Vợ chồng Quốc Tuấn lấy nhau đã được chục năm, liên tục sinh ba con trai, vừa rồi mới sinh được một quý nữ.
Vừa vào đến phủ đã thấy bọn trẻ đùa nghịch, chạy nhảy quanh sân khiến không khí trong phủ rất náo nhiệt.
Mọi người an vị, Trần Quốc Tuấn chỉ vào một đĩa nhỏ trên bàn tiệc, nói với mọi người.
- Chúng ta ở đây gần với miền biển, những loại sản vật ở biển rất sẵn.
Những món tôm, cua này chắc mọi người cũng được ăn rồi.
Nhưng ở đây có thứ đặc sản gọi là con Rươi, nhân dân còn gọi là rồng đất, hương vị độc đáo lại bổ dưỡng.
Thiên Thành tiếp lời chồng:
- Rươi sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ.
Mỗi năm rươi chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi, đáng lẽ cũng còn một tháng nữa mới đến mùa.
Hôm nay ta biết vợ chồng các ngươi đến, đã bảo gia binh đi bắt được một ít.
Các ngươi dùng thử đi.
Bách đã từng được ăn món này rồi, ngon nhất là đánh cùng chút thịt nạc và trứng, sau đó rán lên.
Hắn cầm đũa, cảm ơn thịnh tình gia chủ rồi thử một miếng.
Món ăn này không hề cầu kỳ nhưng cái ngon nằm ở chất lượng của con rươi, thứ này có giá trị dinh dưỡng cao, lại thơm ngon đặc biết, khó mà diễn tả được.
Thái Đường và Đinh Tú thì thưởng thức lần đầu, rất bất ngờ bởi hương vị của nó.
Thái Đường chép miệng:
- Vốn tưởng là món trứng đơn giản, vậy mà lại có phong vị đặc biệt, thật không thể ngờ được.
Đinh Tú cũng gật đầu:
- Món này thật là đặc sắc, nguyên liệu miền biển mà ăn lại như sơn hào.
Đúng là kết hợp được khẩu vị hai miền.
- Món này ai cũng khen nhưng đáng tiệc khó kiếm, thời gian xuất hiện lại quá ngắn.
Muốn dâng cho Thượng hoàng và Quan gia cũng khó có thể bảo quản được tốt.
Chỉ có mấy lần Thượng hoàng ngự giá ở hành cung mới được thưởng thức.
Thái Đường động viên:— QUẢNG CÁO —
- Huynh có lòng là được, cha ta không để ý những việc này đâu.
Những việc quan viên hiến thổ sản, cha ta đều từ chối hết vì sợ thành lệ xấu, dẫn đến sách nhiễu dân chúng.
- Nói đến chuyện này là ta lại bực tức.
Những thổ sản đó bọn quan viên lấy tiếng là hiến cho hai vua, nhưng thực chất đến được kinh thành có bao nhiêu.
Chỉ là chúng lấy cớ thu thêm tô thuế của dân.
Ta đã giết mấy tên như vậy rồi.
Bách lại nói:
- Những việc này cũng do giao thông nước ta chưa được hoàn thiện, muốn di chuyển giữa các vùng chủ yếu vẫn phải đi đường thuỷ.
Bọn thổ quan chiếm cứ một vùng, xưng hùng xưng bá mà triều đình không với tay tới được.
Nếu sau này nhân khẩu đông đúc, chúng ta sửa sang đường cái, làm cho giao thông thuận tiện mới từ từ xoá bỏ nạn cát cứ này.
- Đúng là như vậy! Thổ sản mọi miền ở nơi trồng ra được thì rẻ như cho nhưng nơi khác khan hiếm lại quý như vàng.
Vùng này nổi tiếng với việc trồng được hành tỏi, nhưng người dân trồng trọt, lại hong sấy hành tỏi khô khi bán lại không được bao nhiêu.
Ta có lần lên đến Như Nguyệt Giang Lộ, hỏi ra mới biết tỏi đến 20 tiền một bó.
Nếu mang được lên đấy bán nửa giá thôi nhân dân Vạn Kiếp đã lời lắm rồi.
- Huynh yên tâm, khi công nông nghiệp cùng phát triển, quốc lực đi lên chúng ta sẽ sửa đường đắp đê, làm cho các vùng miền xích lại gần nhau hơn.
- Cũng mong là như thế.
Ta có nghe nói đệ ở trên Trang viên có đào tạo một lứa học sinh nông nghiệp, khi chúng thành tài có thể cho xuống đây không?
- Huynh chớ lo, đệ đã đưa mấy đứa theo thuyền xuống đây, ngày mai sẽ tới nơi, bọn này ta đã dạy cơ bản về kỹ thuật trồng cấy, đã biết chiết ghép cây để nhân giống, xuống đây chắc chắn hữu dụng.
- Chiết, ghép cây là gì?
— QUẢNG CÁO —
- Khi sư phụ đệ chu du các nơi, có phát hiện một sự lạ.
Thực vật có một đặc tính kỳ diệu chính là bắt cặp được với các loài có nguồn gốc gần với nó.
Chính vì vậy nghĩ ra một cách, chính là lấy những gốc cây khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt để ghép vào đó những mầm cây cao sản, có chất lượng cao.
Như vậy cây tạo ra vừa có rễ khoẻ, sinh trưởng như cây bản địa, lại vừa chín sớm, quả tạo ra ngon ngọt như những mầm cây mang đặc tính quý kia.
- Vậy cũng được?
- Được chứ? Nhưng tiền đề là hai cây phải có nguồn gốc gần nhau.
Huynh có thể ghép cây Chanh và cây Bưởi với nhau, nhưng không thế ghép cây bưởi và cây nhãn được.
- Nếu thế thì thật kỳ diệu.
Cây nhãn ta trồng ở hành cung ra quả rất kém, có thế gép được không?
- Huynh lấy mầm của cây nhãn ở phủ Thiên Trường ghép vào cây nhãn ở đây.
Lại cắt tỉa tạo tán cho cây thật tốt là sẽ ra quả ngon như ở Thiên Trường.
- Cắt tỉa thế nào?
- Chỉ cần bỏ hết những cành nhánh, tỉa bớt các cành lá mọc đan xen.
Huynh có biết những cây ra quả đầu cành như nhãn, vải.
Cành ra từ mùa thu năm trước là cành mẹ mang quả năm sau.
Do vậy mùa đông không được chăm sóc, bón phân cho nhãn, vải, tốt nhất là cắt tỉa những cành vô hiệu.
Chúng sẽ không ra cành đông nữa mà tập trung dinh dưỡng để đến năm sau những cành thu đó sẽ trĩu quả.
- Hay lắm! Những kiến thức canh nông quý báu thế này.
Nếu tích luý dần dần sẽ làm nông nghiệp đại tiến.
- Đúng thế! Vấn đề là triều đình phải quy hoạch được vùng trồng thế mạnh của các loại cây trồng.
Không thể chăm chăm vào cây lương thực được.
- Nhưng dân ta chưa đủ no, làm sao mà không chú ý đến lương thực chứ?— QUẢNG CÁO —
- Đệ và Thái sư điều tra sơ qua nhân khẩu nước ta rồi.
Khoảng 4 trăm vạn, như vậy để nuôi bốn trăm vạn người này cần hơn một ngàn vạn thạch lương mỗi năm.
Đệ cứ tính dư ra là 2 ngàn vạn thạch.
Đệ có giống lúa trồng được 10 thạch một mẫu.
Như vậy chỉ cần 10 vạn mẫu đất là có thế nuôi đủ người Đại Việt.
Huynh thử nghĩ xem số đất còn lại thì làm gì?
- Vậy sao giờ dân vẫn đang còn đói?
- Cái gì cũng phải có thời gian, đệ mới bắt tay vào việc này chưa lâu.
Huynh cho đệ 5 năm, khi giống lúa mới của đệ, còn có cây ngô, cây khoai đủ giống cung cấp cho mọi miền.
Lại thêm bọn học sinh canh nông của đệ hướng dẫn các kỹ thuật mới, nếu còn người chăm chỉ cầy cấy mà bị đói ở Đại Việt, huynh cứ tìm đệ tính sổ.
Mắt Trần Hưng Đạo long lanh, ông sống đến tuổi này chưa gặp qua người tự tin như thế.
Ông có chút không tin, nhưng nhìn vào ánh mắt người thanh niên này, tuyệt không phải kẻ tự phụ dối trá.
Nếu điều này là đúng thì đây là điều tuyệt vời nhất cuộc đời ông đã từng chứng kiến.
Ông bình tĩnh đáp:
- Vậy theo đệ, chúng ta chỉ cần trồng lương thực ở những đâu?
- Trọng điểm là phủ Thiên Trường, Trường Yên, Long Hưng, lộ Hồng, lộ Khoái.
Còn các Lộ Tam Giang, Như Nguyệt Giang và các châu phủ miền núi nên trồng các loại cây thổ sản để ăn quả và làm gia vị.
Những lộ ven biển như Hải Đông, Châu Hoan, Châu Ái thì ta làm ruộng muối và đánh cá.
Tất nhiên, lương thực vẫn phải trồng ở tất cả các lộ phủ này, chỉ là cố gắng tự cung tự cấp còn chúng ta nên nuôi trồng các loại khác có giá trị cao hơn.
- Đệ ví dụ thế này, chẳng phải Kiếp Bạc trồng hành tỏi ngon nhất sao? Sao không phát triển nó đủ cung cấp cho cả nước, lấy tiền đó mua lương thực.
Một vùng Kiếp Bạc trồng hành tỏi, thứ nhất đất đai phù hợp, thứ hai nông dân có kinh nghiệm trồng thì sản lượng bằng năm lần vùng khác trồng.
Hà cớ gì không làm để nâng cao hiệu suất lao động? Tương tự như vậy, lúa ở Thiên Trường là năng suất cao nhất, gấp đôi ở những Lộ Tam Giang, Như Nguyệt, vậy cùng một diện tích đất, có phải triều đình được lợi đôi đường sao? Lộ Tam Giang bán thổ sản, các loại dược liệu gia vị xuống Thiên Trường, Thiên Trường lại cung cấp lương thực nuôi Tam Giang.
Nhất cử lưỡng tiện!
- Đúng vậy, việc đó lợi ích thế nào ai cũng nhìn ra chỉ là ta sợ nhất là khi có biến loạn, lúc ấy sao mang hành tỏi ra mà ăn thay cơm được..
Vừa vào đến phủ đã thấy bọn trẻ đùa nghịch, chạy nhảy quanh sân khiến không khí trong phủ rất náo nhiệt.
Mọi người an vị, Trần Quốc Tuấn chỉ vào một đĩa nhỏ trên bàn tiệc, nói với mọi người.
- Chúng ta ở đây gần với miền biển, những loại sản vật ở biển rất sẵn.
Những món tôm, cua này chắc mọi người cũng được ăn rồi.
Nhưng ở đây có thứ đặc sản gọi là con Rươi, nhân dân còn gọi là rồng đất, hương vị độc đáo lại bổ dưỡng.
Thiên Thành tiếp lời chồng:
- Rươi sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ.
Mỗi năm rươi chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi, đáng lẽ cũng còn một tháng nữa mới đến mùa.
Hôm nay ta biết vợ chồng các ngươi đến, đã bảo gia binh đi bắt được một ít.
Các ngươi dùng thử đi.
Bách đã từng được ăn món này rồi, ngon nhất là đánh cùng chút thịt nạc và trứng, sau đó rán lên.
Hắn cầm đũa, cảm ơn thịnh tình gia chủ rồi thử một miếng.
Món ăn này không hề cầu kỳ nhưng cái ngon nằm ở chất lượng của con rươi, thứ này có giá trị dinh dưỡng cao, lại thơm ngon đặc biết, khó mà diễn tả được.
Thái Đường và Đinh Tú thì thưởng thức lần đầu, rất bất ngờ bởi hương vị của nó.
Thái Đường chép miệng:
- Vốn tưởng là món trứng đơn giản, vậy mà lại có phong vị đặc biệt, thật không thể ngờ được.
Đinh Tú cũng gật đầu:
- Món này thật là đặc sắc, nguyên liệu miền biển mà ăn lại như sơn hào.
Đúng là kết hợp được khẩu vị hai miền.
- Món này ai cũng khen nhưng đáng tiệc khó kiếm, thời gian xuất hiện lại quá ngắn.
Muốn dâng cho Thượng hoàng và Quan gia cũng khó có thể bảo quản được tốt.
Chỉ có mấy lần Thượng hoàng ngự giá ở hành cung mới được thưởng thức.
Thái Đường động viên:— QUẢNG CÁO —
- Huynh có lòng là được, cha ta không để ý những việc này đâu.
Những việc quan viên hiến thổ sản, cha ta đều từ chối hết vì sợ thành lệ xấu, dẫn đến sách nhiễu dân chúng.
- Nói đến chuyện này là ta lại bực tức.
Những thổ sản đó bọn quan viên lấy tiếng là hiến cho hai vua, nhưng thực chất đến được kinh thành có bao nhiêu.
Chỉ là chúng lấy cớ thu thêm tô thuế của dân.
Ta đã giết mấy tên như vậy rồi.
Bách lại nói:
- Những việc này cũng do giao thông nước ta chưa được hoàn thiện, muốn di chuyển giữa các vùng chủ yếu vẫn phải đi đường thuỷ.
Bọn thổ quan chiếm cứ một vùng, xưng hùng xưng bá mà triều đình không với tay tới được.
Nếu sau này nhân khẩu đông đúc, chúng ta sửa sang đường cái, làm cho giao thông thuận tiện mới từ từ xoá bỏ nạn cát cứ này.
- Đúng là như vậy! Thổ sản mọi miền ở nơi trồng ra được thì rẻ như cho nhưng nơi khác khan hiếm lại quý như vàng.
Vùng này nổi tiếng với việc trồng được hành tỏi, nhưng người dân trồng trọt, lại hong sấy hành tỏi khô khi bán lại không được bao nhiêu.
Ta có lần lên đến Như Nguyệt Giang Lộ, hỏi ra mới biết tỏi đến 20 tiền một bó.
Nếu mang được lên đấy bán nửa giá thôi nhân dân Vạn Kiếp đã lời lắm rồi.
- Huynh yên tâm, khi công nông nghiệp cùng phát triển, quốc lực đi lên chúng ta sẽ sửa đường đắp đê, làm cho các vùng miền xích lại gần nhau hơn.
- Cũng mong là như thế.
Ta có nghe nói đệ ở trên Trang viên có đào tạo một lứa học sinh nông nghiệp, khi chúng thành tài có thể cho xuống đây không?
- Huynh chớ lo, đệ đã đưa mấy đứa theo thuyền xuống đây, ngày mai sẽ tới nơi, bọn này ta đã dạy cơ bản về kỹ thuật trồng cấy, đã biết chiết ghép cây để nhân giống, xuống đây chắc chắn hữu dụng.
- Chiết, ghép cây là gì?
— QUẢNG CÁO —
- Khi sư phụ đệ chu du các nơi, có phát hiện một sự lạ.
Thực vật có một đặc tính kỳ diệu chính là bắt cặp được với các loài có nguồn gốc gần với nó.
Chính vì vậy nghĩ ra một cách, chính là lấy những gốc cây khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt để ghép vào đó những mầm cây cao sản, có chất lượng cao.
Như vậy cây tạo ra vừa có rễ khoẻ, sinh trưởng như cây bản địa, lại vừa chín sớm, quả tạo ra ngon ngọt như những mầm cây mang đặc tính quý kia.
- Vậy cũng được?
- Được chứ? Nhưng tiền đề là hai cây phải có nguồn gốc gần nhau.
Huynh có thể ghép cây Chanh và cây Bưởi với nhau, nhưng không thế ghép cây bưởi và cây nhãn được.
- Nếu thế thì thật kỳ diệu.
Cây nhãn ta trồng ở hành cung ra quả rất kém, có thế gép được không?
- Huynh lấy mầm của cây nhãn ở phủ Thiên Trường ghép vào cây nhãn ở đây.
Lại cắt tỉa tạo tán cho cây thật tốt là sẽ ra quả ngon như ở Thiên Trường.
- Cắt tỉa thế nào?
- Chỉ cần bỏ hết những cành nhánh, tỉa bớt các cành lá mọc đan xen.
Huynh có biết những cây ra quả đầu cành như nhãn, vải.
Cành ra từ mùa thu năm trước là cành mẹ mang quả năm sau.
Do vậy mùa đông không được chăm sóc, bón phân cho nhãn, vải, tốt nhất là cắt tỉa những cành vô hiệu.
Chúng sẽ không ra cành đông nữa mà tập trung dinh dưỡng để đến năm sau những cành thu đó sẽ trĩu quả.
- Hay lắm! Những kiến thức canh nông quý báu thế này.
Nếu tích luý dần dần sẽ làm nông nghiệp đại tiến.
- Đúng thế! Vấn đề là triều đình phải quy hoạch được vùng trồng thế mạnh của các loại cây trồng.
Không thể chăm chăm vào cây lương thực được.
- Nhưng dân ta chưa đủ no, làm sao mà không chú ý đến lương thực chứ?— QUẢNG CÁO —
- Đệ và Thái sư điều tra sơ qua nhân khẩu nước ta rồi.
Khoảng 4 trăm vạn, như vậy để nuôi bốn trăm vạn người này cần hơn một ngàn vạn thạch lương mỗi năm.
Đệ cứ tính dư ra là 2 ngàn vạn thạch.
Đệ có giống lúa trồng được 10 thạch một mẫu.
Như vậy chỉ cần 10 vạn mẫu đất là có thế nuôi đủ người Đại Việt.
Huynh thử nghĩ xem số đất còn lại thì làm gì?
- Vậy sao giờ dân vẫn đang còn đói?
- Cái gì cũng phải có thời gian, đệ mới bắt tay vào việc này chưa lâu.
Huynh cho đệ 5 năm, khi giống lúa mới của đệ, còn có cây ngô, cây khoai đủ giống cung cấp cho mọi miền.
Lại thêm bọn học sinh canh nông của đệ hướng dẫn các kỹ thuật mới, nếu còn người chăm chỉ cầy cấy mà bị đói ở Đại Việt, huynh cứ tìm đệ tính sổ.
Mắt Trần Hưng Đạo long lanh, ông sống đến tuổi này chưa gặp qua người tự tin như thế.
Ông có chút không tin, nhưng nhìn vào ánh mắt người thanh niên này, tuyệt không phải kẻ tự phụ dối trá.
Nếu điều này là đúng thì đây là điều tuyệt vời nhất cuộc đời ông đã từng chứng kiến.
Ông bình tĩnh đáp:
- Vậy theo đệ, chúng ta chỉ cần trồng lương thực ở những đâu?
- Trọng điểm là phủ Thiên Trường, Trường Yên, Long Hưng, lộ Hồng, lộ Khoái.
Còn các Lộ Tam Giang, Như Nguyệt Giang và các châu phủ miền núi nên trồng các loại cây thổ sản để ăn quả và làm gia vị.
Những lộ ven biển như Hải Đông, Châu Hoan, Châu Ái thì ta làm ruộng muối và đánh cá.
Tất nhiên, lương thực vẫn phải trồng ở tất cả các lộ phủ này, chỉ là cố gắng tự cung tự cấp còn chúng ta nên nuôi trồng các loại khác có giá trị cao hơn.
- Đệ ví dụ thế này, chẳng phải Kiếp Bạc trồng hành tỏi ngon nhất sao? Sao không phát triển nó đủ cung cấp cho cả nước, lấy tiền đó mua lương thực.
Một vùng Kiếp Bạc trồng hành tỏi, thứ nhất đất đai phù hợp, thứ hai nông dân có kinh nghiệm trồng thì sản lượng bằng năm lần vùng khác trồng.
Hà cớ gì không làm để nâng cao hiệu suất lao động? Tương tự như vậy, lúa ở Thiên Trường là năng suất cao nhất, gấp đôi ở những Lộ Tam Giang, Như Nguyệt, vậy cùng một diện tích đất, có phải triều đình được lợi đôi đường sao? Lộ Tam Giang bán thổ sản, các loại dược liệu gia vị xuống Thiên Trường, Thiên Trường lại cung cấp lương thực nuôi Tam Giang.
Nhất cử lưỡng tiện!
- Đúng vậy, việc đó lợi ích thế nào ai cũng nhìn ra chỉ là ta sợ nhất là khi có biến loạn, lúc ấy sao mang hành tỏi ra mà ăn thay cơm được..
Danh sách chương