Quan Sơn thái bảo khai quật mộ cổ khắp nơi, đem các thứ báu vật quý giá về tích trữ trong "thôn Địa Tiên", những bức bích họa tàn khuyết này có lẽ là đồ trang trí trong một mộ cổ đời Đường nào đó, nhưng ba chúng tôi dẫu đã thấy qua vô số cổ vật, cũng khó mà phán đoán hai bức bích họa này rốt cuộc có nguồn gốc từ lăng mộ nào.

Men theo mộ dạo hơi dốc đi về phía trước, những bức bích họa không hoàn chỉnh từ thời Đường không ngừng xuất hiện, đều khắc họa hình ảnh người đàn bà quyền quý thân mình đẫy đà gương mặt trơ khấc và lão già trông như ác quỷ kia. Không biết người xưa đã dùng phương pháp gì, trong hoàn cảnh ẩm tháp và ngấm nước thế này mà màu sắc bích họa vẫn rực rỡ tươi mới. Tôi nôn nóng tìm Tôn Cửu gia, củng không để tâm nhiều đến những bức họa đầy tà khí đó, chỉ men theo dòng nước tiến lên, nhưng vẫn ngấm ngầm đề phòng, không dám buông lỏng cảnh giác chút nào.

Theo như tôi biết, mộ đạo ở tầng dưới cùng của lăng mộ Ô Dương vương là một hình thức kêt cầu huyệt mộ cực kỳ cổ xưa, "giếng vàng" trong các lăng mộ đời sau chính là thoát thai từ đây mà ra. Trong thuật phong thủy cổ, bốn chữ "hình, thế, lý, khí" được xếp hàng thứ yếu, người xưa coi trọng nhất chính là "thiện ác" của thổ nhưỡng.

Bởi lẽ dù có lấp đất lại hay không thì đất đai nơi lập mộ cũng sẽ bị đào ra một phần rất lớn. Đất ở trong "huyệt nhãn" cực kỳ quý giá, vì vậy ở các ngôi mộ lớn đều có đào vài cái giếng ở phần đáy, đổ một phần đất vào trong nhằm giữ cho sinh khí trong mộ cổ không bị tiêu tán, lại có thể làm "rãnh thoát nước" Nước ngầm thấm vào mộ đạo ở tầng đáy này, mười phần có đến tám chín đều ngấm vào qua những giếng đổ đất cũ ấy. Vì bị ngâm trong nước ngầm quanh năm, gạch mộ dưới chân chúng tôi đều đã bở nát, long ra, lại bị làn nước che lấp không thấy được địa hình, đi bước nào cũng phải thăm dò kỹ lưỡng, cực kỳ tốn sức, tốc độ tiến lên vô cùng chậm chạp.

Để không bị đá vụn dưới nước làm trượt ngã, tôi buộc phải dán người sát vào tường nhích dần lên, hơi ẩm ướt lạnh lẽo trên gạch mộ khiến hô hấp cũng không được thông suốt. Đi được mấy bước, chợt nghe trong vách tựa hồ có âm thanh, tôi lấy làm lạ, liền áp tai lên tường lắng nghe thử, lờ mờ nghe thấy sâu trong mộ đạo có người đang hò hét, âm thanh truyền qua tường mộ lan tới, tuy không thực, nhưng nhất định là tiếng người chứ không nghi ngờ gì nữa. Vả lại, còn là giọng nữ giới.

Đội thám hiểm năm người chúng tôi, chỉ có Út và Shirley Dương là nữ, vì vậy phản ứng đầu tiên của tôi chính là cho rằng Út đang ở phía bên kia mộ đạo, vội vàng gọi Shirley Dương và Tuyền béo: "Hai người nghe xem, hình như là Út..."

Tuyền béo áp vào tường mộ nghe một lúc, gật gật đầu: "Đúng thế, có điều khoảng cách cũng xa phết đấy, hét gì không nghe rõ, nhưng gặp phải tình cảnh này chắc là hò hét cứu mạng gì đấy thôi, chúng ta mau qua đấy cứu cô nàng, để lâu thêm lúc nữa, ở nơi tối om om thế này, không khéo cô em gái của tôi sợ chết mất." Tôi bảo con nhỏ út đấy gan lớn lắm, được chân truyền của phong Oa sơn, lại từng tham gia huấn luyện dân binh, chắc không sợ chết đâu, còn biết kêu cứu mạng chứng tỏ cô không có gì đáng ngại, nhưng không nghe thấy giọng giáo sư Tôn, chẳng biết lão già ấy giờ sống hay chết nữa.

Nói đoạn, tôi đang định lần mò đi tiếp về phía trước, chợt shirley Dương kéo tôi lại nói: "Không đúng... anh nghe lại mà xem, Út nói giọng vùng Tứ Xuyên, nhưng âm thanh phát ra ở sâu bên trong mộ đạo kia lại không giống lắm, mà như là... của một phụ nữ trung niên ấy, bà ta đang hét cái gì em không đoán được, nhưng chắc chắn không phải Út đâu."

Thính giác của Shirley Dương nhạy bén hơn tôi và Tuyền béo nhiều, nhưng ngoài cô và Út ra, trong cổ mộ này sao có thể còn người nữ thứ ba nữa? Vả lại, còn là một "phụ nữ trung niên"? Trong lòng tôi bất giác dấy lên một cảm giác nghi hoặc, nếu Shirley Dương không nghe lầm, liệu có phải đó là "người" trong mộ cổ Địa Tiên này? Nếu đúng thế thật... là "người" hay "ma" cũng khó nói lắm, mộ cổ đã mấy trăm năm không có ai vào, sao có thể còn người sống được chứ?

Tôi lại áp tai vào tường mộ nghe thêm lần nữa, tiếng hét của người phụ nữ sâu bên trong mộ đạo lúc được lúc mất, như có như không, âm thanh văng vẳng mờ mịt, tuy không rõ lắm, nhưng nghe kỹ thì đúng là không phải giọng Út. Nếu bảo tôi tin rằng có người sống trong mộ cổ mấy trăm năm, thì thà tin đấy là "u linh" tác quái còn hơn, nhưng mặc xác nó là ma hay là quỷ, cũng phải tận mắt trông thấy mới biết được. Nghĩ đoạn, tôi bèn thầm hạ quyết tâm, lấy hết can đảm tiếp tục lội nước tiến sâu vào bên trong.

Tôi vừa "ì oạp" đi được một bước trong làn nước, chợt bả vai bị ai chụp một cái từ phía sau. Lúc này, Shirley Dương và Tuyền béo đều đi phía trước, sự chú ý của tôi cũng hoàn toàn tập trung vào mộ đạo trước mặt, bất thình lình bị chụp từ đằng sau như thế, tôi không hề chuẩn bị tâm lý, lập tức giật nảy mình kinh hãi.

Tôi kinh hoảng kêu lên một tiếng, tay cầm xẻng công binh ngoảnh phắt đầu lại, chỉ thấy Út toàn thân ướt sũng đang đứng sau lưng. Cô thở hồng hộc nói với tôi: "Các anh làm cái gì thế? Em ở đằng sau gào rách cổ họng mà không đợi người ta lấy một tý".

Tôi ngạc nhiên nói: "Em ở đâu chui ra thế? Sao lại chạy ra đằng sau bọn anh? Tiếng kêu ở đằng trước kia không phải của em à?

Shirley Dương thấy tôi và Út mỗi người hỏi đối phương một câu chẳng đâu vào đâu, liền bảo cô chớ cuống lên, cứ từ từ nói rõ mọi chuyện, trên người có bị thương gì hay không?

Út định thần, rồi kể lại những gì cô trải qua. Vừa nãy, cô nằm phục trên nắp quan tài trôi theo dòng nước, vào đến mộ đạo trong mộ cổ, nước ngầm chợt đảo dòng, không biết sẽ đưa cỗ quan tài sơn son ấy đến nơi nào. Bấy giờ, cô định nhảy xuống nước cầu sinh, nhưng lại không biết mực nước trong mộ nông sâu ra sao, chỉ sợ bị chết đuối, đến khi quan tài bị nước cuốn vào mộ đạo táng dưới cùng, cô thấy trước mắt tối om, liền buông tay thả cho mình rơi xuống nước, trong lúc mê man đã bị nước cuốn vào một căn phòng ở mé bên, khi tỉnh lại thấy bên ngoài có ánh đèn lấp loáng, bèn vội vàng đi ra tìm đến nguồn sáng ấy.

Lúc đó, ba người bọn tôi đang đi qua chỗ có bức bích họa thời Đường, đã bỏ sót không kiểm tra căn phòng sụt mất một nửa ở mé bên, mà đi thẳng một mạch đến chỗ nước bẩn cuộn lên đục ngầu. Út ở phía sau đuổi theo, nhưng trong mộ dạo nghiêng dốc này, âm thanh chỉ có thể truyền từ dưới lên trên, người ở bên dưới hoàn toàn không nghe dược động tĩnh bên trên, cô đành lẽo đẽo bám theo, tới khi chúng tôi dừng lại mới đuổi kịp. Dù gan lớn hơn người, nhưng cô cũng không khỏi kinh hồn bạt giờ vẫn chưa hết sợ.

Tòi thấy Út không sao, nhưng vẫn khó lòng yên tâm nổi, một là vì Tôn Cửu gia chưa biết lưu lạc nơi nào, hai là vì tiếng kêu của người đàn bà ở sâu bên trong mộ đạo, quả nhiên bên trong mô cổ này còn có "người" khác nữa. Thoạt đầu, tôi suy đoán không hiểu đó có phải do kết cấu dặc thù của mộ đạo, gây ra hiệu ứng âm thanh bị vặn vẹo đổi hướng, khiến người ta nẩy sinh ảo giác, nghe giọng Út mà tưởng là giọng ai. Nhưng tình huống thực tế đã lập tức phủ định khả năng này, bởi tiếng hét xé tai bên trong mộ đạo vẫn đang tiếp tục vẳng tới.

Đầu óc tôi xoay chuyển, lại lóe lên một ý nghĩ khác: "Người đàn bà ở sâu bên trong mộ đạo? Lẽ nào chính là người phụ nữ quyền quý trong bức bích họa đời Đường kia?' Nghĩ tới đây, lại cảm thấy chuyện này thật khó mà tin nổi, nghĩ nhiều cũng vô dụng, thảng như đến chậm một bước, biết đâu giáo sư Tôn lại bị con nữ quỷ ấy lấy mạng thì sao? Chuvện đã đến nước này, chúng tôi cũng chẳng thể đắn đo nhiều nữa, tôi bảo Shirley Dương dãn theo Út đi sau tôi và Tuyền béo, bốn người cố bình ổn nhịp thở, lần dò lội nước đi về phía cuối mộ đạo trong ánh đèn yếu ớt. Dưòng như cảm nhận dược sự kinh động gì đó, tiéng hét của người đàn bà trong mộ có đột nhiên im bặt.

Nơi này tà một mộ thất bằng đá, phía trưóc gian phòng có giếng để đổ một phần đất cũ đào lên khi xây mộ. Trong toàn bộ ngôi mộ, đây là nơi có địa thế thấp nhất, nhưng nước ngầm chảy tới đây đều thấm vào các khe ngầm dưới lòng đất, bên trong mộ thất hoàn toàn không có nước đọng, hai cỗ quan tài sơn son vẽ hình "Chung Quỳ ăn quỷ" mắc cạn nằm nghiêng ngả.

Chỉ thấy bên trên cỗ quan tài gần cửa mộ thất có ánh sáng chập chờn, giáo sư Tôn đang nằm rạp trên nắp quan tài, hai tay vẫn tóm chặt xích sắt không buông, đèn chiếu sáng gắn trên mũ bảo hiểm leo núi của lão ta đã hỏng, lúc sáng lúc tắt lập lòe như ma nước.

Thấy giáo sư Tôn không nhúc nhích, tôi thầm kêu không ổn, không khéo lão ta thăng thiên rồi cũng nên, cả bọn vội vàng chạy tới, đang định bắt mạch xem lão còn sống hay đã chết, chẳng ngờ giáo sư Tôn đột ngột ngồi bật dậy như cái xác bị "thi biến", gương mặt nhợt nhạt đầy vẻ kinh hoảng, làm chúng tôi giật bắn cả mình.

Tôi chưa kịp lên tiếng hỏi han, Tôn Cửu gia đã nói: "Các cậu... các cậu có nghe thấy không? Trong mộ cổ này có phải có âm thanh gì đó rất kỳ quái hay không?"

Tôi biết giáo sư Tôn có thể cũng nghe thấy âm thanh "kỳ quái" kia nên mới hỏi câu này, song không trả lời ngay, mà hỏi ngược lại: "Ông nói âm thanh gì cơ?"

Nét mặt giáo sư Tôn có vẻ hốt hoảng ngẩn ngơ: "Hình như là... Quỷ âm, đúng thế... tôi dám khẳng định là Quỷ âm! Tôi nằm rạp trên quan tài bị nước hồ cuốn một mạch vào gian mộ thất ở tận cùng mộ đạo này, đầu óc váng vất, cũng không biết có bị hôn mê không nữa, nhưng tôi nghe rõ mồn một, trong gian mộ thất này có người đang hát Quỷ âm..."

Shirley Dương chợt ngắt lời lão ta: "Giáo sư, ông thường nói, người đời không nên đề cập đến những thứ quỷ thần ma quái, sao giờ đột nhiên lại bảo âm thanh vừa nghe thấy lúc nãy là...Quỷ âm?"

Giáo sư Tôn nói: "Sao cơ? Các cô các cậu không biết à? Quỷ âm là một làn điệu đời Đường, do phụ nữ hát trong đêm khuya thanh vắng, không có nhạc đệm, khúc điệu kỳ dị hoang đường, mô phỏng theo tiếng khóc lóc thở than cùa các vong hồn. Hiện giờ, Quỷ âm đã hoàn toàn thất truyền ở Trung Quốc, nhưng vào thời Đường, thứ này từng du nhập vào Nhật Bản, và vẫn được bảo lưu ở đó đến ngày nay. Năm kia, khi tôi sang Nhật tham gia trao đổi học thuật, từng đi nghe hát Quỷ âm, vì vậy vừa nghe liền nhận ra ngay."

Bấy giờ tôi mới hiểu, Quỷ âm mà giáo sư Tôn nói là ý gì. Có điều, dù Quỷ âm ấy có phải nhạc khúc cổ xưa mô phỏng tiếng khóc lóc thở than của vong hổn hay không, ít nhất thì nó cũng không nên xuất hiện trong mộ cổ này, thế há chẳng phải đã thành Quỷ âm thực sự rổi hay sao?

Những bức bích họa rùng rợn thời Đưòng mà chúng tôi thấy dọc mộ đạo, cùng Quỷ âm đã thất truyền cả nghìn năm nay, lại còn mộ cổ Ô Dương vương trống rỗng, thôn Địa Tiên không thấy tăm hơi, bài "Quan Sơn chỉ mê phú" chỉ có nửa đầu là thật.. . vô sỗ nghi vẫn rối rắm thành một búi, không có bất cứ đầu mối nào để lần theo, khiến người ta không biết nên bắt đầu từ đâu. Muốn trộm được "Đan đỉnh thiên thư" trong mộ đâu phải chuyện dễ dàng, bây giờ, việc cấp bách trước mắt chính là cần phải nghĩ cách tìm ra "điểm đột phá" mới, hòng phá giải những câu đố này.

Nghĩ tới đây, tôi và Tuyền béo liền đưa mắt quan sát xung quanh, hòng tìm ra nguồn gốc của Quỷ âm, nhưng mộ thất ở tận cùng mộ đạo này cũng giống như cả ngôi mộ cổ, đều trống huếch trống hoác, ngoại trừ gạch ngói ngổn ngang thì chỉ còn hai cỗ quan tài sơn son kia mà thôi.

Cỗ quan tài bên dưới giáo sư Tôn vẫn còn nguyên vẹn nhưng cỗ kia đã đập vào tường mộ, đằng trước toác ra một mảnh lớn, lật úp dưới đất. Từ trong khe hở nứt toác ấy, thò ra một cánh tay đàn bà khô héo cứng đờ, các món trang sức như vòng ngọc, nhẫn trên tay lấp loáng dưới chùm sáng của đèn pin mắt sói.

Tuyền béo nhìn trổ cả mắt, nuốt nước bọt nói với tôi: "Nhất à Nhất à, có câu rằng... Hoang thôn bãi vắng người ỉa bậy, cây cối tiêu điều quỷ xướng ca, chẳng lẽ là cái bánh tông trong quan tài vừa hát ? Chi bằng chúng ta thắp ngọn nến mở quan tài, lôi nó ra khỏi áo quan xem cho rõ ràng, để khỏi phải nghi hoặc, càng nghĩ càng thấy sợ."

Tôi lắc đầu bảo: "Lần này chúng ta vào hẻm núi Quan Tài đổ đấu, là nhắm vào Đơn đỉnh và quẻ đồ Chu Thiên, việc chính quan trọng hơn, tốt nhất không nên gây thêm phiền phức, mặc mẹ nó là Quỷ âm quỷ iếc, chẳng liên quan gì đền chúng ta hết, nếu còn không yên tâm thì cho một mổi lửa thiêu rụi hai cỗ quan tài này luôn đi."

Tôi đã không làm thì thôi, đã làm thì làm đến cùng, thiết tưởng thứ Quỷ âm huyền ảo mơ hổ kia tất là điềm hung chứ chẳng phải sự lành, chi bằng nghĩ cách dẹp yên mối nguy hiểm tiềm tàng này cho rồi, đoạn liền định bước tới phóng hỏa, nhưng lúc đến gần, lại đột nhiên trông thấy dưới đáy quan tài có chữ viết, vội ghé sát xem cho kỹ.

Shirley Dương thấy hành động của tôi khác lạ cũng ngó lại xem, chăm chú nhìn một lúc, rồi lẩm bẩm đọc ra những chữ khắc dưới đáy quan tài: "Vật nữ chẳng lành..." Giáo sư Tôn nằm trên nắp quan tài nghe rõ mồn một, lập tức kinh ngạc thốt lên: "Là nội dung phía sau của Quan Sơn chỉ mê phú?" Lão ta đang định hỏi thêm, chợt Shirley Dương giơ tay ra hiệu cho cả bọn im lặng: "Suỵt... trong quan tài có tiếng động!"

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện