Dịch: Vạn Cổ
Biên: Mèo Bụng Phệ
Cá lớn đến thế à? Ngay lúc này, Doãn Triệu Tiên và thư sinh họ Sử cũng kinh ngạc, sửng sốt nhìn người ngư dân đang kéo cần kia.
Con cá mè hoa ấy phải to hơn người bình thường tầm nửa cẳng chân, tạo cảm giác đập vào ánh mắt của người khác.
"Rào rào... lào xào..."
Cơ bản là Kế Duyên chẳng cần dùng đến kỹ thuật câu nhắp, con thuyền ô bồng bé xíu chập chờn dữ dội giữa làn bọt sóng. Chiếc cần câu bằng trúc xanh biếc cong lại như một vầng trăng khuyết.
"Ha ha ha... trước có cá lớn mắc câu, sau lại có bạn cũ từ phương xa đến, vui thật, vui thật!"
Mặc dù con cá lớn quẫy nước mạnh mẽ, nhưng chiếc cần cong vút lại cực kỳ dẻo dai trong tay Kế Duyên. Tay trái của hắn giật khẽ, kéo con cá to bay lên khỏi mặt nước, rơi vào trong giỏ cá tại đầu thuyền.
Thật may khi chiếc giỏ cá hở miệng nhỏ nhắn này lại có thể chứa đủ con cá to ấy. Suýt nữa thì cái đầu to tướng của con cá mè hoa kia mắc vào ngay nắp giỏ, tuy sau đó nó cũng rớt chui tọt vào trong giỏ nhưng hơn nửa thân mình lại mắc kẹt ở bên trên.
Lúc này, Doãn Triệu Tiên và thư sinh họ Sử đang đứng trên bờ, vừa vặn nghe được câu nói của gã ngư dân vừa rồi. Người lạ vẫn dửng dưng, nhưng người quen của hắn lại giật nhẹ chân mày, tựa như cảm xúc đang trong trạng thái vui vẻ.
"Là Kế tiên sinh! Kế tiên sinh!!!... Doãn Triệu Tiên đây nè!!!"
Doãn Triệu Tiên phất tay, thét to về phía chiếc thuyền ô bồng một cách kích động, trong khi thư sinh họ Sử lại khá ngạc nhiên khi đứng cạnh bên. Gã đã đồng hành với vị thư sinh họ Doãn này một thời gian, nhưng chưa bao giờ thấy ông ta kích động đến thế.
Lúc này, Kế Duyên lắc nhẹ cổ tay, làm lưỡi câu rớt ra khỏi miệng cá. Hắn đặt cần câu xuống sàn thuyền, xoay người, chắp tay chào hỏi Doãn Triệu Tiên.
"Doãn phu tử, xa cách bao năm, phu tử vẫn khỏe chứ?"
Nhìn gương mặt không hề chịu tác động của thời gian ấy, Doãn Triệu Tiên càng kích động hơn, vội vàng đáp lễ Kế Duyên. Gã thư sinh họ Sử bên cạnh cũng vô thức chắp tay chào.
"Mọi chuyện ở Doãn gia đều tốt cả! Đồng thời Doãn mỗ cũng quét tước ngôi nhà nhỏ của Kế tiên sinh. Ngài cặp bờ nhanh lên đi nào!"
Kế Duyên cũng chắp tay hời hợt với thư sinh họ Sử, vừa cười vừa thét to: "Đến liền!"
Con cá lớn vẫn còn giãy giụa trong giỏ cá. Kế Duyên ngồi trên đầu thuyền, cầm mái chèo, đảo thuyền quay lại, rồi chèo thẳng vào bờ.
Thấy dáng vẻ kích động của Doãn tiên sinh, thư sinh họ Sử đứng bên cạnh không dằn được lòng hiếu kỳ, bèn hỏi:
"Doãn huynh, huynh biết người này à?"
"Đâu chỉ là biết, Kế tiên sinh vừa là đồng hương của Doãn mỗ, vừa là tri kỷ của ta. Xa cách đã nhiều năm, chẳng ngờ hôm nay có thể gặp mặt!"
Chẳng mất bao lâu, thuyền nhỏ đã cập bến. Kế Duyên phóng một bước, vọt lên bờ.
Nếu như trường hợp này xảy ra đối với Kế Duyên ở đời trước, hắn chắc chắn sẽ ôm người bạn tốt chân chính lâu năm không gặp ấy một cái ôm thật chặt. Có điều đời này, mối quan hệ bạn bè với nhau lại súc tích hơn, không cởi mở như đời trước. Doãn Triệu Tiên chỉ kích động, bắt tay Kế Duyên, nhưng cả hai lại siết tay nhau thật chặt.
Sau một thời gian ngắn, cả hai buông tay ra. Doãn Triệu Tiên bèn giới thiệu bằng hữu mới cho Kế Duyên làm quen, gã chỉ tay về phía người còn lại:
"Kế tiên sinh, đây là bạn hữu đồng hương tại Kê Châu mà Doãn mỗ gặp được trên đường lên kinh ứng thí."
Thư sinh họ Sử vái chào Kế tiên sinh lần thứ hai, tự giới thiệu: "Tại hạ là Sử Ngọc Sinh, đến từ Xuân Huệ phủ!"
Kế Duyên cũng lịch sự chào lại một lần nữa.
"Kẻ lang bạt ta đây tên là Kế Duyên, là bạn đồng hương với Doãn phu tử."
Giới thiệu qua lại, cả hai xem như cũng quen biết nhau. Kế Duyên bèn cười nhẹ, chỉ về giỏ cá ở đầu thuyền.
"Đến sớm không bằng đến đúng lúc. Vừa hay ta câu được một con cá lớn, trưa hôm nay sẽ có món ngon để chiêu đãi Doãn phu tử và Sử công tử rồi. Lên thuyền đi nào! Chúng ta cùng đi đến thôn Trần gia."
Thuận theo lời mời mọc hiếu khách của Kế Duyên, Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh đồng loạt bước lên thuyền ô bồng, sau đó hắn cũng nhảy lên con thuyền.
Nhấc mái chèo, Kế Duyên xoay về phía hai vị hành khách ngồi sau, cười nhắc nhở:
"Nhớ ngồi cho chắc!"
Sau đó, mái chèo khua mạnh đẩy cả con thuyền vọt đi, tạo ra một cơn sóng mạnh, dập dềnh lướt nhanh. Con thuyền chòng chành khiến hai gã thư sinh trên thuyền phải bám chặt mép thuyền, không dám tùy tiện đứng dậy. Chiếc thuyền ô bồng này là do lão Trần cho Kế Duyên thuê tạm, do đó thôn Trần gia cũng thuộc vùng sông nước. Hắn chỉ cần chèo thuyền về phía Bắc, khoảng hai dặm, sau đó quẹo vào một nhánh sông nhỏ, lại chèo nửa dặm là có thể đến thôn Trần gia. Đường đi không xa lắm, nếu đứng trên bờ cũng có thể thấy bờ lũy bao quanh ngôi làng từ xa xa.
Con thuyền nhỏ lướt nhẹ trên sông. Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh sau khi đã quen, bèn không còn lo sợ cảm giác chao đảo này nữa.
"Kế tiên sinh, ngài đã đi đâu trong những năm nay? Thanh nhi nhớ ngài lắm đấy. Nó còn bảo rằng, sau này sẽ mè nheo ngài kể cho nó nghe chuyện về thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, cái cây táo trong vườn nhà ngài, ba năm nó mới kết quả một lần... Còn có một lão tiên sinh rất lợi hại nha... Thái độ rất hùng hổ khi ăn mấy quả táo đó..."
Kế Duyên vừa chèo thuyền, vừa nghe Doãn Triệu Tiên ngồi bên cạnh trần thuật mọi chuyện, có khi rõ ràng, có khi nói khá mơ hồ. Chờ ông ấy nói xong, hắn mở miệng cười.
"Ta đoán nhóc Thanh nhà phu tử chỉ nhớ nhung con Hồng Hồ nhỏ nhắn ấy thôi, ha ha ha ha..."
Sử Ngọc Sinh ngồi yên một bên lắng nghe. Gã chưa bao giờ thấy Doãn Triệu Tiên nói nhiều đến thế, kể chuyện luyên thuyên không ngừng nghỉ.
Cả hai người đã phải đi bộ một thời gian dài, mệt mỏi từ sớm. Lúc này, bọn họ có thể ngồi trên thuyền ô bồng, vừa thưởng thức cảnh sắc đẹp đẽ ven sông, vừa giải lao, có cảm giác rất thích thú.
"Đúng rồi, Kế tiên sinh! Ngài còn chưa kể cho mỗ nghe về hành trình của ngài trong những năm nay. Ngài từng đi đến nơi nào, gặp cảnh sắc kỳ lạ, xinh đẹp ra sao, trải nghiệm lại thú vị nhường nào? Ngài có thể kể để Doãn mỗ mở mang tầm mắt hay không?"
Nhoáng cái đã đến ngã ba sông, Kế Duyên đảo mái chèo, khiến chiếc thuyền nhỏ chuyển sang hướng khác. Vừa chèo thuyền, hắn vừa cười khẽ, nói với Doãn Triệu Tiên với giọng tếu táo:
"Những năm nay, Kế mỗ từng trảm yêu, trừ ma, lại gặp mặt phán quan nơi âm ty và thổ địa các vùng nữa. Không chỉ vậy, ta cũng nhìn thấy các Tiên phủ kín cổng cao tường, từng dự tiệc mừng thọ của Long vương, cơ bản là khá thú vị, khá thú vị đấy. Ha ha ha ha..."
Tâm tình Kế Duyên khoáng đạt, nói ra những lời rất hào hùng.
Những lời vừa nghe vô cùng chân thật khiến Doãn Triệu Tiên phải dâng trào cảm xúc. Hơn nữa, Sử Ngọc Sinh ngồi bên cạnh nghe thế, cũng nghĩ là chuyện tiếu lâm, cười vui hớn hở.
Vốn dĩ, thôn Trần gia không xa lắm, con thuyền nhỏ đã cập bờ một cách nhanh chóng. Dùng dây thừng buộc chặt thuyền, Kế Duyên mở lời chào hỏi với vài người ngư dân mà hắn nhớ mặt, rồi dẫn Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh đến nhà lão Trần.
Thấy Kế Duyên đến, cả nhà lão Trần rất nhiệt tình. Đặc biệt là khi mọi người trông thấy con cá mè hoa to lớn đến thế nằm trong giỏ, ngay cả lão Trần cũng phải tặc lưỡi khen ngợi liên tục.
Gần đến trưa, ba người Sử Ngọc Sinh, Doãn Triệu Tiên và Kế Duyên ngồi trò chuyện quanh một cái bàn nhỏ vuông vắn. Chén, đĩa đã được dọn sẵn lên bàn, trong khi mùi thức ăn thơm phưng phức ngon lành bay ra từ trong nhà bếp.
Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh đã không ăn uống ngon miệng bao đêm liền, nay ngửi thấy mùi vị đồ ăn hấp dẫn như thế, bèn nuốt ực một cái. Kế Duyên thấy thế, chợt cảm thấy hơi buồn cười.
Đột nhiên, Doãn Triệu Tiên chú ý đến con mắt của Kế Duyên không còn màu xám trắng như trước nữa, bèn hỏi với một thái độ vui vẻ.
"Kế tiên sinh, con mắt của ngài khỏe rồi à?"
Kế Duyên sững sờ, rồi cười nói một câu: "Chỉ là phép che mắt, là phép che mắt mà thôi."
Rồi hắn giơ tay ra hiệu Doãn phu tử không nên hỏi thêm. Tuy Doãn Triệu Tiên không biết phép che mắt là gì, thế nhưng ý nghĩa trên mặt chữ của cụm từ ấy đã đủ để giải thích một phần nội dung nào đó.
"Đầu cá lên đây....!"
Lão Trần dùng một tấm khăn để lót bên dưới cái chậu, sau đó mang cả cái chậu đang nóng rực vì hơi lửa ra. Kế Duyên nhanh nhạy bước đến giúp đỡ, mang chậu nướng cá bằng than này đặt trên bàn. Cái chậu vừa lên đã chiếm một khoảng lớn trên bàn.
"Khà khà! Đúng là Kế tiên sinh có lộc ăn. Cá mè hoa trên Thông Thiên giang vùng này cực kỳ ngon, đặc biệt là con cá này chính là tinh hoa trong những tinh hoa. Con cá nặng hơn ba mươi cân như thế này rất hiếm thấy, suýt nữa để không vừa đầu cá vào cái chậu nướng này đấy. Dù các ngài có đến mấy quán rượu lớn ở kinh kỳ, cũng chưa chắc đã ăn được đâu!"
Lão Trần vừa cười vừa nói, sau đó đi vào nhà bếp rồi mang ra mấy món điểm tâm khác. Gồm có dưa muối, tương, và một bình rượu địa phương.
"Kế tiên sinh và hai vị thư sinh, cái ngài cứ dùng thong thả. Cả nhà của lão sẽ dùng cơm trong nhà bếp."
"Cám ơn lão! Lần này đã làm phiền lão bá rồi!"
"Đa tạ Trần lão bá!"
"Đa tạ lão bá chiêu đãi!"
Cả ba người Kế Duyên cùng nhau nói cám ơn, rồi động đũa dùng bữa. Gia đình lão Trần cũng vui vẻ hớn hở ăn cơm trong nhà bếp. Một con cá mè hoa lớn đến thế mà Kế Duyên chỉ cần đầu cá, dĩ nhiên phần còn lại thuộc về gia đình của lão Trần rồi.
Giữa hương thơm món cá nồng đậm, bữa ăn này quả thật vô cùng đậm đà. Dù là đầu cá, nhưng thịt rất nhiều, xương không có bao nhiêu. Cái chính là nước chấm khá ngon, hai gã thư sinh vốn dĩ ăn cơm không nhiều lắm nhưng cũng nhai ngấu nghiến.
Trên bàn cơm, Kế Duyên cũng kể một số chuyện phong tục ở các nơi. So với hành trình gian lao của hai người Doãn Triệu Tiên, điều mà hắn kể lại chi tiết hơn, thấm đượm ý nghĩa hơn.
Ấy là chuyện người dưng tình cờ gặp nhau, rồi tham gia lễ cưới nhà họ, sau đó đề bút viết câu chúc khiến cả sảnh đường rất vui mừng và hòa hợp. Ấy là cái gọi là chung lưng đấu cật, đoàn kết một lòng. Việc này còn làm thắm đượm sự tình nghĩa hết lòng giúp đỡ nhau giữa hai dòng họ qua mười năm hoạn nạn...
Mỗi câu chuyện đều rất sinh động qua lời kể của Kế Duyên, Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh nghe thế vừa than thở, vừa hâm mộ vô cùng.
Đến gần cuối câu chuyện, Kế Duyên tranh thủ cơ hội đề xuất để hắn chở hai người thư sinh này qua đến bờ bên kia, cũng chính là Kinh Kỳ phủ. Về phần chiếm lấy phần thưởng của Trạng Nguyên độ cũng dễ thôi, hắn chỉ cần chèo thuyền đến Trạng Nguyên độ, sau đó gọi hai người này lên thuyền.
Dĩ nhiên hai vị thư sinh này vui vẻ đồng ý.
Bữa cơm này kéo dài đến quá nửa giờ ngọ, gần một phần hai đồ ăn đều vào bụng của hai người thư sinh. Trông dáng vẻ, Kế Duyên cảm thấy cũng chẳng cần phải nấu cơm tối cho họ nữa.
Đêm xuống, hai người thi sinh ngủ cùng phòng với lão Trần, trong khi ngày mai Kế Duyên phải thức sớm để chèo thuyền đến Trạng Nguyên độ trước, nên đành ngủ riêng một phòng khác.
Sau khi tắt đèn, Sử Ngọc Sinh nằm chung một giường, gối cạnh gối với Doãn Triệu Tiên vẫn còn đang suy nghĩ về chuyện xảy ra trong ngày hôm nay.
"Doãn huynh, rốt cuộc thì Kế tiên sinh là người như thế nào? Tại sao người ấy có thể trải qua nhiều chuyện đến thế?"
Doãn Triệu Tiên cười nhẹ.
"Nghe qua là xong, đệ nên nghĩ đến chuyên khoa cử là hơn. Loại người phàm tục như chúng ta làm sao có thể hiểu rõ những chuyến dạo chơi hồng trần của Kế tiên sinh cho được."
"Đúng đúng đúng! Doãn huynh dùng cụm từ "dạo chơi hồng trần" vô cùng chính xác! Nếu chưa từng gặp qua, quả thật có một cảm giác hào hiệp giống như các vị lãng khách thần tiên. Khó trách vì sao Doãn huynh lại là bạn thân của người ấy."
"Ha ha... ngủ đi, ngủ đi."
Doãn Triệu Tiên liền trùm kín chăn, không nói chuyện nữa.
Biên: Mèo Bụng Phệ
Cá lớn đến thế à? Ngay lúc này, Doãn Triệu Tiên và thư sinh họ Sử cũng kinh ngạc, sửng sốt nhìn người ngư dân đang kéo cần kia.
Con cá mè hoa ấy phải to hơn người bình thường tầm nửa cẳng chân, tạo cảm giác đập vào ánh mắt của người khác.
"Rào rào... lào xào..."
Cơ bản là Kế Duyên chẳng cần dùng đến kỹ thuật câu nhắp, con thuyền ô bồng bé xíu chập chờn dữ dội giữa làn bọt sóng. Chiếc cần câu bằng trúc xanh biếc cong lại như một vầng trăng khuyết.
"Ha ha ha... trước có cá lớn mắc câu, sau lại có bạn cũ từ phương xa đến, vui thật, vui thật!"
Mặc dù con cá lớn quẫy nước mạnh mẽ, nhưng chiếc cần cong vút lại cực kỳ dẻo dai trong tay Kế Duyên. Tay trái của hắn giật khẽ, kéo con cá to bay lên khỏi mặt nước, rơi vào trong giỏ cá tại đầu thuyền.
Thật may khi chiếc giỏ cá hở miệng nhỏ nhắn này lại có thể chứa đủ con cá to ấy. Suýt nữa thì cái đầu to tướng của con cá mè hoa kia mắc vào ngay nắp giỏ, tuy sau đó nó cũng rớt chui tọt vào trong giỏ nhưng hơn nửa thân mình lại mắc kẹt ở bên trên.
Lúc này, Doãn Triệu Tiên và thư sinh họ Sử đang đứng trên bờ, vừa vặn nghe được câu nói của gã ngư dân vừa rồi. Người lạ vẫn dửng dưng, nhưng người quen của hắn lại giật nhẹ chân mày, tựa như cảm xúc đang trong trạng thái vui vẻ.
"Là Kế tiên sinh! Kế tiên sinh!!!... Doãn Triệu Tiên đây nè!!!"
Doãn Triệu Tiên phất tay, thét to về phía chiếc thuyền ô bồng một cách kích động, trong khi thư sinh họ Sử lại khá ngạc nhiên khi đứng cạnh bên. Gã đã đồng hành với vị thư sinh họ Doãn này một thời gian, nhưng chưa bao giờ thấy ông ta kích động đến thế.
Lúc này, Kế Duyên lắc nhẹ cổ tay, làm lưỡi câu rớt ra khỏi miệng cá. Hắn đặt cần câu xuống sàn thuyền, xoay người, chắp tay chào hỏi Doãn Triệu Tiên.
"Doãn phu tử, xa cách bao năm, phu tử vẫn khỏe chứ?"
Nhìn gương mặt không hề chịu tác động của thời gian ấy, Doãn Triệu Tiên càng kích động hơn, vội vàng đáp lễ Kế Duyên. Gã thư sinh họ Sử bên cạnh cũng vô thức chắp tay chào.
"Mọi chuyện ở Doãn gia đều tốt cả! Đồng thời Doãn mỗ cũng quét tước ngôi nhà nhỏ của Kế tiên sinh. Ngài cặp bờ nhanh lên đi nào!"
Kế Duyên cũng chắp tay hời hợt với thư sinh họ Sử, vừa cười vừa thét to: "Đến liền!"
Con cá lớn vẫn còn giãy giụa trong giỏ cá. Kế Duyên ngồi trên đầu thuyền, cầm mái chèo, đảo thuyền quay lại, rồi chèo thẳng vào bờ.
Thấy dáng vẻ kích động của Doãn tiên sinh, thư sinh họ Sử đứng bên cạnh không dằn được lòng hiếu kỳ, bèn hỏi:
"Doãn huynh, huynh biết người này à?"
"Đâu chỉ là biết, Kế tiên sinh vừa là đồng hương của Doãn mỗ, vừa là tri kỷ của ta. Xa cách đã nhiều năm, chẳng ngờ hôm nay có thể gặp mặt!"
Chẳng mất bao lâu, thuyền nhỏ đã cập bến. Kế Duyên phóng một bước, vọt lên bờ.
Nếu như trường hợp này xảy ra đối với Kế Duyên ở đời trước, hắn chắc chắn sẽ ôm người bạn tốt chân chính lâu năm không gặp ấy một cái ôm thật chặt. Có điều đời này, mối quan hệ bạn bè với nhau lại súc tích hơn, không cởi mở như đời trước. Doãn Triệu Tiên chỉ kích động, bắt tay Kế Duyên, nhưng cả hai lại siết tay nhau thật chặt.
Sau một thời gian ngắn, cả hai buông tay ra. Doãn Triệu Tiên bèn giới thiệu bằng hữu mới cho Kế Duyên làm quen, gã chỉ tay về phía người còn lại:
"Kế tiên sinh, đây là bạn hữu đồng hương tại Kê Châu mà Doãn mỗ gặp được trên đường lên kinh ứng thí."
Thư sinh họ Sử vái chào Kế tiên sinh lần thứ hai, tự giới thiệu: "Tại hạ là Sử Ngọc Sinh, đến từ Xuân Huệ phủ!"
Kế Duyên cũng lịch sự chào lại một lần nữa.
"Kẻ lang bạt ta đây tên là Kế Duyên, là bạn đồng hương với Doãn phu tử."
Giới thiệu qua lại, cả hai xem như cũng quen biết nhau. Kế Duyên bèn cười nhẹ, chỉ về giỏ cá ở đầu thuyền.
"Đến sớm không bằng đến đúng lúc. Vừa hay ta câu được một con cá lớn, trưa hôm nay sẽ có món ngon để chiêu đãi Doãn phu tử và Sử công tử rồi. Lên thuyền đi nào! Chúng ta cùng đi đến thôn Trần gia."
Thuận theo lời mời mọc hiếu khách của Kế Duyên, Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh đồng loạt bước lên thuyền ô bồng, sau đó hắn cũng nhảy lên con thuyền.
Nhấc mái chèo, Kế Duyên xoay về phía hai vị hành khách ngồi sau, cười nhắc nhở:
"Nhớ ngồi cho chắc!"
Sau đó, mái chèo khua mạnh đẩy cả con thuyền vọt đi, tạo ra một cơn sóng mạnh, dập dềnh lướt nhanh. Con thuyền chòng chành khiến hai gã thư sinh trên thuyền phải bám chặt mép thuyền, không dám tùy tiện đứng dậy. Chiếc thuyền ô bồng này là do lão Trần cho Kế Duyên thuê tạm, do đó thôn Trần gia cũng thuộc vùng sông nước. Hắn chỉ cần chèo thuyền về phía Bắc, khoảng hai dặm, sau đó quẹo vào một nhánh sông nhỏ, lại chèo nửa dặm là có thể đến thôn Trần gia. Đường đi không xa lắm, nếu đứng trên bờ cũng có thể thấy bờ lũy bao quanh ngôi làng từ xa xa.
Con thuyền nhỏ lướt nhẹ trên sông. Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh sau khi đã quen, bèn không còn lo sợ cảm giác chao đảo này nữa.
"Kế tiên sinh, ngài đã đi đâu trong những năm nay? Thanh nhi nhớ ngài lắm đấy. Nó còn bảo rằng, sau này sẽ mè nheo ngài kể cho nó nghe chuyện về thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, cái cây táo trong vườn nhà ngài, ba năm nó mới kết quả một lần... Còn có một lão tiên sinh rất lợi hại nha... Thái độ rất hùng hổ khi ăn mấy quả táo đó..."
Kế Duyên vừa chèo thuyền, vừa nghe Doãn Triệu Tiên ngồi bên cạnh trần thuật mọi chuyện, có khi rõ ràng, có khi nói khá mơ hồ. Chờ ông ấy nói xong, hắn mở miệng cười.
"Ta đoán nhóc Thanh nhà phu tử chỉ nhớ nhung con Hồng Hồ nhỏ nhắn ấy thôi, ha ha ha ha..."
Sử Ngọc Sinh ngồi yên một bên lắng nghe. Gã chưa bao giờ thấy Doãn Triệu Tiên nói nhiều đến thế, kể chuyện luyên thuyên không ngừng nghỉ.
Cả hai người đã phải đi bộ một thời gian dài, mệt mỏi từ sớm. Lúc này, bọn họ có thể ngồi trên thuyền ô bồng, vừa thưởng thức cảnh sắc đẹp đẽ ven sông, vừa giải lao, có cảm giác rất thích thú.
"Đúng rồi, Kế tiên sinh! Ngài còn chưa kể cho mỗ nghe về hành trình của ngài trong những năm nay. Ngài từng đi đến nơi nào, gặp cảnh sắc kỳ lạ, xinh đẹp ra sao, trải nghiệm lại thú vị nhường nào? Ngài có thể kể để Doãn mỗ mở mang tầm mắt hay không?"
Nhoáng cái đã đến ngã ba sông, Kế Duyên đảo mái chèo, khiến chiếc thuyền nhỏ chuyển sang hướng khác. Vừa chèo thuyền, hắn vừa cười khẽ, nói với Doãn Triệu Tiên với giọng tếu táo:
"Những năm nay, Kế mỗ từng trảm yêu, trừ ma, lại gặp mặt phán quan nơi âm ty và thổ địa các vùng nữa. Không chỉ vậy, ta cũng nhìn thấy các Tiên phủ kín cổng cao tường, từng dự tiệc mừng thọ của Long vương, cơ bản là khá thú vị, khá thú vị đấy. Ha ha ha ha..."
Tâm tình Kế Duyên khoáng đạt, nói ra những lời rất hào hùng.
Những lời vừa nghe vô cùng chân thật khiến Doãn Triệu Tiên phải dâng trào cảm xúc. Hơn nữa, Sử Ngọc Sinh ngồi bên cạnh nghe thế, cũng nghĩ là chuyện tiếu lâm, cười vui hớn hở.
Vốn dĩ, thôn Trần gia không xa lắm, con thuyền nhỏ đã cập bờ một cách nhanh chóng. Dùng dây thừng buộc chặt thuyền, Kế Duyên mở lời chào hỏi với vài người ngư dân mà hắn nhớ mặt, rồi dẫn Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh đến nhà lão Trần.
Thấy Kế Duyên đến, cả nhà lão Trần rất nhiệt tình. Đặc biệt là khi mọi người trông thấy con cá mè hoa to lớn đến thế nằm trong giỏ, ngay cả lão Trần cũng phải tặc lưỡi khen ngợi liên tục.
Gần đến trưa, ba người Sử Ngọc Sinh, Doãn Triệu Tiên và Kế Duyên ngồi trò chuyện quanh một cái bàn nhỏ vuông vắn. Chén, đĩa đã được dọn sẵn lên bàn, trong khi mùi thức ăn thơm phưng phức ngon lành bay ra từ trong nhà bếp.
Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh đã không ăn uống ngon miệng bao đêm liền, nay ngửi thấy mùi vị đồ ăn hấp dẫn như thế, bèn nuốt ực một cái. Kế Duyên thấy thế, chợt cảm thấy hơi buồn cười.
Đột nhiên, Doãn Triệu Tiên chú ý đến con mắt của Kế Duyên không còn màu xám trắng như trước nữa, bèn hỏi với một thái độ vui vẻ.
"Kế tiên sinh, con mắt của ngài khỏe rồi à?"
Kế Duyên sững sờ, rồi cười nói một câu: "Chỉ là phép che mắt, là phép che mắt mà thôi."
Rồi hắn giơ tay ra hiệu Doãn phu tử không nên hỏi thêm. Tuy Doãn Triệu Tiên không biết phép che mắt là gì, thế nhưng ý nghĩa trên mặt chữ của cụm từ ấy đã đủ để giải thích một phần nội dung nào đó.
"Đầu cá lên đây....!"
Lão Trần dùng một tấm khăn để lót bên dưới cái chậu, sau đó mang cả cái chậu đang nóng rực vì hơi lửa ra. Kế Duyên nhanh nhạy bước đến giúp đỡ, mang chậu nướng cá bằng than này đặt trên bàn. Cái chậu vừa lên đã chiếm một khoảng lớn trên bàn.
"Khà khà! Đúng là Kế tiên sinh có lộc ăn. Cá mè hoa trên Thông Thiên giang vùng này cực kỳ ngon, đặc biệt là con cá này chính là tinh hoa trong những tinh hoa. Con cá nặng hơn ba mươi cân như thế này rất hiếm thấy, suýt nữa để không vừa đầu cá vào cái chậu nướng này đấy. Dù các ngài có đến mấy quán rượu lớn ở kinh kỳ, cũng chưa chắc đã ăn được đâu!"
Lão Trần vừa cười vừa nói, sau đó đi vào nhà bếp rồi mang ra mấy món điểm tâm khác. Gồm có dưa muối, tương, và một bình rượu địa phương.
"Kế tiên sinh và hai vị thư sinh, cái ngài cứ dùng thong thả. Cả nhà của lão sẽ dùng cơm trong nhà bếp."
"Cám ơn lão! Lần này đã làm phiền lão bá rồi!"
"Đa tạ Trần lão bá!"
"Đa tạ lão bá chiêu đãi!"
Cả ba người Kế Duyên cùng nhau nói cám ơn, rồi động đũa dùng bữa. Gia đình lão Trần cũng vui vẻ hớn hở ăn cơm trong nhà bếp. Một con cá mè hoa lớn đến thế mà Kế Duyên chỉ cần đầu cá, dĩ nhiên phần còn lại thuộc về gia đình của lão Trần rồi.
Giữa hương thơm món cá nồng đậm, bữa ăn này quả thật vô cùng đậm đà. Dù là đầu cá, nhưng thịt rất nhiều, xương không có bao nhiêu. Cái chính là nước chấm khá ngon, hai gã thư sinh vốn dĩ ăn cơm không nhiều lắm nhưng cũng nhai ngấu nghiến.
Trên bàn cơm, Kế Duyên cũng kể một số chuyện phong tục ở các nơi. So với hành trình gian lao của hai người Doãn Triệu Tiên, điều mà hắn kể lại chi tiết hơn, thấm đượm ý nghĩa hơn.
Ấy là chuyện người dưng tình cờ gặp nhau, rồi tham gia lễ cưới nhà họ, sau đó đề bút viết câu chúc khiến cả sảnh đường rất vui mừng và hòa hợp. Ấy là cái gọi là chung lưng đấu cật, đoàn kết một lòng. Việc này còn làm thắm đượm sự tình nghĩa hết lòng giúp đỡ nhau giữa hai dòng họ qua mười năm hoạn nạn...
Mỗi câu chuyện đều rất sinh động qua lời kể của Kế Duyên, Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh nghe thế vừa than thở, vừa hâm mộ vô cùng.
Đến gần cuối câu chuyện, Kế Duyên tranh thủ cơ hội đề xuất để hắn chở hai người thư sinh này qua đến bờ bên kia, cũng chính là Kinh Kỳ phủ. Về phần chiếm lấy phần thưởng của Trạng Nguyên độ cũng dễ thôi, hắn chỉ cần chèo thuyền đến Trạng Nguyên độ, sau đó gọi hai người này lên thuyền.
Dĩ nhiên hai vị thư sinh này vui vẻ đồng ý.
Bữa cơm này kéo dài đến quá nửa giờ ngọ, gần một phần hai đồ ăn đều vào bụng của hai người thư sinh. Trông dáng vẻ, Kế Duyên cảm thấy cũng chẳng cần phải nấu cơm tối cho họ nữa.
Đêm xuống, hai người thi sinh ngủ cùng phòng với lão Trần, trong khi ngày mai Kế Duyên phải thức sớm để chèo thuyền đến Trạng Nguyên độ trước, nên đành ngủ riêng một phòng khác.
Sau khi tắt đèn, Sử Ngọc Sinh nằm chung một giường, gối cạnh gối với Doãn Triệu Tiên vẫn còn đang suy nghĩ về chuyện xảy ra trong ngày hôm nay.
"Doãn huynh, rốt cuộc thì Kế tiên sinh là người như thế nào? Tại sao người ấy có thể trải qua nhiều chuyện đến thế?"
Doãn Triệu Tiên cười nhẹ.
"Nghe qua là xong, đệ nên nghĩ đến chuyên khoa cử là hơn. Loại người phàm tục như chúng ta làm sao có thể hiểu rõ những chuyến dạo chơi hồng trần của Kế tiên sinh cho được."
"Đúng đúng đúng! Doãn huynh dùng cụm từ "dạo chơi hồng trần" vô cùng chính xác! Nếu chưa từng gặp qua, quả thật có một cảm giác hào hiệp giống như các vị lãng khách thần tiên. Khó trách vì sao Doãn huynh lại là bạn thân của người ấy."
"Ha ha... ngủ đi, ngủ đi."
Doãn Triệu Tiên liền trùm kín chăn, không nói chuyện nữa.
Danh sách chương