Giáo sư tôn bảo rằng hang động này quá ẩm, bên trong có gì thì đều đã bị hủy hoại hết rồi. Quan Sơn thái bảo Phong Soái Cổ tuy rằng hành vi cổ quái, nhưng dẫu sao lúc sinh tiền ông ta cũng là bậc cao nhân tinh thông kì môn dị thuật, "Quan Sơn chỉ mê phú" thần diệu ngần ấy, sao có thể chọn mộ ở nơi âm u ẩm thấp như thế này? Chắc hẳn chúng ta đã tìm nhầm địa điểm mất rồi.

Tôi cũng cảm thấy sự tình có điềm kì lạ, lúc này đã tháo mặt nạ phòng độc ra, có thể nghe thấy sâu bên trong tầng nham thạch dường như có tiếng nước chảy róc rách, tựa hồ phía trong có song ngầm hoặc hồ nước ngầm gì đó. Hiền nỗi, không có "Quan Sơn chỉ mê phú" chính gốc để tham chiếu, khiến chúng tôi khó lòng đoán định được cái hang bên dưới "Tường sắt vách bạc" này có phải lối vào mộ cổ Địa Tiên hay không.

Tôi suy xét một lát rồi quyết định mạo hiểm tiến sâu vào bên trong, chỉ còn nước tận mắt nhìn cho rõ ràng mới có thể tính toán tiếp được. Nghĩ đoạn tôi bảo cả bọn "Trong nhóm chúng ta có Mô Kim Hiệu Úy, còn có cả cao thủ của Phong Oa sơn, và chuyên gia giải đọc văn tự cổ, trên đời này không có mộ cổ Địa Tiên thì đành chịu, chỉ cần ngôi mộ cổ ấy thực sự tồn tại thì chẳng sợ không tìm được. Giờ có suy đoán lung tung cũng chả ý nghĩa gì, chi bằng cứ men theo hang động này đi sâu vào bên trong xem sao, dọc đường mọi người đều chỉnh đèn sang lên một chút"

Tôi nói xong, liền mở ô Kim Cang chắn về phía trước, giơ đèn pin mắt sói lên dẫn đầu đi xuống bậc cấp bằng đá, những người còn lại theo sát phía sau. Cả bọn đều hiểu, con đường phía trước chưa biết thế nào, ai nấy đều hết sức đề phòng, tốc độ tiến lên rất chậm chạp.

Hang núi ẩm ướt dầm dề, chỗ nào cũng có nước đọng, địa thế lúc cao lúc thấp, bậc thang nhân tạo cũng không liền mạch có chỗ có chỗ không. Nơi này trong hang lại có hang, xung quang chốc chốc lại xuất hiện đường rẽ nhánh, nhưng duy chỉ có một con đường là có bậc thang đá.

Đi tới tận cùng, hàm lượng phốt pho trong tầng nham thạch dần tăng lên, từng đám lửa ma chơi lập lòe chớp tắt khiến người ta hoa cả mắt, thi thoảng lại có một vài con rắn, con chuột dưới lòng đất chạy vụt qua. Tôi thấy thế càng thấp thỏm không yên, ngấm nước, côn trùng chuột bọ đều là những đại kị trong việc mai tang, vì vậy ở nhưng nơi đất lành tàng phong tụ khí, tuyệt đối không có lũ trùng kiến rắn chuột xuất hiện.

Nhưng nghĩ lại, trong lời nhắn của trung đoàn trưởng Phong để lại trước lúc lâm chung, chỉ nhắc đến chuyện nơi Quan Sơn thần bút vẽ cửa mở núi là lối vào mộ cổ Địa Tiên, nhưng "Lối vào" dành cho hậu duệ nhà họ Phong này có lẽ không nằm ở trước cửa ngôi mộ cổ, mà ngược với lẽ thường, được đặt ở ngoại vi mộ cổ cũng nên. Bên trong khu vực hẻm núi Quan Tài này toàn hang động thiên nhiên và giếng muối, cho dù sơn động này có thông đến huyệt mộ thật, thì cũng không biết phải đi bao xa nữa mới tới.

Mới nghĩ đến đây, chợt nghe tiếng nước phía trước lớn dần lên, sau khi vòng qua một chỗ ngoặt trong đường hầm thiên nhiên xuyên lòng núi, hang động chợt rộng rãi hẳn ra, nước dồn lại ngập đầy phía trước, mặt nước đen ngòm lăn tăn gợn song, lộ ra những cột đá tua tủa. Đường đi phía trước đã bị hồ nước ngầm sâu không thấy đáy chặn mất.

Tuy không nhìn rõ tình hình mặt hồ phía xa, nhưng nghe tiếng cũng biết, phía bên kia hồ nước này có thể có một thác nước, hoặc suối ngầm đang không ngừng đổ nước. Mặt hồ ở gần phẳng lặng như gương, có thể thấy đáy hồ là một đầm nước tù, nước ngầm từ trên cao đổ xuống, đều thoát qua các hang động xung quanh.

Bậc đá trong sơn động chìm xuống mặt nước, xung quanh không có đường để đi vòng, muốn đi tiếp chỉ còn cách lội nước đi qua. Tuyền béo ném một hòn đá xuống thăm dò mực nước nông sâu thế nào, rồi xắn quần vén áo chuẩn bị xuống nước.

Giáo sư Tôn bên cạnh hỏi tôi: " Phải bơi qua thật à? Tôi... tôi không biết bơi đâu "

Tôi khó xử nói: " Cửu gia, ông là vịt cạn hả? Sao không nói sớm... Hay là ông thương lượng với Tuyền béo xem, cậu ta nhiều thịt lực nổi tương đối lớn, nói không chừng có thể kéo ông bơi sang bờ bên kia đó.

Tuyền Béo đời nào gánh lấy chuyện khổ sai này? Chỉ là hễ có cơ hội cậu ta lại tự tâng bốc mình một hồi: "Tuyền Béo tôi đây là một viên gạch trong công trình xây dựng bốn hiện đại hóa16, chỗ nào cần là tôi có, chỗ nào khó là có tôi đây... Lôi Phong còn cõng bà lão qua sông đấy còn gì? Chúng ta cũng Cửu gia bơi qua sông nào có xá chi" Nhưng ngay sau đó, cậu ta lập tức đổi giọng: "Có điều, nói đi cũng phải nói lại, nói một cách thực sự cầu thị, gần đây kĩ thuật bơi lội của tôi đã hơi thụt lùi rồi, Tôn Cửu gia, ông xem hồ nước ngầm này sâu không thấy đáy, ngộ nhỡ chúng ta bơi được nửa chừng lại có ma nước dưới hồ nhô lên kéo cổ chân thì ông đừng trách tôi không trượng nghĩa đấy nhé. Đến lúc ấy, chúng ta cũng đành ai lo thân người đó, bởi vậy, tôi phải nói trước, ông định ăn mì vằn thắn, hay ăn mì dao phay17 đây? "

Giáo sư Tôn nổi giận gắt: "cái gì mà mì vằn thắn, với mì dao phay? Định giữa đường ném tôi xuống nước à? Các cậu như vậy là vắt chanh bỏ vỏ, qua cầu rút ván đấy"

Tuyền Béo nói: "Đại gia đây là người ngay thẳng thật thà, đã nói trước với ông còn gì, đây gọi là người ngay không làm chuyện mờ ám. Nước hồ này vừa lạnh vừa sâu, dưới nước không chừng còn có nguy hiểm gì nữa, Đến lúc ấy ông không muốn bị ma nước kéo xuống thế mạng, tôi sẽ cho ông một dao vào giữa tim chết cho thống khoái, rồi đào tẩu còn hơn cả hai đều chết chìm. Sao ông không hiểu được nỗi khổ tâm nghĩ thay cho người khác của Tuyền Béo này cơ chứ?".

Đương khi giáo sư Tôn luống cuống trước hồ nước ngầm, Shirley Dương đứng bên cạnh lại bảo tôi: "Chúng ta không mang theo túi khí, đeo nặng bơi qua hồ không phải là cách hay, vả lại Út cũng không biết bơi, nếu muốn bơi qua hồ nước này chỉ còn cách để giáo sư Tôn và cô ấy ở lại, hoặc là.... Nghĩ cách tìm công cụ có thể chở người sang bên kia."

Thực ra tôi hiểu rõ, tình hình dưới nước không biết ra sao, cũng không có ý định lội xuống nước bơi sang bên kia. Lia ngọn đèn pin mắt sói tìm kiếm xung quanh, ánh đèn loang loáng, chỉ thấy trên vách đá có những hình vẽ loang lổ mờ mờ, nhìn kĩ lại, những bức họa ấy tựa hồ có liên quan tới truyền thuyết về mộ Ô Dương vương. Nhân vật được truyền thuyết dân gian miêu tả thành Ô Dương Vương ấy, theo phân tích của giáo sư Tôn rất có thể chính là Long Xuyên vương, nhưng chúng tôi cứ theo truyền thuyết dân gian mà gọi ông ta là Vu Lăng vương, ở khu vực hẻm núi Quan Tài này, chỗ nào cũng có thể gặp các di tích ít nhiều dính dáng đến mộ cổ Di Sơn Vu Lăng vương ấy.

Chỉ thấy trong bức họa đã bị bong tróc đến quá nửa, đa phần là cảnh hành hình, có đủ các hình phạt tàn khốc như: "Chém ngang lưng, phân thây" Tôi thầm nhủ, quái thật, chẳng lẽ hang tích nước ngầm này không thông đến mộ cổ, mà thông đến một pháp trường thời cổ đại hay sao?

Nghĩ kĩ lại thì cũng chưa chắc là vậy, theo như miêu tả về quy chế mai táng thời xưa trong Thập Lục tự m Dương phong thủy bí thuật, ở mạn Ba Thục – Vu Sở, cũng chính là khu vực Tứ Xuyên Hồ Bắc, thời cổ có một kiểu mộ táng, xây dựng theo kết cấu chủ tùng chồng chất rất hiếm thấy. Tùy táng có hai loại "Bồi táng" và "Tuẫn táng", người bị bồi táng đa phần có địa vị trong xã hội tương đối thấp, chẳng hạn như nô lệ, thợ thuyền, tội phạm, hhi hạ táng chủ mộ, bọn họ sẽ bị sử tử hoặc chôn sống với các loại súc sinh và linh thú khác.

Trong hình thức mộ táng chủ tùng chồng chất, nới chôn vùi thây cốt của những kẻ tuẫn táng được gọi là động loạn táng, thông thường có mười tám hang động vì vậy gọi là "Thập Bát Loạn Táng", kết cấu chủ thể của mộ cổ được xây dựng trên một đường trung trục tuyến, chọn lấy chỗ tốt nhất trong địa mạch để xây dựng minh điện, chứa quan quách. Thập bát loạn táng động này thông thường bị đè dưới mộ đạo và minh điện.

Hình thế phong thủy này thiên biến vạn hóa, hình thức mộ táng chủ tùng chông chất thường đều có sông ngầm chảy bên dưới. Trong Kinh Dịch có viết "long dược vu uyên18" linh khí núi sông này từ dưới bốc lên quẩn quanh vấn vít bên minh điện, còn động loạn táng bên dưới mộ cổ là chốn hung huyệt. Từ những gì trước mắt có thể nhìn thấy, Quan Sơn thái bảo đã lưu lại một con đường ở "thập bát loạn táng động" này, muốn vào mộ cổ bên trên, chỉ còn cách vượt qua hồ nước này mà thôi.

Động loạn táng có tổng cộng mười tám nhánh, gần quanh hang động có hồ chứa nước ngầm này, quá nửa là khu vực chôn tội phạm và nô lệ. Tôi gọi giáo sư Tôn lại xem xét địa hình, hỏi lão ta xem có khả năng này hay không?

Giáo sư Tôn vẫn theo thói cũ, xưa nay không bao giờ tùy tiện kết luận điều gì, vậy mà cũng phải công nhận tôi nói có lý, thời cổ đại quả thật có hình thức này. Tuy rằng đến nay vẫn chưa có ai khai quật được loại mộ táng đó, nhưng trong sử liệu lại có rất nhiều căn cứ, nếu có thể tìm thấy một số lượng lớn thi thể xương cốt của đám nô lệ, tội phạm tuẫn táng theo thì không sai vào đâu được.

Vậy là chúng tôi tiếp tục men theo mép nước tìm kiếm, phát hiện trên vách hang có rất nhiều khe nứt, bên trong toàn mảnh xương người lộn xộn, chỉ có răng và xương đầu là còn nhận ra được, ngoài ra còn có hàng đống xiềng xích gôm cùm xâu thành chuỗi dài, dùng để xính các đám phạm nhân lại với nhau "Thập bát loạn táng" là nơi đám trộm mộ không bao giờ để mắt, bởi đây chẳng có thứ minh khí gì đáng tiền, có thể Quan Sơn thái bảo cũng chưa từng động đến di cốt của đám phạm nhân này, chỉ có lũ trùng kiến chuột bọ chui vào gặm nhấm mà thôi.

Nhìn địa hình và quy mô này thì trong mười tám ránh loạn táng thì ít nhất cũng chôn vùi hơn một nghìn xác chết, phía trong còn hơn chục cỗ quan tài đơn sơ bằng gỗ tùng nằm lăn lóc, trên mỗi quan tài đều quấn xích sắt. Sâu bên trong khe đá là nơi oán khí ngưng kết, đến giờ vẫn chưa tan, người sông mà lại gần đều thấy một cảm giác lạnh buốt dâng lên tự đáy lòng.

Út tuy gan dạ hơn người, nhưng thấy tình cảnh trước mặt quá đỗi ghê sợ, cũng không khỏi rợn người, vội thì thào hỏi tôi trên đời này có ma quỷ thật không?

Tôi thấy trong hang toàn xương cốt của những người bị tuẫn táng, thầm đoán phen này đã vào được tầng dưới cùng của cổ mộ, còn đang ngẫm nghĩ về kết cấu cụ thể của ngôi mộ, bất thình lình Út hỏi một câu như thế, không khỏi thầm nhủ, sao những người lần đầu tiên vào nghề đổ đấu đều hỏi câu này vậy? Còn nhớ hồi ở Nam Hải, Cổ Thái cũng hỏi Minh Thúc như thế, có điều câu trả lời của tôi không gống Minh Thúc. Tôi bảo Út không có gì phải sợ cả, dù vong hồn có tồn tại hay không, bây giờ anh cũng chẳng có cách nào chứng minh cho em xem được, vạn sự trên đời này vốn vô thường, biến ảo bất nhất, những lúc con người ta không để tâm sự lạ nghiêng trời lệch đất, nếu em không tận mắt chứng kiến, mà chỉ nghe qua miệng người khác thì cũng khó lòng tin phục. Nhưng tại sao trong thiên hạ hay có người luận thần luận quỷ như thế? Anh thấy đó đều là vì lòng người bất bình đó thôi, nếu trên đời này thực sự không còn chuyện bất công dối lòng nữa, thì cho dù khắp nơi đều có ma quỷ cũng có gì đáng sợ đâu?

Tôi nói đến đây trong lòng chợt cảm khái, bèn tự diễu chính mình: "Chúng ta là bọn thiên đường có lối không đi, địa ngục không cửa cứ thi xông vào. Sống yên lành tử tế không muốn, lại vượt sông vượt núi, dốc hết tâm tư tìm cách chui vào cái mộ Địa Tiên quỷ quái này, còn cảm thấy hành động này hết sức thú vị hấp dẫn nữa, không biết có phải đổ đấu nhiều quá gây nghiện rồi hay không?

Tuyền Béo cằn nhằn: "Nhất ở là Nhất, cậu lại nói nhảm nữa rồi, hồi trước tôi đã nói với cậu bao nhiêu lần rồi, tạm thời chớ nên chớ lên áp đặt chủ nghĩa, xét lại vào sự nghiệp đổ đấu, có ma thì có ma sợ quái gì? Vả lại muốn xây dựng sự nghiệp, chẳng lẽ không dồn hết tâm trí tinh thần vào ư? Sao có thể nói là nghiện được? Nói như thế... Thật có lỗi với bầu nhiệt huyết của chúng ta dành cho sự nghiệp trộm mộ mò vàng quá." Đoan cậu ta cầm đèn pin soi vào động loạn táng, nói tiếp: "Cậu nhìn đi, đây không phải có quan tài đấy sao? Nắp quan tài dày dặn lại rộng rãi, xuống nước nổi lềnh phềnh, tôi thấy gỡ ra làm bè cũng được..." Vừa nói, cậu ta vừa xông vào bới mấy cỗ quan tài gỗ tùng cổ xưa cũ nát kia, định gỡ mấy tấm ván ra đóng một cái bè gỗ, dùng vật liệu tại chỗ cũng hơn là quay lại hẻm núi khiêng mấy cỗ quan tài treo kia vào.

Mấy cỗ quan tài ở gần chỗ xương cốt phạm nhân, chắc chắn là dành cho những người có thân phận quý tộc trong đám tù binh nô lệ, những thân làm kẻ tuẫn táng cũng chẳng được ưu đãi gì, quan tài gỗ tùng hết sức đơn sơ, lại bị xích sắt quấn không biết bao nhiêu năm tháng, vừa chạm vào đã vỡ nát ra, chẳng còn mảnh ván nào nguyên vẹn dùng được.

Tuyền Béo liên tiếp giơ chân đạp vỡ mấy cỗ quan tài bằng gỗ tùng mỏng manh. Những lúc có thể bi bai người khác, cái mồm cậu ta tuyệt không bao giờ yên, lại kiếm chuyện hỏi giáo sư Tôn, nếu không có cỗ quan tài nào thích hợp để làm "thuyền xung phong" thì tính sao bây giờ?

Giáo sư Tôn cơ hồ không nghe ra ý khác trong lời nói của Tuyền Béo, cũng không nổi giận chỉ hờ hững đáp lời: "Ừm... Chuyện này... Chuyện này, hang tuẫn táng kiểu chồng chất này, là khu vực hỗn táng, quan tài đè lên thi thể, xương cốt lại vùi lấp quan tài, hồi trước khi tôi công tác ở Hà Nam, trong một lần khai quật, từng trông thấy ở đáy của một hang tuẫn táng, có nhiều cọc gỗ hình chữ nhật lắm."

Tôi đứng bên cạnh lặng lẽ quan sát, thầm nhủ Tôn Cửu gia hẳn có lẽ đã đem cả nửa đời sau của mình vào cuộc tìm kiếm thiên thư trong mộ cổ này, quyết tâm được ăn cả ngã về không, nên mới mắt nhắm mắt mở trước hành động mạo phạm người chết của Tuyền Béo, lúc trước đa phần lão ta chỉ giả bộ mắt lấp tai ngơ, vậy mà bây giờ còn ám thị ngầm cho cậu ta vào sâu bên trong động loạn táng tìm mấy súc gỗ còn nguyên vẹn. Tôi không nhịn được, thầm mắng lão già này quả nhiên là hạng ngụy quân tử, tuy thương hại lão ta gặp nhiều trắc trở trong đời, cũng không khỏi xem nhẹ nhân cách của lão ta đi mấy phần.

Tuyền Béo đào bới một lúc, không thấy có súc gỗ nào, nhưng lại tìm được mấy cỗ quan tài sơn son thiếp vàng đỏ chói, cũng bị xích sắt quấn quanh, trên quan tài có khảm vỏ trai trang trí, còn vẽ một vị thần râu ria xồm xoàm tua tủa, miệng ngậm một con ác quỷ máu chảy dòng dòng, nhai ngấu nghiến như thể ăn thịt gà quay vậy, bộ dạng trông cực kì tàn ác. Nhìn kiểu dáng của mấy cỗ quan tài sơn son này, đều là quan quách thời Nguyên Minh, cả bọn chúng tôi không khỏi lấy làm thắc mắc, dưới đáy động loạn táng ở mộ cổ Ô Dương vương, sao lại có quan tài thời Minh được? Không biết bên trong còn có điều gì cổ quái nữa, lẽ nào địa tiên Phong Soái Cổ cũng được mai táng ở đây?

Giáo sư Tôn nhảy xuống xem xét rồi bảo, dưới đáy động loạn táng này đã được sửa thành "giếng mộ" rồi, đây là phong tục thời Minh, "giếng" này không giống với giếng trong "giếng vàng táng ngọc19" Chỉ có ý, "trực tiếp trôn xuống chứ không hạ táng" Thời Minh vẫn thừa kế chế độ tuẫn táng người sống của thời nguyên, vì vậy những kẻ trong "giếng mộ" này chắc chắn đều bị chôn sống. Các cô các cậu nhìn hình tượng "Chung Quỷ ăn thịt ác quỷ" vẽ trên những quan tài sơn son này mà xem, dùng để trấn quỷ đấy. Không biết những kẻ xấu số bị tuẫn táng theo địa tiên này là ai, nhưng mười phần chắc đến tám chín phần họ bị chết ngạt bên trong quan tài.

Tôi gật đầu nói: "Mộ cũ đã bị Quan Sơn Thái Bảo chiếm mất, Phong Soái cổ là người tinh thông thuật số, chắc chắn ông ta đã làm theo phép cổ, bỏ người sông vào quan tài chôn ở đây, để bố cục phong thủy của khu lăng mộ không có chút sơ hở nào. Cũng may quan tài sơn son vẫn còn nguyên vẹn, vừa khéo có thể lấy ra làm công cụ vượt hồ."

Dùng quan tài làm dụng cụ di chuyển trên mặt nước vốn là cách làm của Bài giáo ở Tương tây, tục gọi là "Đài Hưởng Kiệu" tôi từng được lão Trần mù kể cho nghe truyền thuyết này. Quan tài được phết mấy lớp son, không còn một khe hở nào, hoàn toàn không ngấm nước. Không để khe hở là nhằm ngăn ngừa quỷ hồn chui ra. Người sống bị nhốt bên trong cho chết ngạt, oán khí không tan, tích tụ trong quan tài khiến nó nổi lên mặt nước. Có điều, đấy chỉ là cách giải thích của dân gian, trên thực tế, hiện tượng "quan tài có ma, vượt được sông m" chắc hẳn là do bên trong quan tài tích tụ nhiều chất khí sinh ra trong quá trình phân hủy xác chết mà thôi.

Lúc này muốn gỡ ván quan tài ra thì rất tốn thời gian và công sức, chi bằng dung luôn phép "Đài Hưởng Kiệu" lấy quan tài làm "thuyền xung phong" vượt qua hồ nước. Cả bọn không nghĩ ra cách nào hay hơn, đành theo phép cổ mà làm, nhưng có được hay không cũng không dám chắc. Mấy cỗ quan tài sơn son đỏ chói cực kì nặng, ấy là do người chết mà thân xác không tiêu tán bị bí hơi tắc khí, nặng hơn người sống nhiều. Thế nhưng khi lội xuống nước, cỗ quan tài nặng trịnh quả nhiên lại nổi lềnh phềnh. Có câu "mẹo nhỏ chữa bệnh to" có lúc muốn không tin vào mẹo vặt dân gian cũng không được.

Lại nói đến các mẹo vặt dân gian, những thứ này đa phần đến từ một số môn phái, giáo phái của xã hội cũ lưu truyền ra ngoài. Thủa trước, những kẻ bịp bợm tự xưng là "thái bảo tiên cổ" thường dùng những mẹo vặt này để lừa gạt dân chúng, nhưng cũng có một vài cách thực sự có tác dụng, hơn nữa còn hiệu nghiệm hơn thần, chẳng hạn như gió thổi bụi bay thì lập tức nhổ một bãi nước bọt, hai mắt sẽ trở lại bình thường; hay như lúc bị nấc, uống một mạch bảy ngụm nước là khỏi ngay, nhiều hơn hay ít hơn một ngụm cũng không được, phải đúng bảy ngụm nước mới xong.

Những mẹo, những phép của các "Thái bảo, tiên cô" ấy, y học hiện đại, đều không thể giải thích, ngay chính bản thân họ cũng không hiểu rõ sao lại như vậy, chỉ nói thác rằng đây là phép nhiệm màu của các tiên gia truyền cho để cứu nhân độ thế. Sau giải phóng, trong sổ tay của những ông lang quê chân đất đều ghi lại vô số những mẹo vặt dân gian. Đời tôi đã chứng kiến đủ các loại mẹo vặt kì dị lên khá có lòng tin với phép "Đài Hương Kiệu" nên nhảy xuống trước thử xem lực nổi như thế nào. Tuy bề mặt quan tài không lớn hơn cái thuyền mộc là bao, nhưng dòng nước ngầm trong hang khá bình ổn, ngồi bên trên quạt nước cũng không phải là chuyện quá khó khan.

Một cỗ quan tài sơn không đủ cho năm người ngồi, nên chúng tôi lại kéo thêm một cỗ khác xuống nước. Tôi và Shirley Dương ngồi chung một cỗ "anh Nhất và chị Dương lãng mạn ghê nhỉ :p", ba người còn lại ngồi một cỗ. Cả bọn chưa ai ngồi quan tài qua sông bao giờ, hai chữ kinh nghiệm chẳng có gì để nói, chỉ còn biết cậy vào người đông gan lớn mà thôi, bằng không nếu chỉ một mình, ai mà có gan ngồi lên một cỗ quan tài bên trong là xác cổ âm hồn vượt qua hồ nước ngầm dưới lòng đất này cơ chứ. Bản thân tôi tự coi mình là kẻ táo tợn gan dạ, nhwung trong tiềm thức vẫn xuất hiện ảo giác, cảm thấy trong quan tài bên dưới có cái gì đó đang động đậy, xung quanh cỗ quan tài thi thoảng có con cá nhảy lên mặt nước, phát ra một tiễng "tõm" khe khẽ, trên mặt nước còn lấp loáng mấy đốm lửa ma chơi, khiến người ta cảm giác như đamh tiến vào cõi u minh vậy. Trong bầu không khí quỷ dị đó, không gian tăm tối xung quanh càng tỏ ra đầy rẫy nguy cơ, khiến tôi không khỏi ngầm run sợ, quả tim cơ hồ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

Bọn tôi dùng xẻng công binh làm mái chèo, lần theo tiếng nước chảy mà tiến, hai cỗ quan tài dập dềnh trôi nổi hết sức bình ổn, chợt thấy ở ngoài xa hơn chục mét có một đốm lửa ma chơi nhấp nháy dữ dội, trong ánh sang nhàn nhạt thê lương, lờ mờ trông thấy một thứ như vây lưng của một con cá đen. Mặt hồ nước ngầm dưới lòng đất cũng tuyền một màu đen, có điều bên trên thứ đó còn có rất nhiều điểm sang, trông như hàng trăm hàng nghìn con mắt vậy. Lúc này, nó đang nổi lên mặt nước, càng lúc càng rút ngắn khoảng cách với cỗ quan tài của ba người bọn Tuyền Béo.

Tuyền Béo nghển cổ, giơ ngọn đèn pin ra soi, muốn nhìn cho rõ xem rốt cuộc thứ đó là thứ gì. Tôi đang định nhắc cậu ta cẩn thận một chút, nhưng lời còn chưa ra khỏi miệng, đã thấy vật thể kia đột nhiên lao vút từ mặt nước lên không trung.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện