không?
- Như vậy thì tốt quá, chúng ta cùng nhau về Vạn Kiếp, sau đó xuống Vân Đồn luôn.
Có Sơn Tây Hầu giúp sức thì không gì bằng.
Thái Tông vui vẻ:
- Được các khanh chung tay là phúc của Đại Việt, kế hoạch kia nếu thành được, thì ngày chúng ta xưng bá, áp đặt lân bang không còn xa nữa.
Hôm nay ta rất vui, anh em các ngươi hoà thuận như thế, cùng nhau bàn bạc việc lớn chính là điều ta mong ngóng.
- Xin nghe lời Thượng hoàng!.
Cứ oai hùng mà đọc, ta sợ cóc gì ai”.
Hắn thẳng lưng, chắp tay với Hưng Đạo Vương: “Cung kính không bằng tuân mệnh”.
Đoạn hắng giọng:
“Kìa con gà trống hoa mơ, mải mê đạp mái bạc phơ mái đầu.
Bạc đầu thì có sao đâu, nếu không đạp mái sống lâu làm gì?
Kiếp sau xin chớ làm làm người, làm con gà trống sống đời tự do
Khi buồn thì gáy o o, khi vui đạp mái chẳng lo chuyện đời....”
Hưng Đạo Vương phì cười, Thái Tông thì vỗ vỗ vào trán, Thánh Tông tay run run cầm một chén trà, nghe mấy lần rồi mà vẫn chịu không nổi, bật cười ha ha …
Qua một lúc Hưng Đạo Vương giả lả khen:
- Bài thơ tuy ngôn từ thô tục nhưng ý thì rất hay.
Ta nghe ra trong ý thơ phải là của ẩn sỹ muốn vui thú điền viên.
Đệ mới chưa đến hai mươi, đã làm bài thơ này là ý làm sao?
- Đệ nào có ý tứ gì đâu.
Trong đêm hợp cẩn, mấy con gà trong phủ không biết điều, canh ba đã gáy sáng, ta tức điên lên giết hết bọn chúng, sau nghĩ lại thấy thương nên làm bài thơ bồi tội thôi.
“Như vậy cũng được sao?” Ba người tròn mắt nhìn hắn.
Thái Tông lúc này hắng giọng:
- Thôi bàn đến chính sự đi.
Nói xong dời gót ngọc đi đến sảnh đường.
Lúc này ở sảnh đường đã bày ra ba tấm bản đồ cực lớn.
Đều là vẽ trên ba tấm da trâu, căng trên một khung gỗ.
Đây chính là ba tấm bản đồ của Bách được Hàn Lâm Viện vẽ lại.
Thái Tông chỉ vào bản đồ:
- Năm ngoái ngươi trình bày kế hoạch “Giấc mộng Đông A” của mình, ta đã giao Hưng Đạo Vương và thủ hạ đi khắp nơi kiểm chứng lại các thông tin ngươi đưa ra.
Hưng Đạo Vương nói đi:
Hưng Đạo Vương chắp tay:
- Thưa Thượng hoàng và Quan gia, thần phái thủ hạ khắp nơi thu thập, về cơ bản những thông tin Sơn Tây Hầu đưa ra là chính xác.
Vị trí tương đối của Tống – Nguyên thì rõ rồi, những nước phía nam Chiêm Thành, Chân Lạp không có gì để nói.
Thần cũng đã hỏi các thương nhân người Diệp Điều, Thiện, Xiêm, Thiên Trúc.
Những mô tả của Sơn Tây Hầu là chính xác, ngay cả vị trí Người Oa, người Triều Tiên trên bản đồ cũng vậy.
Có thể kết luận, ba tấm bản đồ này đã xác định đúng vị trí tương đối của nước ta so với các nước khác, còn những việc quá chi tiết vì không kiểm chứng được thần không dám phán bừa.
- Thần cũng đã phái thuyền từ Vân Đồn ra Phù Thuỷ Châu.
Phía nam đảo đúng là có nước ngọt, quân ta có thể lập căn cứ tại đây.
Từ đây hải đội cũng đã ra hai bãi cát mà Sơn Tây Hầu nói.
Trên những bãi cát này cũng có đảo lớn, bọn thuỷ thủ thử đào giếng thì có nước ngọt.
Như vậy, địa thế ở đây tuy trắc trở hơn nhiều những vẫn có thể lập căn cứ trấn giữ được.
Thánh Tông vui vẻ:
— QUẢNG CÁO —
- Vậy kế hoạch của Sơn Tây Hầu là khả thi?
- Bẩm Quan gia, kế hoạch này rât khả thi.
Chỉ cần chúng ta có đủ lương thực cung cấp cho hải đảo.
Đóng nhiều quân thuyền, trên thuyền trang bị nỏ lớn là có thể tự tung tự tác tại Biền Đông.
Vả lại việc luyện sắt ở nước ta đã có thành tựu, cứ đà này sẽ cung cấp được cho quân xưởng đóng tàu, thần tự tin có thể hoàn thành tốt việc này.
Thái Tông cười lớn:
- Nên có tự tin như thế.
Triều ta muốn giữ cái an ổn để nhân dân được tăng gia sản xuất, tránh việc binh lửa, nên khi đối ngoại thì giả bộ xưng thần nhưng cũng đừng vì thế mà tư ti.
Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10, chính là năm Quang Khải sinh, bọn giặc Tống liên tục quấy nhiễu.
- Lúc ấy ta thân chinh cầm quân, tự xưng là Trai Lang, đánh lên cả Khâm Châu, Liêm Châu rồi bỏ thuyền lớn chỉ đi thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang nhưng vẫn đánh đâu thắng đó.
Các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình đều bị hạ.
Dân Tống thấy ta là sợ hãi bỏ chạy.
- Sau Tống nhân biết ta thân chinh, mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy.
Khi trở về, ta sai nhổ lấy vài chục cái đem về, giờ để ở Giảng Võ Đường cho bọn Binh Bộ dạy bảo tướng lĩnh.
Ba người quỳ xuống khấu đầu:
- Võ công của Thượng hoàng quả là cổ kim hiếm thấy, chúng thần thẹn không bằng.
Hưng Đạo Vương lại nói tiếp:
- Chỉ có điều?
- Có điều làm sao?
- Đấy là thuỷ quân trên sông, việc hải quân thì có chút khác biệt.
Thứ nhất là cách xác định phương hướng.
Biển Đông là vùng biển quen thuộc với ngư dân nước ta.
Các lão ngư dân có kinh nghiệm đều biết “sóng ở biển đông luôn hướng về phía bờ, chỉ cần men theo hướng sóng là quay được về đất liền” nên chúng ta đi lại trên biển Đông rất dễ dàng.
Tuy nhiên, khi đi xa hơn thì kỹ thuật xác định phương hướng của chúng ta không tốt.
Bách chen vào:
- Cái này Hưng Đạo Vương yên tâm, ta có một kỳ vật có thể định hướng mọi lúc.
Dùng kỳ vật này kèm với kiến thức tinh tượng của ngài viết trong Binh thư yếu lược thì không sợ bị lạc trên biển.
- Binh thư yếu lược?
Bách giật mình, năm nay Hưng Đạo Vương mới ba mươi, có lẽ chưa viết cuốn sách này.
Hắn biết mình thất thố nói trại đi:
- Ta nghe người trong quân nói Hưng Đạo Vương là cao thủ thiên văn mà? Thuật quan sát tinh tượng của ngài có nhiều tâm đắc.
— QUẢNG CÁO —
- Cái này là do ta chuyên tâm nghiên cứu thuật tinh tượng để ứng vào việc hành quân đánh trận.
Đúng là có chút kiến thức.
- Vậy nếu ta có một vật, dù ở đâu, cũng chỉ về hướng Thái Tông, ngài có tự tin hành quân trên biển không?
- Thật có vật đó sao?
- Vật đó đang giữ ở nhà ta.
Ta kiểm chứng rồi, dù ngài có ở đâu, nó luôn chỉ đúng về hướng mà Thái Tông đang ngự.
Thứ này ta tìm được trên mỏ sắt, lúc tìm thấy cũng giật mình.
Thái Tông thấy sự việc kỳ là như vậy thì thúc ngay:
- Ngươi lấy ngay thứ này mang vào cung.
Bách ra ngoài, sai thái giám mang ngọc bội hình cây bách của mình về phủ truyền tin, lại dặn dò vị trí để la bàn trong kho rồi quay trở lại.
Khoảng một canh giờ sau, Thái giám hộc tốc quay trở lại mang theo la bàn.
Cái la bàn này hắn vốn thiết kế để nịnh Thái Tông.
Kim la bàn vốn chỉ hướng Bắc nhưng hắn làm một vật đối trọng để nó luôn chỉ về phía Nam.
Hắn mang thứ này vào điện, dâng tận tay lên Thái Tông?
- Mời Thượng hoàng ngự lãm.
- Thứ này luôn chỉ về hướng ta đứng sao?
- Thưa thượng hoàng, chính xác hơn thì nó luôn chỉ về phía Nam.
Chính là hướng Đại Việt ta trên bản đồ.
Mà Thượng hoàng chính là Đại Việt, không phải nó luôn chỉ về hướng chân long, để mọi người con đất Việt khi đi xa, có thể theo đó mà tìm về với ngài hay sao?
Thái Tông mặt rồng rạng rỡ, cầm la bàn trên tay, xoay đi xoay lại.
Được một lúc giật mình, chuyển cho Hưng Đạo Vương:
- Hưng Đạo Vương thử xem.
Hưng Đạo Vương cầm cái la bàn, quan sát một hồi.
Lại đi ra ngoài cửa, dạo một vòng lớn.
Khi trở lại thì hớn hở:
- Thứ này đúng là kỳ diệu, dù ta đang ở đâu, đúng là nó luôn chính xác chỉ về hướng nam?
Thánh Tông quỳ ngay xuống:
- Thượng Hoàng đúng là chân long giáng thế, được thiên mệnh chiếu vào.
Ngày hưng thịnh của Đại Việt không còn xa nữa.
— QUẢNG CÁO —
Thái Tông vui vẻ vuốt râu cười lớn, lại như nhớ ra điều gì, quay lại hỏi:
- Thứ này chế tạo có khó không?
- Không có gì khó cả, chỉ là cần tìm được vật liệu đặc biệt, nhưng trên mỏ sắt có thứ này.
Chỉ cần tìm được thứ đá có từ lực, hút được sắt thép.
Sau đó mài thành hình cây kim, ở giữa treo lơ lửng để có thể quay được, lại làm một đối trọng ở đầu kia là chúng sẽ luôn trỏ về hướng Nam.
Hưng Đạo Vương vẫn cầm la bàn trên tay, tấm tắc:
- Có thứ này thì đúng là việc phương hướng trên biển không còn là vấn đề nữa.
Cũng coi như giải quyết được một việc.
Thánh Tông băn khoăn:
- Nghe Hưng Đạo Vương nói thì còn những việc gì nữa?
- Để phát triển hải quân thì còn nhiều việc lắm.
Việc phương hướng coi như xong nhưng quân thuyền hiện nay đã lạc hậu, thần tiếp xúc với thương nhân nhà Tống, được biết bọn chúng có rất nhiều tiến bộ về mặt đóng tàu này, thật làm đáng lo ngại.
Bách trầm ngâm:
- Đúng vậy, thần cũng đang lo lắng việc này.
Thế nhưng trăm sự đều có cách giải quyết, việc đầu tiên là chúng ta cứ xây dựng lực lượng hải quân hiện nay thật tốt đã.
Lại quay sang chỗ Hưng Đạo Vương:
- Ta muốn cùng Hưng Đạo Vương đến Vân Đồn để tìm hiểu thêm chuyện này, ngài xem có được không?
- Như vậy thì tốt quá, chúng ta cùng nhau về Vạn Kiếp, sau đó xuống Vân Đồn luôn.
Có Sơn Tây Hầu giúp sức thì không gì bằng.
Thái Tông vui vẻ:
- Được các khanh chung tay là phúc của Đại Việt, kế hoạch kia nếu thành được, thì ngày chúng ta xưng bá, áp đặt lân bang không còn xa nữa.
Hôm nay ta rất vui, anh em các ngươi hoà thuận như thế, cùng nhau bàn bạc việc lớn chính là điều ta mong ngóng.
- Xin nghe lời Thượng hoàng!.
Danh sách chương