Bách hồi phủ, Thái Đường hôm nay vào cung về có vẻ không vui.

Từ lúc về thấy nàng trầm lắng không như mọi ngày.

Cơm nước xong Bách vào phòng Đinh Tú dò hỏi:
- Hôm nay có chuyện gì mà ta thấy Thái Đường buồn phiền làm vậy?
- Hôm nay bọn thiếp vào cung, Huệ Túc phu nhân đối xử rất ân cần nhưng có nhắc nhở nàng về chuyện con cái nên nàng không được vui.
- Chỉ vậy thôi sao?
- Thế chàng tưởng chuyện gì?
- Chúng ta mới lấy nhau được nửa năm, làm gì có chuyện nhanh vậy? Vả lại các nàng đang độ tuổi đôi mươi, có gì phải lo lắng.
- Nhưng chuyện này với chúng ta là đại sự.

Họ Hoàng nhà chàng nhân khẩu thưa thớt, nếu không khai chi tán diệp được thì chính là do chúng ta.
- Có cái gì phải lo chứ, giờ ta cũng chưa muốn sinh con đâu.
- Chàng thật cứng đầu.

Mà hôm nay chàng vào cung thế nào?
- Phu nhân đúng là thần toán, ta vào cung hôm nay đúng là bị trách phạt, may mà ta cơ trí đọc bài thơ con gà của mình để tỏ cái lòng không tham luyến quyền thế, nên được tha tội.
Đinh Tú bịt miệng cười, lại nhìn hắn nghi ngờ:
- Cái loại thơ từ tục tĩu ấy mà chàng cũng dám đọc trước mặt Thượng hoàng sao?
- Sao lại không, ta còn được Hưng Đạo Vương khen ngợi …
- Thôi, thôi … Lần sau không cho làm mấy cái loại thơ từ này, thiếp mất mặt chết thôi.
— QUẢNG CÁO —
Bách nhăn nhở sang chỗ Thái Đường, thấy nàng đang chống cằm ủ rũ thì rủ ra hoa viên hóng mát.

Nàng mơ mơ hồ hồ được hắn nắm tay dắt đi.


Ra đến ao sen trong phủ thì vào thuỷ đình ngồi.
Hôm nay sao sáng, vành trăng cong như liềm hái, lơ lửng trên bầu trời cao.

Dưới hồ sen lấp loáng ánh trăng phản chiếu, hương sen thơm mát như thấm vào tim phổi.

Bách nắm tay Thái Đường, ngắm nhìn nàng đang u sầu, tức cảnh ngâm hai câu Kiều:
‘Chênh chênh bóng Nguyệt xế mành
Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu”
- Hai câu thơ hay quá, chàng làm khi nào vậy?
- Ta thấy nàng buồn rầu, buột miệng ra thôi.

Ta nghe Đinh Tú nói rồi, những chuyện này nàng đừng gấp gáp, không có gì phải vội cả.
- Sao ta không gấp được, Thiên Cảm vì có Khâm Nhi với nhị huynh mà được phong làm hoàng hậu rồi.

Giờ nhà ta có ta, Ý Ninh và Phụng Dương, chưa có động tĩnh gì.

Trong cung đều thúc giục chúng ta, ai ai cũng tỏ ra quan tâm.
- Nhật Duy và Quang Khải đều là vương gia họ Trần, người ta gấp gáp là phải, còn chúng ta việc gì phải gấp gáp.

Những việc này nàng có muốn cũng không được.

Nói cho nàng biết, có khi phải thay đổi chút không khí mới nhanh có kết quả.
- Chàng nói vậy là sao?
- Hôm nay ta có cùng Hưng Đạo Vương bàn việc, thời gian tới sẽ đi Vạn Kiếp rồi xuống Vân Đồn để xây dựng xưởng đóng tàu.

Nàng đi theo chúng ta luôn chứ?
- Thật sao? Lúc ta ở Tức Mặc có đôi ba lần được ra biển chơi nhưng nghe nói biển ở Vân Đồn rất đẹp nhưng chưa được tới bao giờ.

- Sẽ được tới, lần nay mang cả nhà đi.

Ta còn mang theo công nhân công bộ, lại mời Cao lão tới để lên ý tưởng xây dựng xưởng đóng tàu.
Thái Đường đổi buồn làm vui, nắm lấy tay hắn, vui vẻ thơm lên má một cái, lại như con chim nhỏ chạy đi khoe với Đinh Tú.
Bảy ngày sau, Hoàng Bách bàn giao mọi việc ở Kinh Thành, biên thư cho Cao lão, lại huy động toàn bộ số nhựa sơn thu mua được hơn một năm qua xuôi dòng sông Cái để về Vạn Kiếp.— QUẢNG CÁO —
Lần này hắn xuất phát cùng nhị vị phu nhân, lại mang theo Đinh Đang và Hùng Tam, Hùng Tứ.

Hai tên này ở với hắn mấy tháng đã quen tính.

Thấy người này là quan to hiển quý nhưng đối xử với mọi người vui vẻ hoà nhã.

Bọn chúng cũng thầm cảm ơn ông trời đã cho mình chủ tử tốt.
Bách đến bến Đông Bộ Đầu thì Hưng Đạo Vương đã đi trên một chiến thuyền nhẹ cùng các gia binh về Vạn Kiếp trước để bố trí.

Vạn Kiếp là căn cứ thủy quân và cảng lớn thời Lý - Trần.

Địa danh lịch sử này nằm gần những chỗ giao nhau cả sông Cầu, sông Thương, sông Đuống, sông Kinh Thầy với sông Thái Bình, nay là vùng Vạn Yên, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Bách gần đến nơi thì thấy tấp nập tàu thuyền, không chỉ chiến thuyền mà thuyền thương mại cũng có bến riêng neo đậu.

Đây là vùng đồng bằng trù phú, sản vật giao thương các nói đổ vể, chỉ thua kém một chút so với Thăng Long thôi.
Thuyền neo ở bến cảng sau đó đi đến Hành cung Vạn Yên, đây chính là Thái ấp của Hưng Đạo Vương, cũng là căn cứ chiến lược của quân đội mà Quốc Tuấn chỉ huy.

Vừa đến nơi đã thấy một một đoàn người đến đón.

Thái Đường thấy bóng dáng một người, chạy nhanh đến:

- Cô cô! Ta nhớ cô cô quá.
Chỉ thấy một thiếu phụ tầm 26, 27 tuổi, thân vận cung trang, khuôn mặt đường hoàng phúc hậu.

Thiếu phụ đang bế một đứa trẻ, bên cạnh lại còn mấy đứa nữa.

Tươi cười nắm tay Thái Đường:
- Trưởng công chúa, ta đã mấy năm không được gặp rồi, ngày ngươi thành thần cũng không biết, thật là có lỗi.

Mà đã nói nhiều lần, sao giờ vẫn gọi ta là cô cô?
Thái Đường xoa đầu mấy đữa trẻ, lại nói:
- Chuyện này cũng là lỗi do ta, nhưng không nói nữa.

Ôi Nghiễn nhi, Uy Nhi, Tảng nhi lớn thế này rồi.

Còn đứa này đã đặt tên chưa, là con trai hai con gái?
- Là cháu gái, vừa mới được đặt tên, là Trần Thị Trinh.
Thái Đường đón tay bế đứa bé, lại yêu thích hôn lên má nó, ánh mắt si mê chẳng màng đến chuyện gì nữa.

Hưng Đạo Vương cũng nhìn Bách cười:
- Đệ đến phủ ta ở mấy ngày, rồi chúng ta cùng xuống Vân Đồn.

Bọn họ đã lâu không gặp nhau rồi.
Bách vỗ trán, “Ôi! Trần tộc ơi là Trần tộc, cứ thông hôn trong họ tộc thế này thì thứ tự trên dưới chả phải loạn hết lên sao? Quốc Tuấn ông lấy cả cô cô của mình, làm cho ta không biết gọi nàng là gì đây?”
Lại chắp tay:
— QUẢNG CÁO —
- Đệ mang hai phu nhân đến cũng là để tiện thăm hỏi, việc xưởng tàu không phải ngày một ngày hai mà làm được, vả lại còn phải chờ người từ Thậm Thình xuống?
- Đệ còn chờ đợi ai nữa?
- Đệ vô tình giải hộp khoá ở làng Ái mộ, tìm được người của Cao gia, từ đó tìm ra nơi ở của họ để mời họ giúp sức cho Đại Việt.

Đây là gia tộc tinh thông bách nghệ, làm chủ thợ thuyền cả nước.


Có họ thì việc làm xưởng đóng tàu sẽ dễ dàng hơn.
Trần Quốc Tuấn giật mình, vốn việc này chỉ những cơ mật trong nhánh Thái Tông mới được biết chút ít nội tình.

Tuy hắn cũng có tai mắt ở kinh nhưng cũng chỉ biết Bách được Thượng hoàng ưu ái, gả công chúa cho, khúc chiết trong chuyện này người thường không thể đoán được.

Lại vui mừng:
- Nếu được họ giúp sức thì tốt lắm, ta cũng có những xưởng đóng tàu chiến ở Vân Đồn và Vạn Kiếp, nhưng đúng là để đóng được hải thuyền lớn, còn cần nhiều kỹ thuật.
Lúc này quay lại thì đã thấy Thái Đường giới thiệu Đinh Tú với Thiền Thành, nàng nhún chân làm lễ với Công chúa, ba người đang nắm tay nhau đi vào Hành Cung.
Bách được Trần Quốc Tuấn mời vào một kiến trúc đồ sộ.

So với Hoàng thành thì thua kém nhưng so với tất cả các cung điện mà hắn đã từng thấy thì đã là lớn nhất rồi.

Lầu các đình đài nguy nga tráng lệ.

Lại có tường lớn được canh phòng nghiêm ngặt.

Thật đúng với câu:
- “Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”.
Bách cảm thán bước vào hành cung, cả gia đình được sắp xếp ở một căn tiểu lâu phía nam hành cung, bọn gia đinh mang theo đều được thu xếp ổn thoả cả.
Tối đến, Thiên Thành mời cả nhà đến phủ đệ chính của Trần Quốc Tuấn ở Thung Trong (Từ Cũ).

Đây chính là nơi gia đình Quốc Tuấn cư ngụ còn hành cung dùng là nơi tiếp khách.

Phủ đệ được đặt trong thung lũng sau dãy núi Trán Rồng, cảnh trí nên thơ lại dễ thủ khó công, là nơi hiểm yếu hơn ở hành cung.
Bách cũng nhiều lần được đến Hải Dương, khi hắn còn đi học đã có mấy tháng thực tập tại Viện cây lương thực và thực phẩm ở đây.

Chính những tháng thực tập này đã dạy hắn kỹ thuật lai tạo giống ngô và sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng.

Trở lại nơi xưa, lại từ lưng chừng núi nhìn xuống cánh đồng trải dài trước mặt, chuyện ngàn năm sau như nước chảy, khiến lòng hắn bâng khuâng..


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện