Nam nhân trưởng thành chẳng có gì sai, nhưng nếu như trưởng thành mà khiến người khác cảm thấy tự ti lại hoàn toàn sai.
Người nói chuyện tuổi tác chừng hai mươi, hai mươi ba, cao khoảng tám thước, cũng không phải là người đặc biệt to lớn, vạm vỡ, nhưng cũng không yếu ớt, mỏng manh. Có đôi khi nói về nữ nhân, người ta thường nói "Nhiều thì béo, chia ra lại thành gầy". Những lời nói này dùng với người này thực rất thích hợp.
Béo gầy vừa đủ, phong thái tuấn mỹ.
Từng đường cong trên gương mặt đều rất ôn hòa, không chút góc cạnh sắc nét, khiến người nhìn thấy cũng khoan khoái theo.
Bộ trang phục thanh nhã, mái tóc dài được giấu trong chiếc mũ màu xanh, sau tóc phủ một lớp khăn, người này đi tới khoan thai, nhàn nhã, nhìn quanh, phong thái ngạo nghễ. Người này vừa xuất hiện, mọi người tức thì cảm thấy tự ti. Bọn Tuân Diễncũng được cho là mỹ nam tử, nhưng đứng trước người này, lại hoàn toàn rơi vào thế hạ phong. "Gió nhẹ khẽ thổi tay áo, phiêu diêu tựa tiên nhân", chính là những từ ngữ dùng để tả cảm giác của Tào Bằng lúc này.
Phía sau người thanh niên này còn có một người nữa, tướng mạo đoan chính, ăn vận cũng không tầm thường.
Hai người này vừa xuất hiện tức thì đã thu hút sự chú ý của mọi người.
Chỉ một câu nói khiến Trương Chiêu nhất thời mặt mày rạng rỡ bởi người này xuất hiện sẽ giải quyết được chuyện phiền phức trong lòng y.
Lần này đến Thái Hồ thăm dò, Trương Chiêu đã có chuẩn bị.
Y vốn định nhân cơ hội này, làm giảm uy thế của bọn Cẩu Diễn, rồi tới Ngô huyện chiếm thế thượng phong.
Thế nhưng, Tuân Diễncòn chưa ra tay, tiểu thư đồng của gã đã đến làm khó dễ.
Tên tiểu thư đồng này tuy không phải là chủ nhân, nhưng lại có khí chất thanh cao. Nếu như Trương Chiêu không thể nhanh chóng đối đáp lại thì trái lại, sẽ làm mất mặt mũi của y.
Phải biết rằng thân phận hiện tại của Tào Bằng chỉ là một thư đồng.
Trương Chiêu không khỏi lo lắng, tên Tuân Diễnkia rốt cuộc đang ở trình độ nào? Có câu "Thịnh danh chi hạ vô nhược sĩ", danh tiếng của Tuân Diễnnhư thế dĩ nhiên bản thân gã cũng phải có tuyệt học.
Trương Chiêu thoáng lúng túng, nếu như còn tiếp tục giao đấu, y nhất định sẽ phải đối đáp lại.
Trong trường hợp đó, học vấn của Trương Chiêu dù tốt nhưng bản thân y cũng là người nhanh trí.
Những năm cuối thời Đông Hán, thơ phú không được người coi trọng, mà chỉ được coi như một thú tiêu khiển nhỏ nhoi ở các Tần lâu Sở quán mà thôi. Rất ít người bỏ công nghiên cứu chủ đề này.
Văn nhân Đông Hán xem trọng các kiệt tác kinh điển mà xem thường thơ phú. Chuyện này có liên quan đến văn hóa của thời bấy giờ, cũng không thể cho là xấu được.
Thời Hậu Hán, văn nhân bắt đầu chú trọng văn học, thơ phú hơn, chính là bắt đầu từ khi Tào Bất đăng cơ sau này.
Cái gọi là văn chương của Kiến An chính là do quá trình biến đổi từ các kiệt tác mà ra.
Chí ít thì hiện nay mọi người rất ít quan tâm đến cách biến hóa của thơ phú. Mặc dù Trương Chiêu giỏi nhưng nhất thời cũng chưa thể nghĩ ra được câu văn đối thật thích hợp.
-Công Cẩn, sao ngươi lại ở đây?
Trương Chiêu nhanh chân bước tới đón người trước mặt.
Tuân Diễn nhíu mày, ánh mắt lộ vẻ nghi hoặc.
Tào Bằng thoáng giật mình. "Công Cẩn? Chẳng lẽ lại là y sao?
Hắn còn đang do dự, người kia đã tiến tới.
Có điều người này tiến tới không hề có vẻ gì kiêu căng, ngạo mạn, hoàn toàn cung kính.
Y vái chào Cẩu Diễn.
-Tiểu Kính Chu Du bái kiến thúc phụ.
Tuân Diễnchợt ngẩn người ra.
-Chu Du? Ngươi là con của Chu Bá Trân, năm xưa nổi tiếng là tiểu thần đồng đất Lạc Dương?
-Thúc phụ vẫn còn nhớ điệt nhi sao?
-Ha ha, ta sao có thể không nhớ rõ ngươi được. năm xưa, khi ngươi còn nhỏ, trong buổi thiết yến của phủ Bá Trân, ngươi vẫn còn đang ngồi trong lòng đại huynh. Ha ha ha.
Gương mặt tuấn tú của Chu Du chợt đỏ bừng.
Quả nhiên là Chu Du, Chu Công Cẩn!
Tào Bằng đứng một bên lén quan sát, lòng thầm cảm thán: "Người ta nói Mỹ Chu lang quả nhiên là người tuấn mỹ, thoát tục. Tướng mạo này ở hậu thế thật không hiểu y sẽ mê hoặc được bao nhiêu nữ nhân đây?!"
Vẻ đẹp của Chu Du không phải nét đẹp mảnh mai, yếu ớt.
Ngược lại, đường nét gương mặt y tuy dịu dàng nhưng lại rất có khí chất.
So với đám tuấn nam, mỹ nữ đẹp vẻ đẹp nhân tạo ở thời hậu thế, vẻ đẹp Chu Du tự nhiên hơn nhiều. Đặc biệt, từ con người y còn toát lên khí chất quý tộc, càng khiến Tào Bằng cảm thấy xấu hổ.
Thanh thủy xuất phù dong, thiên nhiên khứ điêu sức. (Ý nói vẻ đẹp tự nhiên từ bên trong, thiên nhiên chỉ góp phần tô điểm thêm mà thôi)
Những lời này ở thời hậu thế vốn được dùng để nói về nữ nhân.
Nhưng khi dùng cho Chu Du, dường như còn thích hợp hơn là nữ nhân.
Chu Du là người huyện Lữ Giang, cũng là con nhà thế gia giàu có.
Tổ phụ y là Chu Cảnh và thúc phụ Chu Trung đều từng là Thái úy, phụ thân y Chu Bá Trân cũng từng đảm nhiệm chức huyện lệnh Lạc Dương.
Nghe nói Sồ Dương chỉ là một huyện lệnh.
Nhưng thời bấy giờ, khi "Lạc Dương còn là đế đô của Đại hán" thì dù là một huyện lệnh cũng là một chức vị khác xa bình thường.
Giống như chức thị trưởng của Bắc Kinh ở thời hậu thế với thị trưởng của Trịnh Châu vậy. Tuy rằng đều là thị trưởng nhưng rõ ràng thị trưởng ở Bắc Kinh vị thế cao hơn thị trưởng của Trịnh Châu. Hai địa vị này hoàn toàn không giống nhau, Dương huyện lệnh vị thế nhìn thì không cao nhưng không phải ai cũng có thể động chạm đến y, cũng không phải ai cũng có thể quen y được.
Ngoài ra, thúc phụ của Chu Du, Chu Thượng chính là Thái thú của Đan A.
Sau loạn giặc Khăn vàng, Chu Bá Trân bị bãi chức quan, quay trở về quê nhà. Chu Du cũng theo phụ thân rời khỏi Lạc Dương.
Đầu năm nguyên niên cũng là năm đầu tiên sau công nguyên, Tôn Càn nhận lệnh chư hầu ở Quan Đông, xuất binh thảo phạt Đổng Trác. Đồng thời, gã cũng chuyển nhà từ Phú Xuân tới Thư Thành, cũng chính nhờ lần chuyển nhà này, y mới quen biết với Chu Du.
Năm đó, hai người đều mười năm tuổi.
Hai người trở thành hảo bằng hữu cũng nhờ bản tính hiếu khách của Chu Du cùng tính tình dũng cảm của Tôn Sách.
Hai người tâm đầu ý hợp. Sau này, Chu Du lại đem nhà cửa của mình ở thành Nam tặng cho Tôn Sách, hơn nữa, còn nhận mẹ của Tôn Sách làm bái mẫu. Hai người đối đãi với nhau như huynh đệ.
Năm Hưng Bình thứ hai, Chu Du đến Đan Dương trước, bái kiến Chu Thượng.
Khi Tôn Càn chết, Tôn Sách đến Lịch Dương. Gã ở Độ Giang đã viết thư gửi Chu Du. Chu Du liền dẫn theo binh mã cùng lương thảo đi đón Tôn Sách.
Sau này, y cùng Tôn Sách cùng hợp lực, trước sau công phá Hoàng Giang.
Hai người từ Độ Giang, công phá Mạt Lăng, thậm chí còn công chiếm được Hồ Thục, Giang Thừa, tiến đến Khúc A, đánh trả lại Lưu Biểu.
Lúc này, Tôn Sách đã trưởng thành hơn nhiều.
Gã nói với Chu Du:
-Bằng vào binh lực của ta hiện tại, muốn đánh Ngô huyện và Hội Kê, bình định Sơn Việt cũng đã đủ sức rồi.
Chu Du bất ngờ trở về Đan Dương. Dù sao binh mã, thủ hạ của y vốn là binh mã của thúc phụ Chu Thượng của y, chung quy vẫn không thể theo Tôn Sách chinh phạt được. Nhưng, sau khi Chu Du trở về Đan Dương không được bao lâu thì Viên Thuật liền phái đường đệ của lão là Viên Dận thay thế chức Thái thú Đan Dương của Chu Thượng.
Chu Du cùng Chu Thượng trở về Thọ Xuân. Từ đó về sau, Chu Du và Tôn Sách rất ít qua lại với nhau, gần như không liên lạc gì.
Tài năng và học vấn của Chu Du rất xuất chúng, cho dù là Trương Chiêu cũng phải kính nể vài phần.
Nhưng Trương Chiêu cũng có chút hiếu kỳ, nên đợi Chu Du bái kiến Tuân Diễnxong, hắn nhẹ giọng hỏi:
-Công Cẩn, sao ngươi lại ở đây? Lúc trước, ta nghe người ta nói ngươi làm trưởng lý…
-Viên Thuật là Hán tặc! Sao ta có thể theo bọn giặc được?
"Viên Thuật xưng đế" liền bị gọi là Hán tặc.
Trương Chiêu nghe thấy thế nhất thời mừng rỡ:
-Nói như thế, Công Cẩn hiện vẫn đang tự do sao?
-Đúng vậy!
-Vậy ngươi có nói với Bá Phù hay không?
-Chuyện này khi ta đang ở Đan Dương, Trọng Mưu chắc đã báo rồi.
-Được rồi. Để ta giới thiệu với ngươi một chút. Thúc phụ, đây là hảo bằng hữu của điệt nhi, tên là Lỗ Túc, tự là Tử Kính, vốn là Đông thành trưởng.
Đối với cái tên Lỗ Túc, Tuân Diễn thật ra không bận tâm mấy.
Nhưng Tào Bằng lại giật mình. Hắn hoảng sợ ngẩng đầu nhìn người thanh niên đứng bên cạnh Chu Du.
Vậy đây chính là người thành thật nhất Tam Quốc sao?
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Lỗ Túc-Tử Kính có thể nói là người thành thật nhất thiên hạ, nhiều lần y đã bị Gia Cát Lượng lợi dụng.
Sau này, chuyện Lỗ Túc vác đao đơn độc đi phó hội càng khiến Lỗ Túc biến thành thằng hề. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du bụng dạ hẹp hòi, nhiều lần mưu hại Gia Cát Lượng không được, cuối cùng lại bị Gia Cát Lượng chọc tức mà chết. Có thể nói, ở kiếp trước, Tào Bằng vốn không có hảo cảm với chúng tướng Đông Ngô.
Thế nhưng Chu Du ở trước mắt hắn lại không phải là người hẹp hòi như thế.
Mà Lỗ Túc này nhìn qua đã thấy là người thông minh, tháo vát, chưa kể bộ quân trang của y càng tôn thêm vẻ oai hùng, khí khái.
Ấn tượng về Lỗ Túc và Chu Du so với những gì Tào Bằng vốn nghĩ về hai người bọn họ dường như không giống nhau. Nhưng không thể không nói, Tào Bằng tin rằng Chu Du và Lỗ Túc đứng trước mắt hắn mới thực sự là Chu Công Cẩn và Lỗ Tử Kính chân chính trong lịch sử.
Sông dài băng chảy về đông
Sóng trào cuốn hết anh hùng xưa nay
Mờ mờ lũy cũ phía tây
Tam phân Xích Bích hùng tài Chu Lang
Sụt mây đá loạn ngổn ngang
Ngàn ngàn cột tuyết lặng lờ
Bức tranh sông núi như thơ rạng ngời
Bao nhiêu hào kiệt một thời
Tài xưa Công Cẩn tuyệt vời biết bao
Tiểu Kiều mới cưới hôm nào
Anh hùng tư cách ra vào ung dung
Quạt là khăn lụa thong odng
Phá tan giặc mạnh đương trong nói cười
Giặc kia khói diệt tro bay
Trên sông nước cũ hồn ai trở về
Đa tình cười lão mải mê
Tóc đà sớm bạc về đâu thân già
Đời người như giấc mộng qua
Sông trăng chén rượu gọi là quý nhau.
Một nhân vật như vậy lại có thể là người nhỏ mọn, lại có thể là người "Diệu kế Chu Du yên thiên hạ, đã mất phu nhân lại tốn quân", là Chu Lang sao?
Mắt thấy phong thái của Chu Du cùng sự oai vũ của Tử Kính, Tào Bằng không khỏi hoảng hốt.
Chu Du lúc này cũng hiếu kỳ hỏi:
-Mới vừa rồi ta nghe có người làm thơ phú, ý tứ thanh cao, đẹp đẽ, chẳng nhẽ là thúc phụ làm sao?
Rốt cuộc mọi người đã quay lại chủ đề chính, Trương Chiêu không khỏi xấu hổ.
Gã nhẹ giọng nói:
-Không phải là ta cố ý, mà chỉ là ngẫu hứng thôi.
Nếu so tài làm thơ, nếu thật sự là thủ bút của Cẩu Diễn, Trương Chiêu chắc chắn sẽ không có thái độ như vậy.
Đường đường là danh sĩ, bảo ngươi làm một bài thất ngôn không có chuẩn bị trước cũng là chuyện thường. Thật ra, Trương Chiêu vốn là mượn cớ, chỉ muốn châm biếm một chút.
Nhưng vấn đề là người đối đáp lại là Tào Bằng. Trương Chiêu là một người có vị thế như vậy lại đi tìm một tên tiểu thư đồng gây rối. Hơn nữa, bài thơ thất ngôn do Tào Bằng làm ra lại rất chuẩn, không sai chỗ nào, lại rất có ý tứ.
Cho dù là Trương Chiêu cũng không thể bắt bẻ được.
Nếu như gã cứ nhất định đi tìm phiền toái, vậy chẳng khác nào tự chứng tỏ bản thân là người bỉ ổi, không biết xấu hổ, vì vậy Trương Chiêu không muốn kiếm chuyện với Tào Bằng nữa.
Văn nhân thời đại này bản tính vốn rất sĩ diện.
Đương nhiên, thỉnh thoảng cũng có người có tài năng, nhưng chung quy, bọn họ cũng không giỏi giang gì cho lắm.
Bọn họ được gọi là "Danh sĩ" có đôi khi không hoàn toàn là nhờ hiểu biết và tài năng học vấn, mà còn do các phương diện phẩm hạnh hợp lại nữa. Nếu phẩm hạnh không tốt, thì dù có tài năng và học vấn cũng chưa chắc đã trở thành "Danh sĩ".*
Chí ít, phẩm hạnh của Trương Chiêu cũng không đến nỗi nào.
Chu Du nghe được, không khỏi kinh ngạc.
Hắn hiếu kỳ nhìn thoáng qua Tào Bằng, chợt ôn hòa, tươi cười.
-Hôm nay, ta gặp lại thúc phụ ở Chấn Trạch, quả là chuyện vui. Nói đến văn thơ, Công Cẩn không khỏi xúc động, chi bằng bêu xấu đánh một khúc đàn, ứng với chuyện ngày hôm nay?
Tuân Diễnnghe thấy, tức thì cười nói:
-Thường nghe người ta nói "Nhạc luật Công Cẩn đều độc nhất vô vị, hôm nay, ta quả là phúc rồi!
Mọi người bao gồm cả Vương Lãng đều cùng gật đầu.
Tào Bằng chẳng nói gì, đứng sau lưng Cẩu Diễn, lặng im.
Không phải hắn không muốn nói mà là hắn đang hồi hộp.
Trước đây, hắn đã từng gặp một số người đặc biệt nhưng chung quy lại, hầu hết bọn họ đều không giống như Chu Du đang đứng trước mặt hắn đây. Người này đã định trước sẽ trở thành kẻ địch với hắn. Đừng tưởng Chu Du dung mạo tuấn mỹ, cười nói ôn hòa, khi y liếc mắt nhìn Tào Bằng, hắn chợt cảm thấy áp lực.
Lẽ nào đây chính là bá vương khí trong truyền thuyết sao?
Tào Bằng không rõ nguyên nhân thật sự là gì, nhưng lòng hắn chợt rối bời, thậm chí còn hơi cảm thấy thất bại.
Chợt tiếng đàn vang lên.
Ngay khi tâm tư Tào Bằng còn đang phiêu du nơi nào, Trương Chiêu đã sai người dọn tất cả dụng cụ ở ven hồ.
Nói chung, khi Trương Chiêu và Tuân Diễncùng đi du ngoạn đã chuẩn bị rất đầy đủ. Lần này, Chu Du chuyển nhà từ Thư thành đến đây cũng đã chuẩn bị rất kỹ càng.
Tào Bằng bừng tỉnh lại, ngẩng đầu nhìn lên.
Chỉ thấy bọn Tuân Diễnđã ngồi vây quanh hai bên quanh Chu Du, lẳng lặng nghe tiếng đàn.
Cây đàn của Chu Du vốn được chế tạo từ một loại gỗ thượng đẳng, có điều cây huyền cầm này rất cổ quái. Nhìn thì bình thường, nhưng khi Chu Du đánh lên, âm thanh phát ra lại sắc nhọn lạ lùng, tựa như có luồng sóng âm tạo thành từng gợn sóng tản ra.
Tào Bằng vốn không hiểu biết nhiều về âm luật nhưng vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng đàn này.
Một khúc nhạc đã tấu xong, tiếng đàn vẫn vấn vương không dứt, khiến người đắm chìm trong đó.
Hồi lâu sau, Tuân Diễnmới thở phào một cái, nhẹ giọng nói:
-Khúc nhạc này có phải là Thiên Tốc không?
Ta từng nghe người ta nói "Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố" (Ý nhắc đến điển cố nếu có người đánh đàn sai, Chu Lang dù say cũng ngoảnh lại nhìn). Giờ nghe mới biết, lời ấy quả không sai. Ha ha ha. Đất Giang Đông quả đúng là lớp lớp người tài xuất hiện. Chỉ nghe một khúc đàn này, tâm nguyện của mỗ đã sảng khoái lắm rồi.
Trương Chiêu, Vương Lãng và Lỗ Túc đều đồng ý.
Bọn họ vừa tán thưởng tiếng đàn của Chu Du, vừa kính phục ý chí của Cẩu Diễn.
Tào Bằng làm ra bài thơ thất ngôn tuy rằng tuyệt diệu nhưng so với tài nghệ đánh đàn của Chu Du đúng là vẫn còn kém một bậc.
Tuân Diễntuy rằng không nói rõ, nhưng lời nói của y đủ thể hiện ý tứ bài thơ thất ngôn của Tào Bằng so ra đúng là không bằng với tài nghệ cầm kỹ của Chu Du.
Đây cũng là tấm lòng của y!
Tào Bằng không khỏi mỉm cười.
Làm sao hắn có thể ai oán được đây? Xích hữu sở đoản, thốn hữu sở trường (Một thước có chỗ dài, một tấc có chỗ ngắn). Tài nghệ đánh đàn của Chu Du đích thực rất cao minh,Tào Bằng vốn cho rằng có thua cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả.*
Khoảnh khắc hắn nghĩ thông suốt, trong lòng cũng chợt trở nên nhẹ nhõm hơn nhiều.
-Cây đàn này chẳng lẽ là Lục Y sao?
Vương Lãng hiếu kỳ nhìn cây đàn cổ bên cạnh Chu Du, không kìm được hỏi han.
Lục Y là tên một cây đàn cổ, tương truyền bậc thầy Tư Mã Tương Như cũng đã từng dùng cây cầm này đánh bài Phượng cầu Hoàng để làm động lòng Trác Văn Quân.
Tào Bằng cũng từng nghe đến điển cố này nên không khỏi hiếu kỳ.
Chu Du mỉm cười:
-Chính là Lục Y!
-Hôm nay được nghe một bài thất ngôn tuyệt cú, lại được nghe tiếng đàn của Công Cẩn, sảng khoái, thật sảng khoái!
Tuân Diễncười ha ha, đứng dậy, thoải mái nói:
-Chúng ta nên nhanh chóng lên đường thôi. Ta thật muốn sớm được thấy làn gió anh tài của Giang Đông.
Trương Chiêu cung kính đứng dậy, nghiêng người nhường đường.
Trương Chiêu hiện giờ hết sức tôn kính Cẩu Diễn.
Vương Lãng tuy là chính sứ của sứ đoàn, nhưng so với Tuân Diễn, khí chất của gã lại không sánh bằng.
Chu Du và Lỗ Túc cũng đứng lên, khom người tiễn Tuân Diễn lên xe.
Tào Bằng theo sát phía sau Tuân Diễn, chợt nhớ đến một chuyện liền dừng bước, quay đầu nhìn Lỗ Túc.
Lỗ Túc từ đầu tới cuối không hề nói năng nhiều, tựa hồ như không thích nói, cũng không thích thể hiện bản thân vậy.
Nhưng người trầm tĩnh như thế lại có vẻ đối lập lạ thường với kiểu cách oai hùng của Chu Du.
Tào Bằng chợt bước nhanh lên vài bước, đến bên cạnh Tuân Diễn, thấp giọng nói nhỏ vài câu với Tuân Diễn.
Tuân Diễn ngẩn người, cũng dừng lại, quay đầu nhìn Lỗ Túc.
-Tử Kính?
-Có tại hạ.
Tuân Diễn mỉm cười, nhẹ giọng nói:
-Chiêu "Kim thiền thoát xác" của ngươi rất hay.
Lỗ Túc nghe thấy, mới đầu ngây người không hiểu gì, nhưng rồi y chợt biến sắc!
Kim thiền thoát xác là một kế sách.
Trong Sử ký khuất nguyên cổ sinh liệt truyện, đã từng nhắc đến chuyện ve sầu bỏ lại xác, thay hình đổi dạng. Có điều, cụm từ kim thiền thoát xác này không còn được dùng trong những năm cuối thời Đông Hán. Lúc đó, hầu hết mọi người đều dùng chữ "Xác ve" để giải thích.
Hiển nhiên rằng bốn chữ "Kim thiền thoát xác" do Tuân Diễn nói ra vốn là của Tào Bằng.
Trong lịch sử, thành ngữ này được sử dụng để nói đến một mưu kế quân sự, nằm trong Ba mươi sáu kế sách, ý nghĩa bên trong đó cũng không khó lý giải. Lỗ Túc là người thông minh, chỉ thoáng nghe đã hiểu được ý của Tuân Diễn, nhất thời không khỏi run rẩy trong lòng.
Lỗ Túc sinh ra trong một gia đình phú hào, là gia tộc quyền thế ở Hoài Nam.
Thời thiên hạ đại loạn, gã không chỉ chăm lo cho gia đình, mà còn hào phóng bố thí tiền của, bán đất đai giúp đỡ người nghèo khó, kết giao hiền lương (người có tài có đức). Ở Đông thành, gã có uy danh rất lớn. Vì thế, ngay cả Viên Thuật cũng sinh lòng kính trọng với gã, không quản chuyện gã là Đông thành trưởng hay Đông thành huyện trưởng. Cũng bởi vậy mà Lỗ Túc rất nổi tiếng ở đất Hoài Nam, ngay cả Chu Du cũng nghe đến tên của gã, cũng hết sức coi trọng gã.
Năm ngoái, Chu Du từng đến bái kiến Lỗ Túc, cầu xin gã giúp đỡ chuyện lương thực.
Là thương gia lớn nhất Hoài Nam, nhưng tình hình của Lỗ Túc lúc đó cũng không tốt lắm. Trong nhà gã cũng chỉ có hai khốn gạo, một khốn ước chừng ba nghìn đấu. Lỗ Túc không chút do dự, chỉ vào một khốn gạo, để Chu Du mang đi. Cũng chính bởi vì thế, hai người mới kết giao tình sâu sắc, tình cảm hết sức bền chặt.
Kể từ năm ngoái, Viên Thuật bại trận, chạy trốn về Hoài Bắc, luật pháp cũng được nới lỏng đi nhiều.
Lỗ Túc nhận ra Viên Thuật không đủ sức làm đại sự, vì vậy mới sinh lòng phản bội.
Nhưng đại nghiệp của Lỗ gia rất lớn, muốn rút lui ngay lập tức cũng không dễ dàng gì. Chính vì thế, Lỗ Túc mới mua Vân Sơn Mễ Hành ở Hu Thai, chuẩn bị mở rộng sản nghiệp của Lỗ gia ở Hoài Nam. Cùng lúc mua Vân Sơn Mễ Hành, tài sản của Lỗ gia cũng được bí mật chuyển đến Giang Đông. Sau đó, gã liền tìm nơi nương tựa Chu Du, cùng y lênh đênh Giang Đông. Chuyện này gã vốn tự cho đã làm rất bí mật, ngay đến Chu Du cũng không biết rõ lắm.
Nhưng khi Tuân Diễn nói câu "Kim thiền thoát xác", tâm tư Lỗ Túc nháy mắt đã rối bời.
-Tử Kính, ngươi làm sao vậy?
Chu Du nhìn ra Lỗ Túc có vẻ bối rối, liền bước lên, nhẹ giọng hỏi.
Lỗ Túc nhìn theo bóng Tuân Diễn lên xe ngựa, sứ đoàn chậm rãi khởi hành. Đột nhiên, gã hít sâu một hơi:
-Công Cẩn, Tuân Diễn này không phải là kẻ đầu đường xó chợ.
-Đương nhiên là thế rồi!
Chu Du cười nói:
-Tuân Diễn là đời sau của Bát Long, là người xuất chúng nhất trong Tam Nhược. Đã là một trong Tam Nhược, há lại có thể là người bình thường sao?
-Không, ta muốn nói là y không phải là người đơn giản như ta và ngươi vẫn tưởng.
-Xin chỉ giáo cho?
-Còn nhớ khi ta ở Đông thành bán của cái lấy tiền mặt, đất đai không? Thật ra, ta đã chuẩn bị đến Đông Giang này. Ta buôn bán gạo ở Hu Thai, trữ lương thực chỉ là cái cớ, chẳng qua là muốn thông qua Hu Thai, bí mật chuyển gia sản đến Khúc A. Ta vốn tưởng ta hành động rất kín kẽ, thế nhưng tên Tuân Diễn này lại có thể phát hiện ra kẽ hở. Y vừa nói với ta "Kim thiền thoát xác". Bốn chữ này rất hợp lý, cũng rất hình tượng.
Người nói chuyện tuổi tác chừng hai mươi, hai mươi ba, cao khoảng tám thước, cũng không phải là người đặc biệt to lớn, vạm vỡ, nhưng cũng không yếu ớt, mỏng manh. Có đôi khi nói về nữ nhân, người ta thường nói "Nhiều thì béo, chia ra lại thành gầy". Những lời nói này dùng với người này thực rất thích hợp.
Béo gầy vừa đủ, phong thái tuấn mỹ.
Từng đường cong trên gương mặt đều rất ôn hòa, không chút góc cạnh sắc nét, khiến người nhìn thấy cũng khoan khoái theo.
Bộ trang phục thanh nhã, mái tóc dài được giấu trong chiếc mũ màu xanh, sau tóc phủ một lớp khăn, người này đi tới khoan thai, nhàn nhã, nhìn quanh, phong thái ngạo nghễ. Người này vừa xuất hiện, mọi người tức thì cảm thấy tự ti. Bọn Tuân Diễncũng được cho là mỹ nam tử, nhưng đứng trước người này, lại hoàn toàn rơi vào thế hạ phong. "Gió nhẹ khẽ thổi tay áo, phiêu diêu tựa tiên nhân", chính là những từ ngữ dùng để tả cảm giác của Tào Bằng lúc này.
Phía sau người thanh niên này còn có một người nữa, tướng mạo đoan chính, ăn vận cũng không tầm thường.
Hai người này vừa xuất hiện tức thì đã thu hút sự chú ý của mọi người.
Chỉ một câu nói khiến Trương Chiêu nhất thời mặt mày rạng rỡ bởi người này xuất hiện sẽ giải quyết được chuyện phiền phức trong lòng y.
Lần này đến Thái Hồ thăm dò, Trương Chiêu đã có chuẩn bị.
Y vốn định nhân cơ hội này, làm giảm uy thế của bọn Cẩu Diễn, rồi tới Ngô huyện chiếm thế thượng phong.
Thế nhưng, Tuân Diễncòn chưa ra tay, tiểu thư đồng của gã đã đến làm khó dễ.
Tên tiểu thư đồng này tuy không phải là chủ nhân, nhưng lại có khí chất thanh cao. Nếu như Trương Chiêu không thể nhanh chóng đối đáp lại thì trái lại, sẽ làm mất mặt mũi của y.
Phải biết rằng thân phận hiện tại của Tào Bằng chỉ là một thư đồng.
Trương Chiêu không khỏi lo lắng, tên Tuân Diễnkia rốt cuộc đang ở trình độ nào? Có câu "Thịnh danh chi hạ vô nhược sĩ", danh tiếng của Tuân Diễnnhư thế dĩ nhiên bản thân gã cũng phải có tuyệt học.
Trương Chiêu thoáng lúng túng, nếu như còn tiếp tục giao đấu, y nhất định sẽ phải đối đáp lại.
Trong trường hợp đó, học vấn của Trương Chiêu dù tốt nhưng bản thân y cũng là người nhanh trí.
Những năm cuối thời Đông Hán, thơ phú không được người coi trọng, mà chỉ được coi như một thú tiêu khiển nhỏ nhoi ở các Tần lâu Sở quán mà thôi. Rất ít người bỏ công nghiên cứu chủ đề này.
Văn nhân Đông Hán xem trọng các kiệt tác kinh điển mà xem thường thơ phú. Chuyện này có liên quan đến văn hóa của thời bấy giờ, cũng không thể cho là xấu được.
Thời Hậu Hán, văn nhân bắt đầu chú trọng văn học, thơ phú hơn, chính là bắt đầu từ khi Tào Bất đăng cơ sau này.
Cái gọi là văn chương của Kiến An chính là do quá trình biến đổi từ các kiệt tác mà ra.
Chí ít thì hiện nay mọi người rất ít quan tâm đến cách biến hóa của thơ phú. Mặc dù Trương Chiêu giỏi nhưng nhất thời cũng chưa thể nghĩ ra được câu văn đối thật thích hợp.
-Công Cẩn, sao ngươi lại ở đây?
Trương Chiêu nhanh chân bước tới đón người trước mặt.
Tuân Diễn nhíu mày, ánh mắt lộ vẻ nghi hoặc.
Tào Bằng thoáng giật mình. "Công Cẩn? Chẳng lẽ lại là y sao?
Hắn còn đang do dự, người kia đã tiến tới.
Có điều người này tiến tới không hề có vẻ gì kiêu căng, ngạo mạn, hoàn toàn cung kính.
Y vái chào Cẩu Diễn.
-Tiểu Kính Chu Du bái kiến thúc phụ.
Tuân Diễnchợt ngẩn người ra.
-Chu Du? Ngươi là con của Chu Bá Trân, năm xưa nổi tiếng là tiểu thần đồng đất Lạc Dương?
-Thúc phụ vẫn còn nhớ điệt nhi sao?
-Ha ha, ta sao có thể không nhớ rõ ngươi được. năm xưa, khi ngươi còn nhỏ, trong buổi thiết yến của phủ Bá Trân, ngươi vẫn còn đang ngồi trong lòng đại huynh. Ha ha ha.
Gương mặt tuấn tú của Chu Du chợt đỏ bừng.
Quả nhiên là Chu Du, Chu Công Cẩn!
Tào Bằng đứng một bên lén quan sát, lòng thầm cảm thán: "Người ta nói Mỹ Chu lang quả nhiên là người tuấn mỹ, thoát tục. Tướng mạo này ở hậu thế thật không hiểu y sẽ mê hoặc được bao nhiêu nữ nhân đây?!"
Vẻ đẹp của Chu Du không phải nét đẹp mảnh mai, yếu ớt.
Ngược lại, đường nét gương mặt y tuy dịu dàng nhưng lại rất có khí chất.
So với đám tuấn nam, mỹ nữ đẹp vẻ đẹp nhân tạo ở thời hậu thế, vẻ đẹp Chu Du tự nhiên hơn nhiều. Đặc biệt, từ con người y còn toát lên khí chất quý tộc, càng khiến Tào Bằng cảm thấy xấu hổ.
Thanh thủy xuất phù dong, thiên nhiên khứ điêu sức. (Ý nói vẻ đẹp tự nhiên từ bên trong, thiên nhiên chỉ góp phần tô điểm thêm mà thôi)
Những lời này ở thời hậu thế vốn được dùng để nói về nữ nhân.
Nhưng khi dùng cho Chu Du, dường như còn thích hợp hơn là nữ nhân.
Chu Du là người huyện Lữ Giang, cũng là con nhà thế gia giàu có.
Tổ phụ y là Chu Cảnh và thúc phụ Chu Trung đều từng là Thái úy, phụ thân y Chu Bá Trân cũng từng đảm nhiệm chức huyện lệnh Lạc Dương.
Nghe nói Sồ Dương chỉ là một huyện lệnh.
Nhưng thời bấy giờ, khi "Lạc Dương còn là đế đô của Đại hán" thì dù là một huyện lệnh cũng là một chức vị khác xa bình thường.
Giống như chức thị trưởng của Bắc Kinh ở thời hậu thế với thị trưởng của Trịnh Châu vậy. Tuy rằng đều là thị trưởng nhưng rõ ràng thị trưởng ở Bắc Kinh vị thế cao hơn thị trưởng của Trịnh Châu. Hai địa vị này hoàn toàn không giống nhau, Dương huyện lệnh vị thế nhìn thì không cao nhưng không phải ai cũng có thể động chạm đến y, cũng không phải ai cũng có thể quen y được.
Ngoài ra, thúc phụ của Chu Du, Chu Thượng chính là Thái thú của Đan A.
Sau loạn giặc Khăn vàng, Chu Bá Trân bị bãi chức quan, quay trở về quê nhà. Chu Du cũng theo phụ thân rời khỏi Lạc Dương.
Đầu năm nguyên niên cũng là năm đầu tiên sau công nguyên, Tôn Càn nhận lệnh chư hầu ở Quan Đông, xuất binh thảo phạt Đổng Trác. Đồng thời, gã cũng chuyển nhà từ Phú Xuân tới Thư Thành, cũng chính nhờ lần chuyển nhà này, y mới quen biết với Chu Du.
Năm đó, hai người đều mười năm tuổi.
Hai người trở thành hảo bằng hữu cũng nhờ bản tính hiếu khách của Chu Du cùng tính tình dũng cảm của Tôn Sách.
Hai người tâm đầu ý hợp. Sau này, Chu Du lại đem nhà cửa của mình ở thành Nam tặng cho Tôn Sách, hơn nữa, còn nhận mẹ của Tôn Sách làm bái mẫu. Hai người đối đãi với nhau như huynh đệ.
Năm Hưng Bình thứ hai, Chu Du đến Đan Dương trước, bái kiến Chu Thượng.
Khi Tôn Càn chết, Tôn Sách đến Lịch Dương. Gã ở Độ Giang đã viết thư gửi Chu Du. Chu Du liền dẫn theo binh mã cùng lương thảo đi đón Tôn Sách.
Sau này, y cùng Tôn Sách cùng hợp lực, trước sau công phá Hoàng Giang.
Hai người từ Độ Giang, công phá Mạt Lăng, thậm chí còn công chiếm được Hồ Thục, Giang Thừa, tiến đến Khúc A, đánh trả lại Lưu Biểu.
Lúc này, Tôn Sách đã trưởng thành hơn nhiều.
Gã nói với Chu Du:
-Bằng vào binh lực của ta hiện tại, muốn đánh Ngô huyện và Hội Kê, bình định Sơn Việt cũng đã đủ sức rồi.
Chu Du bất ngờ trở về Đan Dương. Dù sao binh mã, thủ hạ của y vốn là binh mã của thúc phụ Chu Thượng của y, chung quy vẫn không thể theo Tôn Sách chinh phạt được. Nhưng, sau khi Chu Du trở về Đan Dương không được bao lâu thì Viên Thuật liền phái đường đệ của lão là Viên Dận thay thế chức Thái thú Đan Dương của Chu Thượng.
Chu Du cùng Chu Thượng trở về Thọ Xuân. Từ đó về sau, Chu Du và Tôn Sách rất ít qua lại với nhau, gần như không liên lạc gì.
Tài năng và học vấn của Chu Du rất xuất chúng, cho dù là Trương Chiêu cũng phải kính nể vài phần.
Nhưng Trương Chiêu cũng có chút hiếu kỳ, nên đợi Chu Du bái kiến Tuân Diễnxong, hắn nhẹ giọng hỏi:
-Công Cẩn, sao ngươi lại ở đây? Lúc trước, ta nghe người ta nói ngươi làm trưởng lý…
-Viên Thuật là Hán tặc! Sao ta có thể theo bọn giặc được?
"Viên Thuật xưng đế" liền bị gọi là Hán tặc.
Trương Chiêu nghe thấy thế nhất thời mừng rỡ:
-Nói như thế, Công Cẩn hiện vẫn đang tự do sao?
-Đúng vậy!
-Vậy ngươi có nói với Bá Phù hay không?
-Chuyện này khi ta đang ở Đan Dương, Trọng Mưu chắc đã báo rồi.
-Được rồi. Để ta giới thiệu với ngươi một chút. Thúc phụ, đây là hảo bằng hữu của điệt nhi, tên là Lỗ Túc, tự là Tử Kính, vốn là Đông thành trưởng.
Đối với cái tên Lỗ Túc, Tuân Diễn thật ra không bận tâm mấy.
Nhưng Tào Bằng lại giật mình. Hắn hoảng sợ ngẩng đầu nhìn người thanh niên đứng bên cạnh Chu Du.
Vậy đây chính là người thành thật nhất Tam Quốc sao?
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Lỗ Túc-Tử Kính có thể nói là người thành thật nhất thiên hạ, nhiều lần y đã bị Gia Cát Lượng lợi dụng.
Sau này, chuyện Lỗ Túc vác đao đơn độc đi phó hội càng khiến Lỗ Túc biến thành thằng hề. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du bụng dạ hẹp hòi, nhiều lần mưu hại Gia Cát Lượng không được, cuối cùng lại bị Gia Cát Lượng chọc tức mà chết. Có thể nói, ở kiếp trước, Tào Bằng vốn không có hảo cảm với chúng tướng Đông Ngô.
Thế nhưng Chu Du ở trước mắt hắn lại không phải là người hẹp hòi như thế.
Mà Lỗ Túc này nhìn qua đã thấy là người thông minh, tháo vát, chưa kể bộ quân trang của y càng tôn thêm vẻ oai hùng, khí khái.
Ấn tượng về Lỗ Túc và Chu Du so với những gì Tào Bằng vốn nghĩ về hai người bọn họ dường như không giống nhau. Nhưng không thể không nói, Tào Bằng tin rằng Chu Du và Lỗ Túc đứng trước mắt hắn mới thực sự là Chu Công Cẩn và Lỗ Tử Kính chân chính trong lịch sử.
Sông dài băng chảy về đông
Sóng trào cuốn hết anh hùng xưa nay
Mờ mờ lũy cũ phía tây
Tam phân Xích Bích hùng tài Chu Lang
Sụt mây đá loạn ngổn ngang
Ngàn ngàn cột tuyết lặng lờ
Bức tranh sông núi như thơ rạng ngời
Bao nhiêu hào kiệt một thời
Tài xưa Công Cẩn tuyệt vời biết bao
Tiểu Kiều mới cưới hôm nào
Anh hùng tư cách ra vào ung dung
Quạt là khăn lụa thong odng
Phá tan giặc mạnh đương trong nói cười
Giặc kia khói diệt tro bay
Trên sông nước cũ hồn ai trở về
Đa tình cười lão mải mê
Tóc đà sớm bạc về đâu thân già
Đời người như giấc mộng qua
Sông trăng chén rượu gọi là quý nhau.
Một nhân vật như vậy lại có thể là người nhỏ mọn, lại có thể là người "Diệu kế Chu Du yên thiên hạ, đã mất phu nhân lại tốn quân", là Chu Lang sao?
Mắt thấy phong thái của Chu Du cùng sự oai vũ của Tử Kính, Tào Bằng không khỏi hoảng hốt.
Chu Du lúc này cũng hiếu kỳ hỏi:
-Mới vừa rồi ta nghe có người làm thơ phú, ý tứ thanh cao, đẹp đẽ, chẳng nhẽ là thúc phụ làm sao?
Rốt cuộc mọi người đã quay lại chủ đề chính, Trương Chiêu không khỏi xấu hổ.
Gã nhẹ giọng nói:
-Không phải là ta cố ý, mà chỉ là ngẫu hứng thôi.
Nếu so tài làm thơ, nếu thật sự là thủ bút của Cẩu Diễn, Trương Chiêu chắc chắn sẽ không có thái độ như vậy.
Đường đường là danh sĩ, bảo ngươi làm một bài thất ngôn không có chuẩn bị trước cũng là chuyện thường. Thật ra, Trương Chiêu vốn là mượn cớ, chỉ muốn châm biếm một chút.
Nhưng vấn đề là người đối đáp lại là Tào Bằng. Trương Chiêu là một người có vị thế như vậy lại đi tìm một tên tiểu thư đồng gây rối. Hơn nữa, bài thơ thất ngôn do Tào Bằng làm ra lại rất chuẩn, không sai chỗ nào, lại rất có ý tứ.
Cho dù là Trương Chiêu cũng không thể bắt bẻ được.
Nếu như gã cứ nhất định đi tìm phiền toái, vậy chẳng khác nào tự chứng tỏ bản thân là người bỉ ổi, không biết xấu hổ, vì vậy Trương Chiêu không muốn kiếm chuyện với Tào Bằng nữa.
Văn nhân thời đại này bản tính vốn rất sĩ diện.
Đương nhiên, thỉnh thoảng cũng có người có tài năng, nhưng chung quy, bọn họ cũng không giỏi giang gì cho lắm.
Bọn họ được gọi là "Danh sĩ" có đôi khi không hoàn toàn là nhờ hiểu biết và tài năng học vấn, mà còn do các phương diện phẩm hạnh hợp lại nữa. Nếu phẩm hạnh không tốt, thì dù có tài năng và học vấn cũng chưa chắc đã trở thành "Danh sĩ".*
Chí ít, phẩm hạnh của Trương Chiêu cũng không đến nỗi nào.
Chu Du nghe được, không khỏi kinh ngạc.
Hắn hiếu kỳ nhìn thoáng qua Tào Bằng, chợt ôn hòa, tươi cười.
-Hôm nay, ta gặp lại thúc phụ ở Chấn Trạch, quả là chuyện vui. Nói đến văn thơ, Công Cẩn không khỏi xúc động, chi bằng bêu xấu đánh một khúc đàn, ứng với chuyện ngày hôm nay?
Tuân Diễnnghe thấy, tức thì cười nói:
-Thường nghe người ta nói "Nhạc luật Công Cẩn đều độc nhất vô vị, hôm nay, ta quả là phúc rồi!
Mọi người bao gồm cả Vương Lãng đều cùng gật đầu.
Tào Bằng chẳng nói gì, đứng sau lưng Cẩu Diễn, lặng im.
Không phải hắn không muốn nói mà là hắn đang hồi hộp.
Trước đây, hắn đã từng gặp một số người đặc biệt nhưng chung quy lại, hầu hết bọn họ đều không giống như Chu Du đang đứng trước mặt hắn đây. Người này đã định trước sẽ trở thành kẻ địch với hắn. Đừng tưởng Chu Du dung mạo tuấn mỹ, cười nói ôn hòa, khi y liếc mắt nhìn Tào Bằng, hắn chợt cảm thấy áp lực.
Lẽ nào đây chính là bá vương khí trong truyền thuyết sao?
Tào Bằng không rõ nguyên nhân thật sự là gì, nhưng lòng hắn chợt rối bời, thậm chí còn hơi cảm thấy thất bại.
Chợt tiếng đàn vang lên.
Ngay khi tâm tư Tào Bằng còn đang phiêu du nơi nào, Trương Chiêu đã sai người dọn tất cả dụng cụ ở ven hồ.
Nói chung, khi Trương Chiêu và Tuân Diễncùng đi du ngoạn đã chuẩn bị rất đầy đủ. Lần này, Chu Du chuyển nhà từ Thư thành đến đây cũng đã chuẩn bị rất kỹ càng.
Tào Bằng bừng tỉnh lại, ngẩng đầu nhìn lên.
Chỉ thấy bọn Tuân Diễnđã ngồi vây quanh hai bên quanh Chu Du, lẳng lặng nghe tiếng đàn.
Cây đàn của Chu Du vốn được chế tạo từ một loại gỗ thượng đẳng, có điều cây huyền cầm này rất cổ quái. Nhìn thì bình thường, nhưng khi Chu Du đánh lên, âm thanh phát ra lại sắc nhọn lạ lùng, tựa như có luồng sóng âm tạo thành từng gợn sóng tản ra.
Tào Bằng vốn không hiểu biết nhiều về âm luật nhưng vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng đàn này.
Một khúc nhạc đã tấu xong, tiếng đàn vẫn vấn vương không dứt, khiến người đắm chìm trong đó.
Hồi lâu sau, Tuân Diễnmới thở phào một cái, nhẹ giọng nói:
-Khúc nhạc này có phải là Thiên Tốc không?
Ta từng nghe người ta nói "Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố" (Ý nhắc đến điển cố nếu có người đánh đàn sai, Chu Lang dù say cũng ngoảnh lại nhìn). Giờ nghe mới biết, lời ấy quả không sai. Ha ha ha. Đất Giang Đông quả đúng là lớp lớp người tài xuất hiện. Chỉ nghe một khúc đàn này, tâm nguyện của mỗ đã sảng khoái lắm rồi.
Trương Chiêu, Vương Lãng và Lỗ Túc đều đồng ý.
Bọn họ vừa tán thưởng tiếng đàn của Chu Du, vừa kính phục ý chí của Cẩu Diễn.
Tào Bằng làm ra bài thơ thất ngôn tuy rằng tuyệt diệu nhưng so với tài nghệ đánh đàn của Chu Du đúng là vẫn còn kém một bậc.
Tuân Diễntuy rằng không nói rõ, nhưng lời nói của y đủ thể hiện ý tứ bài thơ thất ngôn của Tào Bằng so ra đúng là không bằng với tài nghệ cầm kỹ của Chu Du.
Đây cũng là tấm lòng của y!
Tào Bằng không khỏi mỉm cười.
Làm sao hắn có thể ai oán được đây? Xích hữu sở đoản, thốn hữu sở trường (Một thước có chỗ dài, một tấc có chỗ ngắn). Tài nghệ đánh đàn của Chu Du đích thực rất cao minh,Tào Bằng vốn cho rằng có thua cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả.*
Khoảnh khắc hắn nghĩ thông suốt, trong lòng cũng chợt trở nên nhẹ nhõm hơn nhiều.
-Cây đàn này chẳng lẽ là Lục Y sao?
Vương Lãng hiếu kỳ nhìn cây đàn cổ bên cạnh Chu Du, không kìm được hỏi han.
Lục Y là tên một cây đàn cổ, tương truyền bậc thầy Tư Mã Tương Như cũng đã từng dùng cây cầm này đánh bài Phượng cầu Hoàng để làm động lòng Trác Văn Quân.
Tào Bằng cũng từng nghe đến điển cố này nên không khỏi hiếu kỳ.
Chu Du mỉm cười:
-Chính là Lục Y!
-Hôm nay được nghe một bài thất ngôn tuyệt cú, lại được nghe tiếng đàn của Công Cẩn, sảng khoái, thật sảng khoái!
Tuân Diễncười ha ha, đứng dậy, thoải mái nói:
-Chúng ta nên nhanh chóng lên đường thôi. Ta thật muốn sớm được thấy làn gió anh tài của Giang Đông.
Trương Chiêu cung kính đứng dậy, nghiêng người nhường đường.
Trương Chiêu hiện giờ hết sức tôn kính Cẩu Diễn.
Vương Lãng tuy là chính sứ của sứ đoàn, nhưng so với Tuân Diễn, khí chất của gã lại không sánh bằng.
Chu Du và Lỗ Túc cũng đứng lên, khom người tiễn Tuân Diễn lên xe.
Tào Bằng theo sát phía sau Tuân Diễn, chợt nhớ đến một chuyện liền dừng bước, quay đầu nhìn Lỗ Túc.
Lỗ Túc từ đầu tới cuối không hề nói năng nhiều, tựa hồ như không thích nói, cũng không thích thể hiện bản thân vậy.
Nhưng người trầm tĩnh như thế lại có vẻ đối lập lạ thường với kiểu cách oai hùng của Chu Du.
Tào Bằng chợt bước nhanh lên vài bước, đến bên cạnh Tuân Diễn, thấp giọng nói nhỏ vài câu với Tuân Diễn.
Tuân Diễn ngẩn người, cũng dừng lại, quay đầu nhìn Lỗ Túc.
-Tử Kính?
-Có tại hạ.
Tuân Diễn mỉm cười, nhẹ giọng nói:
-Chiêu "Kim thiền thoát xác" của ngươi rất hay.
Lỗ Túc nghe thấy, mới đầu ngây người không hiểu gì, nhưng rồi y chợt biến sắc!
Kim thiền thoát xác là một kế sách.
Trong Sử ký khuất nguyên cổ sinh liệt truyện, đã từng nhắc đến chuyện ve sầu bỏ lại xác, thay hình đổi dạng. Có điều, cụm từ kim thiền thoát xác này không còn được dùng trong những năm cuối thời Đông Hán. Lúc đó, hầu hết mọi người đều dùng chữ "Xác ve" để giải thích.
Hiển nhiên rằng bốn chữ "Kim thiền thoát xác" do Tuân Diễn nói ra vốn là của Tào Bằng.
Trong lịch sử, thành ngữ này được sử dụng để nói đến một mưu kế quân sự, nằm trong Ba mươi sáu kế sách, ý nghĩa bên trong đó cũng không khó lý giải. Lỗ Túc là người thông minh, chỉ thoáng nghe đã hiểu được ý của Tuân Diễn, nhất thời không khỏi run rẩy trong lòng.
Lỗ Túc sinh ra trong một gia đình phú hào, là gia tộc quyền thế ở Hoài Nam.
Thời thiên hạ đại loạn, gã không chỉ chăm lo cho gia đình, mà còn hào phóng bố thí tiền của, bán đất đai giúp đỡ người nghèo khó, kết giao hiền lương (người có tài có đức). Ở Đông thành, gã có uy danh rất lớn. Vì thế, ngay cả Viên Thuật cũng sinh lòng kính trọng với gã, không quản chuyện gã là Đông thành trưởng hay Đông thành huyện trưởng. Cũng bởi vậy mà Lỗ Túc rất nổi tiếng ở đất Hoài Nam, ngay cả Chu Du cũng nghe đến tên của gã, cũng hết sức coi trọng gã.
Năm ngoái, Chu Du từng đến bái kiến Lỗ Túc, cầu xin gã giúp đỡ chuyện lương thực.
Là thương gia lớn nhất Hoài Nam, nhưng tình hình của Lỗ Túc lúc đó cũng không tốt lắm. Trong nhà gã cũng chỉ có hai khốn gạo, một khốn ước chừng ba nghìn đấu. Lỗ Túc không chút do dự, chỉ vào một khốn gạo, để Chu Du mang đi. Cũng chính bởi vì thế, hai người mới kết giao tình sâu sắc, tình cảm hết sức bền chặt.
Kể từ năm ngoái, Viên Thuật bại trận, chạy trốn về Hoài Bắc, luật pháp cũng được nới lỏng đi nhiều.
Lỗ Túc nhận ra Viên Thuật không đủ sức làm đại sự, vì vậy mới sinh lòng phản bội.
Nhưng đại nghiệp của Lỗ gia rất lớn, muốn rút lui ngay lập tức cũng không dễ dàng gì. Chính vì thế, Lỗ Túc mới mua Vân Sơn Mễ Hành ở Hu Thai, chuẩn bị mở rộng sản nghiệp của Lỗ gia ở Hoài Nam. Cùng lúc mua Vân Sơn Mễ Hành, tài sản của Lỗ gia cũng được bí mật chuyển đến Giang Đông. Sau đó, gã liền tìm nơi nương tựa Chu Du, cùng y lênh đênh Giang Đông. Chuyện này gã vốn tự cho đã làm rất bí mật, ngay đến Chu Du cũng không biết rõ lắm.
Nhưng khi Tuân Diễn nói câu "Kim thiền thoát xác", tâm tư Lỗ Túc nháy mắt đã rối bời.
-Tử Kính, ngươi làm sao vậy?
Chu Du nhìn ra Lỗ Túc có vẻ bối rối, liền bước lên, nhẹ giọng hỏi.
Lỗ Túc nhìn theo bóng Tuân Diễn lên xe ngựa, sứ đoàn chậm rãi khởi hành. Đột nhiên, gã hít sâu một hơi:
-Công Cẩn, Tuân Diễn này không phải là kẻ đầu đường xó chợ.
-Đương nhiên là thế rồi!
Chu Du cười nói:
-Tuân Diễn là đời sau của Bát Long, là người xuất chúng nhất trong Tam Nhược. Đã là một trong Tam Nhược, há lại có thể là người bình thường sao?
-Không, ta muốn nói là y không phải là người đơn giản như ta và ngươi vẫn tưởng.
-Xin chỉ giáo cho?
-Còn nhớ khi ta ở Đông thành bán của cái lấy tiền mặt, đất đai không? Thật ra, ta đã chuẩn bị đến Đông Giang này. Ta buôn bán gạo ở Hu Thai, trữ lương thực chỉ là cái cớ, chẳng qua là muốn thông qua Hu Thai, bí mật chuyển gia sản đến Khúc A. Ta vốn tưởng ta hành động rất kín kẽ, thế nhưng tên Tuân Diễn này lại có thể phát hiện ra kẽ hở. Y vừa nói với ta "Kim thiền thoát xác". Bốn chữ này rất hợp lý, cũng rất hình tượng.
Danh sách chương