Cùng năm lên chức Trưởng khoa Văn hóa và Lịch sử của Đại học Cảnh hoa, Giáo sư Lý vì tuổi già sức yêu nên đã từ chức cho thế hệ trẻ hơn lên đảm nhiệm trọng trách.
Có thể nói bất kỳ biến cố dù lớn dù nhỏ nào mà ông đã từng trải qua trong đời đều là thứ mà người khác không thể tưởng tượng nổi.
Trong cuộc bình xét lựa chọn dự án cấp quốc gia thuộc lĩnh vực Văn học và Lịch sử, chỉ cần ông muốn điều tra thì không chỉ Giáo sư Viên mà ngay cả người trong Hội đồng cũng không thể nào lấp liếm cho qua được.
Dưới sự phản ứng gay gắt của Lý Đồng Niên thì Hội đồng chỉ có thể hoãn cuộc bình xét lại một ngày.
Viên Hải Phong lúc này đứng ngồi không yên. Từ biên tập của các trung tâm sách báo đến Hội đồng bình xét, đến từng thẩm định viên đều là do anh ta bỏ sức chín trâu hai hổ mới có thể móc nối được quan hệ.
Rõ ràng chỉ còn một bước cuối cùng, hướng gió lại đột nhiên thay đổi.
Rõ ràng nhân chứng (Viên Xuân) lẫn vật chứng (sơ thảo) anh ta đều có đủ, dựa vào đâu mà lại tạm hoãn để điều tra? Viên Hải Phong cho rằng mình đã bị xúc phạm nên buổi tối hôm đó tiếp tục đến Ủy ban làm loạn cho thấy sự bất bình của mình.
Lý Đồng Niên đã kéo Giáo sư Tô theo để nghe anh ta “khóc lóc kể lể”.
Nếu như ông không biết Đường Đường là ai thì có lẽ ông sẽ tạm thời tin vào lời của Viên Hải Phong, thế nhưng ai bảo ông lại là người biết rõ trình độ của Đường Đường nhất chứ.
Lý Đồng Niên sẽ không để cho người khác biết được mối quan hệ sâu xa giữa ông và nhà họ Đường.
Ông nội của Đường Đường – Đường Trung Bình khi còn nhỏ còn gọi ông một tiếng chú Lý đấy.
Cha mẹ của ông và ông ấy vừa là bạn học cũng đồng thời là bạn tốt của nhau. Trong cái thời đại khắc nghiệt nhất đối với tầng lớp trí thức bấy giờ, cha mẹ của bọn họ không thể không trốn về quê, nhưng cuối cùng cũng không tránh được vận mệnh bi thảm đã định sẵn.
Sau khi cha mẹ mất, ông trở thành thầy giáo của Đường Trung Bình trong suốt vài năm sau đó. Rồi sau mấy chục năm, Đường Trung Bình lại liên lạc với ông, vì thế ông lại trở thành thầy giáo của một cô bé trẻ trung xinh đẹp.
Lý Đồng Niên khi đó còn cảm thán rằng nhà họ Đường vậy mà lại sinh ra được những hạt giống tốt như vậy, mà Đường Đường lại là người xuất sắc nhất trong số đó.
Có lẽ chính vì hoàn cảnh khổ cực lúc đó mới có thể mài dũa ra một con người có cốt cách cứng cỏi như vậy sau này.
Ông còn nhớ khi đó Đường Trung Bình đã nói: “Thầy, tôi không thể dạy con bé được nữa, mong thầy dành thời gian giúp tôi dạy bảo con bé.”
Lý Đồng Niên hiểu rằng Đường Trung Bình đã đặt hết cả hy vọng của đời mình vào đứa cháu gái này, và con bé đã không để ông ấy thất vọng.
Đường Trung Bình đưa cho ông một bức ảnh chụp, trong ảnh là một cô bé có mái tóc đen được thắt bím dài đến ngực, khuôn mặt trắng trẻo vô cùng nhưng tiếc rằng lại quá lạnh lùng, không chút cảm xúc nhìn vào máy ảnh.
Từ gương mặt nhỏ xinh của cô bé thì Lý Đồng Niên như thấy lại được người bạn tốt cũng là người học trò khi xưa của ông: “Nếu ông không yên tâm thì cứ bảo ba mẹ con bé dẫn con bé tới Thủ đô, dù sao con bé cũng là con gái, không giống ông ngày xưa.”
Đường Trung Bình cười cười nói mấy năm trước ba mẹ của con bé đã mất do một sự cố ngoài ý muốn.
Khi đó bọn họ không thể gặp mặt trực tiếp, một người ở tít tận Thủ đô, người kia thì ở tận vùng nông thôn phía bắc Giang Tô, chỉ có thể nói chuyện qua điện thoại.
Đường Đường lúc đó mới chưa đầy mười hai tuổi, nhưng lời nói truyền qua đường dây điện thoại lại không hề mang giọng điệu của những đứa trẻ con nên có, nói rằng “thầy, con chắc chắn sẽ không làm thầy thất vọng”.
Con bé đúng thật đã không để ông thất vọng, trong vòng bảy năm từ mười hai đến mười chín tuổi, cứ đến giờ là hai người sẽ gọi điện thoại để nghiên cứu và tranh luận về một số vấn đề học thuật.
Nhưng rồi sau đó, một phần là vì sức khỏe không cho phép, một phần cũng do con cái ngăn cản nên ông không thể tiếp tục chỉ dạy đứa học trò mà ông lấy làm tự hào nhất nữa, hai người cũng dần dần mất liên lạc.
Lý Đồng Niên không ít lần hy vọng Đường Đường có thể đến Thủ đô, ở bên cạnh ông, một đứa trẻ có thiên phú như vậy không nên bị mai một ở cái nơi nông thôn khỉ ho cò gáy đó.
Nhưng vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt nên Đường Đường không muốn phải rời nhà đi học xa.
Không thể tin được rằng mới qua mấy năm mà ông đã có thể tận mắt nhìn thấy thành quả nghiên cứu của học trò mình trong cuộc bình xét dự án cấp quốc gia này.
Khi Hội đồng gọi điện thoại cho Đường Đường thì cô còn tưởng là cuộc gọi rác nên đã thẳng thừng từ chối không nghe, tận cho đến khi Vạn Hà tìm tới, trên tay cầm theo hai tấm vé máy bay, nói rằng Giáo sư Tô bảo hai người đến địa điểm bình xét ở Hải Nam.
Đường Đường cầm vé máy bay suy nghĩ trong chốc lát, Vạn Hà thì không ngừng thúc giục: “Không sao, có phải đồ của cậu hay không thì chỉ cần ba mặt một lời là sẽ rõ thôi.”
Đường Đường bảo cô bạn chờ một lát rồi đi ra ngoài ban công gọi điện cho ông nội, lúc quay lại thì cô từ chối: “Mình sẽ không tới Hải Nam.”
Nói xong cô lập tức gọi điện cho Giáo sư Viên, Viên Hải Phong khi nhận điện thoại hai tay không kiềm chế được mà run rẩy. Mặc dù anh ta đã nghĩ ra lý do thoái thác cũng như lời hứa hẹn sẽ đem lại cho cô nhiều lợi ích, nhưng Lý Đồng Niên đã đứng ra chỉ đạo, nhỡ đâu anh ta mà không thuyết phục được Đường Đường thì cảnh tượng lúc đó chắc chắn sẽ là một nỗi sỉ nhục to lớn đối với Đại học Tấn Đông nói chung và Học viện nói riêng. Và khi đó sự nghiệp của anh ta cũng sẽ chấm hết.
Không nghĩ tới Đường Đường lại nói dù sao cũng chỉ là một bài luận văn mà thôi, đối với cô cũng không phải chuyện gì to tát cả.
Viên Hải Phong bị giọng điệu cuồng vọng đó của cô mà suýt chút nữa muốn hộc máu tại chỗ.
Nếu Lý Đồng Niên nghe được lời này của cô chắc cũng sẽ vui mừng gật đầu, học trò của ta mà nị, không phải một bài mà ngay cả mười bài luận văn đi chăng nữa, chỉ cần cô muốn thì đều không thành vấn đề.
Cuối cùng hai người đi đến kết quả là: để giữ gìn thể diện cho Đại học Tấn Đông cũng như là báo đáp cho công ơn Giáo sư Viên đã “giúp đỡ” cô nửa kỳ này thì cô đồng ý sẽ nhường cho anh ta, chỉ cần đặt tên cô lên vị trí thứ hai, trở thành đồng tác giả là được.
Và đương nhiên, tác dụng lâu dài của việc này đó là Đường Đường sẽ không có nhiều thêm một kẻ thù tại Đại học Tấn Đông nữa, mà cô sẽ trở thành một người đồng minh nắm con Át chủ bài của Viên Hải Phong.
Cho dù một ngày nào đó cô có muốn “ẻ” trên đầu anh ta thì chắc khi đó anh ta cũng chỉ có thể chuẩn bị sẵn giấy vệ sinh rồi nói “Cứ tự nhiên” thôi.
Có thể nói bất kỳ biến cố dù lớn dù nhỏ nào mà ông đã từng trải qua trong đời đều là thứ mà người khác không thể tưởng tượng nổi.
Trong cuộc bình xét lựa chọn dự án cấp quốc gia thuộc lĩnh vực Văn học và Lịch sử, chỉ cần ông muốn điều tra thì không chỉ Giáo sư Viên mà ngay cả người trong Hội đồng cũng không thể nào lấp liếm cho qua được.
Dưới sự phản ứng gay gắt của Lý Đồng Niên thì Hội đồng chỉ có thể hoãn cuộc bình xét lại một ngày.
Viên Hải Phong lúc này đứng ngồi không yên. Từ biên tập của các trung tâm sách báo đến Hội đồng bình xét, đến từng thẩm định viên đều là do anh ta bỏ sức chín trâu hai hổ mới có thể móc nối được quan hệ.
Rõ ràng chỉ còn một bước cuối cùng, hướng gió lại đột nhiên thay đổi.
Rõ ràng nhân chứng (Viên Xuân) lẫn vật chứng (sơ thảo) anh ta đều có đủ, dựa vào đâu mà lại tạm hoãn để điều tra? Viên Hải Phong cho rằng mình đã bị xúc phạm nên buổi tối hôm đó tiếp tục đến Ủy ban làm loạn cho thấy sự bất bình của mình.
Lý Đồng Niên đã kéo Giáo sư Tô theo để nghe anh ta “khóc lóc kể lể”.
Nếu như ông không biết Đường Đường là ai thì có lẽ ông sẽ tạm thời tin vào lời của Viên Hải Phong, thế nhưng ai bảo ông lại là người biết rõ trình độ của Đường Đường nhất chứ.
Lý Đồng Niên sẽ không để cho người khác biết được mối quan hệ sâu xa giữa ông và nhà họ Đường.
Ông nội của Đường Đường – Đường Trung Bình khi còn nhỏ còn gọi ông một tiếng chú Lý đấy.
Cha mẹ của ông và ông ấy vừa là bạn học cũng đồng thời là bạn tốt của nhau. Trong cái thời đại khắc nghiệt nhất đối với tầng lớp trí thức bấy giờ, cha mẹ của bọn họ không thể không trốn về quê, nhưng cuối cùng cũng không tránh được vận mệnh bi thảm đã định sẵn.
Sau khi cha mẹ mất, ông trở thành thầy giáo của Đường Trung Bình trong suốt vài năm sau đó. Rồi sau mấy chục năm, Đường Trung Bình lại liên lạc với ông, vì thế ông lại trở thành thầy giáo của một cô bé trẻ trung xinh đẹp.
Lý Đồng Niên khi đó còn cảm thán rằng nhà họ Đường vậy mà lại sinh ra được những hạt giống tốt như vậy, mà Đường Đường lại là người xuất sắc nhất trong số đó.
Có lẽ chính vì hoàn cảnh khổ cực lúc đó mới có thể mài dũa ra một con người có cốt cách cứng cỏi như vậy sau này.
Ông còn nhớ khi đó Đường Trung Bình đã nói: “Thầy, tôi không thể dạy con bé được nữa, mong thầy dành thời gian giúp tôi dạy bảo con bé.”
Lý Đồng Niên hiểu rằng Đường Trung Bình đã đặt hết cả hy vọng của đời mình vào đứa cháu gái này, và con bé đã không để ông ấy thất vọng.
Đường Trung Bình đưa cho ông một bức ảnh chụp, trong ảnh là một cô bé có mái tóc đen được thắt bím dài đến ngực, khuôn mặt trắng trẻo vô cùng nhưng tiếc rằng lại quá lạnh lùng, không chút cảm xúc nhìn vào máy ảnh.
Từ gương mặt nhỏ xinh của cô bé thì Lý Đồng Niên như thấy lại được người bạn tốt cũng là người học trò khi xưa của ông: “Nếu ông không yên tâm thì cứ bảo ba mẹ con bé dẫn con bé tới Thủ đô, dù sao con bé cũng là con gái, không giống ông ngày xưa.”
Đường Trung Bình cười cười nói mấy năm trước ba mẹ của con bé đã mất do một sự cố ngoài ý muốn.
Khi đó bọn họ không thể gặp mặt trực tiếp, một người ở tít tận Thủ đô, người kia thì ở tận vùng nông thôn phía bắc Giang Tô, chỉ có thể nói chuyện qua điện thoại.
Đường Đường lúc đó mới chưa đầy mười hai tuổi, nhưng lời nói truyền qua đường dây điện thoại lại không hề mang giọng điệu của những đứa trẻ con nên có, nói rằng “thầy, con chắc chắn sẽ không làm thầy thất vọng”.
Con bé đúng thật đã không để ông thất vọng, trong vòng bảy năm từ mười hai đến mười chín tuổi, cứ đến giờ là hai người sẽ gọi điện thoại để nghiên cứu và tranh luận về một số vấn đề học thuật.
Nhưng rồi sau đó, một phần là vì sức khỏe không cho phép, một phần cũng do con cái ngăn cản nên ông không thể tiếp tục chỉ dạy đứa học trò mà ông lấy làm tự hào nhất nữa, hai người cũng dần dần mất liên lạc.
Lý Đồng Niên không ít lần hy vọng Đường Đường có thể đến Thủ đô, ở bên cạnh ông, một đứa trẻ có thiên phú như vậy không nên bị mai một ở cái nơi nông thôn khỉ ho cò gáy đó.
Nhưng vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt nên Đường Đường không muốn phải rời nhà đi học xa.
Không thể tin được rằng mới qua mấy năm mà ông đã có thể tận mắt nhìn thấy thành quả nghiên cứu của học trò mình trong cuộc bình xét dự án cấp quốc gia này.
Khi Hội đồng gọi điện thoại cho Đường Đường thì cô còn tưởng là cuộc gọi rác nên đã thẳng thừng từ chối không nghe, tận cho đến khi Vạn Hà tìm tới, trên tay cầm theo hai tấm vé máy bay, nói rằng Giáo sư Tô bảo hai người đến địa điểm bình xét ở Hải Nam.
Đường Đường cầm vé máy bay suy nghĩ trong chốc lát, Vạn Hà thì không ngừng thúc giục: “Không sao, có phải đồ của cậu hay không thì chỉ cần ba mặt một lời là sẽ rõ thôi.”
Đường Đường bảo cô bạn chờ một lát rồi đi ra ngoài ban công gọi điện cho ông nội, lúc quay lại thì cô từ chối: “Mình sẽ không tới Hải Nam.”
Nói xong cô lập tức gọi điện cho Giáo sư Viên, Viên Hải Phong khi nhận điện thoại hai tay không kiềm chế được mà run rẩy. Mặc dù anh ta đã nghĩ ra lý do thoái thác cũng như lời hứa hẹn sẽ đem lại cho cô nhiều lợi ích, nhưng Lý Đồng Niên đã đứng ra chỉ đạo, nhỡ đâu anh ta mà không thuyết phục được Đường Đường thì cảnh tượng lúc đó chắc chắn sẽ là một nỗi sỉ nhục to lớn đối với Đại học Tấn Đông nói chung và Học viện nói riêng. Và khi đó sự nghiệp của anh ta cũng sẽ chấm hết.
Không nghĩ tới Đường Đường lại nói dù sao cũng chỉ là một bài luận văn mà thôi, đối với cô cũng không phải chuyện gì to tát cả.
Viên Hải Phong bị giọng điệu cuồng vọng đó của cô mà suýt chút nữa muốn hộc máu tại chỗ.
Nếu Lý Đồng Niên nghe được lời này của cô chắc cũng sẽ vui mừng gật đầu, học trò của ta mà nị, không phải một bài mà ngay cả mười bài luận văn đi chăng nữa, chỉ cần cô muốn thì đều không thành vấn đề.
Cuối cùng hai người đi đến kết quả là: để giữ gìn thể diện cho Đại học Tấn Đông cũng như là báo đáp cho công ơn Giáo sư Viên đã “giúp đỡ” cô nửa kỳ này thì cô đồng ý sẽ nhường cho anh ta, chỉ cần đặt tên cô lên vị trí thứ hai, trở thành đồng tác giả là được.
Và đương nhiên, tác dụng lâu dài của việc này đó là Đường Đường sẽ không có nhiều thêm một kẻ thù tại Đại học Tấn Đông nữa, mà cô sẽ trở thành một người đồng minh nắm con Át chủ bài của Viên Hải Phong.
Cho dù một ngày nào đó cô có muốn “ẻ” trên đầu anh ta thì chắc khi đó anh ta cũng chỉ có thể chuẩn bị sẵn giấy vệ sinh rồi nói “Cứ tự nhiên” thôi.
Danh sách chương