Bình minh mới chớm, chân trời vừa xuất hiện chút ánh sáng trắng mờ.
Nhan Đàm miệng ngân nga một khúc hát đẩy mở cánh cửa tiểu viện, bước đến cạnh Mẫn Lưu bấy giờ đang ngồi trên bục thềm dụi mắt, giơ tay xoa xoa đỉnh đầu cô bé, cảm giác đứng từ trên cao nhìn xuống sờ đầu người khác quả nhiên rất tuyệt: “Buồn ngủ sao không đi ngủ, ngồi đây đợi tui làm chi?”
Mẫn Lưu trợn to mắt nhìn nàng: “Bà, nhìn bà hình như đang vui lắm hả?”
Nhan Đàm cười toe: “Cũng không tới nỗi.”
“Bà bà chắc không phải bị bỏ bùa rồi chứ? Bà mới bị… cái đó, đáng lý nên khóc mới phải chứ?” Mẫn Lưu há họng cứng lưỡi một hồi, mồm bắt đầu không biết lựa lời.
“Khóc? Làm gì phải khóc?” Nhan Đàm từ phía sau đẩy lưng cô nàng, “Mau đi ngủ thôi, tối còn phải diễn tuồng nữa, không phải bà phải lên sân khấu hát mấy câu đó sao?”
“Không lẽ đêm qua Vương ác bá kia đã tha cho bà? Không lý nào, lão ta rõ ràng từ mười tuổi đến tám mươi tuổi đều không bỏ qua!”
“Ai, tám mươi tuổi thì nhất định lão không có hứng thú đó rồi, có điều từ rày về sau lão sẽ không dám hà hiếp dân lành nữa. Được rồi, mau đi ngủ đi ngủ…”
Mẫn Lưu hét lên một tiếng, dán sát người vào vách tường: “Bà, bà… không lẽ bà giết lão rồi? Giết người phải đền mạng đó, đêm qua nhiều người thấy bà bị lão dắt đi như vậy, bà, bà mau mau gom đồ chạy trốn đi!”
Nhan Đàm vẫn cười tít mắt: “Giết người? Tui đời nào làm thứ chuyện xấu xa đó? Tui á, chỉ là khiến lão từ nay về sau không làm được thứ chuyện kia nữa thôi.”
Mẫn Lưu suy tới ngẫm lui, cuối cùng mới có phản ứng, tròng mắt trợn to đến suýt nữa rớt ra ngoài: “Bà bà bà… thiến, thiến rồi…?”
Nhan Đàm mở cửa phòng, đẩy cô nàng vào trong: “Nghe lời, đi, đi ngủ.”
Mẫn Lưu vẫn sống chết níu tay nàng: “Bà điên rồi làm thứ việc này, lão mà đi báo quan định tội bà, chừng đó chịu khổ bao nhiêu cho hết?”
Nhan Đàm thở dài thườn thượt, sao con bé mãi vẫn không chịu ngộ cơ chứ. Nàng nắm lấy vai Mẫn Lưu, nhìn vào mắt cô nàng nói rành rọt từng chữ một: “Nếu đổi lại là bà, liệu bà có đi báo quan không?”
Mẫn Lưu buông tay tựa người vào cửa, chỉ nghe Nhan Đàm miệng ngân nga một khúc hát lạc điệu xa lắc không thấy đường về, bước chân nhẹ tênh tung tăng đi khỏi.
Nếu đổi lại mình là Vương ác bá…
“Tui đương nhiên sẽ đi báo quan, hơn nữa sẽ ngấm ngầm bỏ ngân lượng đem bà tống tù hành hạ cho bõ, cái tội dám thiến, thiến… í, mà cũng đúng, báo quan phải có tội danh, tội danh là có kẻ đã thiến phứt lão ta, ha!” Mẫn Lưu tự mình độc thoại, “Sao trước giờ không có ai nghĩ ra cách này nhỉ, giờ thì tốt rồi, đúng là phúc của Đồng Thành chúng ta…”
Ngoại trừ bản tính rán sành ra mỡ của chủ gánh khiến Nhan Đàm có chút căm hờn, còn lại mọi việc đều êm đẹp.
Nàng sống ở phàm giới một thời gian, chịu khó lưu tâm mọi việc, dần dà cũng ngộ ra được ít phong tục tập quán của phàm giới. Điểm quan trọng nhất chính là, ở phàm giới ngân lượng là thứ rất quan trọng, quan trọng cũng như tiên pháp trên Cửu Trùng Thiên đình vậy.
Nhan Đàm rất nghèo. Khấu trừ đi số ngân lượng dưỡng thương thiếu nợ trước đó, tiền lương mỗi tháng của nàng có vỏn vẹn ba bốn tiền, chỉ đủ thi thoảng mua chút đồ ăn vặt cúng bao tử. Mỗi lần bắt gặp Hoa Hàm Cảnh mua hộp hộp nào phấn bột yên chi (1) phấn nước, nàng đều nhịn không khỏi nghĩ, với số ngân lượng này nàng đã có thể vào tiệm ăn quán trà ngồi xơi một bữa, chứ không phải mua màn thầu bên vệ đường nữa.
Đến cuối xuân, liên tục mấy đêm liền gánh hát đều có tuồng phải chạy diễn.
Cứ cách vài đêm, vị công tử áo đen mà Mẫn Lưu thầm thương trộm nhớ lại ghé qua, xem chừng do thích yên tĩnh không muốn túm tụm cùng một chỗ với người khác nên lần nào cũng ngồi ở chiếc bàn sát cùng trong góc.
Nghe chủ gánh bảo hết xuân bọn họ sẽ đến Nam Đô lưu diễn, vở tuồng đêm nay là vở cuối cùng hát ở Đồng Thành.
Nhan Đàm cầm lòng không khỏi chọc ghẹo Mẫn Lưu: “Ai, mai là lên đường đi Nam Đô rồi, bà không qua nói một tiếng với vị công tử kia à?”
Mẫn Lưu vuốt vuốt dải tay lụa, bên trên chỉ thêu bảy màu chói lọi sặc sỡ: “Bà tưởng tui không biết hay sao? Vị công tử đó phẩm mạo khí chất như vậy, nhất định là xuất thân con nhà danh giá, tui là hạng người nào, làm sao xứng được với người ta? Còn nữa, lần đầu tới đây, bên cạnh anh ta còn có một vị cô nương, vị cô nương đó mảnh mai yêu kiều, anh ta căn bản nhìn không lọt mắt tui.”
Cô nàng ỉu xìu: “Làm như bà vậy mà đúng, lần nào cũng không xáp qua nhìn, nhìn xong rồi thì đã sao, tui còn không phải một đào hát? Đào hát thì vẫn cứ là đào hát, cả đời cũng không thể ngóc đầu lên được.”
Nhan Đàm không khỏi mỉm cười. Nàng trước đây cũng từng yêu thích một người, nhưng tuồng xem nhiều rồi, vui buồn tan hợp bên trong cũng đã thấy quen, cảm thấy đó thật ra cũng chẳng phải việc đáng để níu rịt không buông.
Triệu Khải Triệu đại thúc thường xuyên kể chuyện cho bọn họ nghe, có lần kể đến trên trời có một vị lão thần tiên, trong túi đựng rất nhiều đoạn chỉ hồng, dùng để nối cổ chân hai người đã được định sẵn một đôi lại với nhau. Bất luận có đi đến chân trời góc bể, hai người được nối bởi đoạn chỉ này cuối cùng rồi cũng gặp mặt, sau đó tương tri tương ái.
Nhan Đàm mồm ngáp dài nghĩ, vị lão thần tiên kia thật ra lười chảy thây, thường xuyên buộc được cổ chân một người, người còn lại thì quên phứt, thế nên chỉ hồng mắc vướng thành nùi, rối bòng bong loạn xì ngầu cả lên. Sợi của nàng, cùng với người được buộc cùng ở xa lắc kia, phỏng chừng đã rối đến độ không tài nào lần ra đầu chỉ nữa.
Ngay đêm đó sau khi tháo dỡ xong sân khấu, mọi người súc rửa qua loa chuẩn bị đi ngủ, sáng sớm mai còn phải tranh thủ lúc mở cửa thành rời khỏi nơi đây. Nhan Đàm tay ôm một mớ phục trang, bước chân vội vã, giữa làn gió đêm lành lạnh chợt truyền tới một giọng con gái lảnh lót êm tai: “Sơn chủ, ta thật tình không hiểu, thứ tuồng hát này có gì hay ho chứ…”
Sơn chủ? Nhan Đàm bước chân thoáng khựng lại. Trong chớp mắt có ai đó đi lướt qua, không trung lan tỏa một mùi gỗ trầm tẩm hương sen dìu dịu, nếu không phải nàng đặc biệt nhạy cảm với mùi hương này thì thật sự sẽ ngửi không ra.
m giọng trầm thấp ôn hòa theo gió dạt tới, nhưng lại không nghe rõ đối phương nói những gì. Nhan Đàm ngoảnh đầu, quả nhiên là vị công tử áo đen kia. Chàng ta đứng giữa màn đêm mênh mang, dùng chiếc quạt xếp trên tay gõ nhẹ lên trán vị cô nương đứng bên cạnh, đoạn mỉm cười nói câu gì đó.
Bấy giờ sắc đêm mịt mù, bọn họ lại đứng cách một khoảng xa, thế mà nàng lại cảm thấy chắc chắc đối phương đang cười, đúng là kì lạ.
Hôm sau trời còn chưa sáng hẳn, Nhan Đàm đã ôm cặp mắt buồn ngủ mơ màng theo cùng mọi người ra khỏi thành. Trước đây nàng từng đọc qua trong sách, phương tiện đi lại của phàm giới là ngựa, nhà nào giàu sang một chút còn có xe ngựa, dĩ nhiên ngựa dùng kéo xe cũng là ngựa tốt. Nhan Đàm không khỏi thở dài cảm khái, xem ra các tiên quân trên thiên đình mỗi chuyến xuống phàm đều được bổng lộc dư dả. Chứ còn nàng đây, ngoài dùng hai chân đi bộ, lần khá khẩm nhất cũng chỉ ngồi được xe bò, chiếc xe bò đó đại để chỉ là thêm một tấm ván lên trên, gió táp nắng rọi xóc nảy thấy mà ghê.
Không quản ngày đêm gấp rút lên đường, một tháng ròng sau cuối cùng đã đến địa giới Nam Đô.
Nhan Đàm chẳng biết rốt cuộc mọi người nghĩ thế nào nữa, lại cảm thấy nàng vốn là xuất thân con nhà khá giả nhưng lại bỏ nhà đi bụi, lưu lạc lâm vào tình cảnh như hiện giờ. Về sau mới có chút hiểu ra, ở phàm giới chỉ những nhà giàu có, con gái trong nhà mới có cơ hội đọc sách biết chữ, mà nàng thì lại chữ đẹp một cây, điểm này và giọng hát lạc điệu không thấy đường về của nàng đem ra so sánh, khiến chủ gánh lắc đầu thở dài: “Đáng tiếc, người nhà ngươi lại không nghĩ tới việc tìm người về dạy ngươi âm luật.”
Nhan Đàm thật ra muốn nói nàng đã từng học qua âm luật chứ chẳng phải không, chỉ là cuối cùng sư phụ nổi quạu lên không thèm dạy nữa. Còn về nét chữ đẹp như hiện giờ, thực ra là được sư phụ ép uổng mà ra, cứ thường xuyên bị phạt chép kinh thư trên dưới trăm bận, lâu ngày thể nào chữ chẳng đẹp ra.
Có điều gần đây, Nhan Đàm vẫn thường ngủ không được ngon cho lắm.
Trên cánh tay nàng tự dưng xuất hiện một cái đốm xanh, hơn nữa còn có xu hướng không ngừng lan rộng. Có lần Mẫn Lưu trông thấy, hốt hết cả hoảng, còn tưởng nàng đã tông phải chỗ nào. Nhan Đàm mím chặt môi không nói gì, đốm xanh này chẳng phải do tông quẹt vào đâu, mà là thi ban. Dẫu sao nàng cũng nán lại u minh địa phủ quá lâu, cơ thể thiếu mất nửa quả tim nên trì trệ không thể phục hồi, bị âm khí xâm nhập cũng không có gì là lạ.
Nửa đêm không ngủ được trở dậy, nàng bèn lấy sổ ra viết vẽ nguệch ngoạc giết thời gian, về sau bắt đầu tập tành viết thành kịch bản, tuồng nghe nhiều rồi, xâu xâu chắp chắp nàng cũng viết được. Có lần lão bá kéo nhị hồ trông thấy, ngâm đi ngâm lại câu cuối cùng “Gió dạt mười dặm đến trước đình sen, lồng khắc gần kề, cửa sổ chạm họa đổ nghiêng, vết rêu bưng thềm yến ngậm ngọc bích, nhẹ khép bức rèm Tương phi”, đoạn cười bảo: “Cái này có thể kết hợp được với nhạc làm lời hát, câu chuyện này của cháu lời thoại đều rất khá, ông chủ đúng là có mắt nhìn người.”
Hoa Hàm Cảnh đứng một bên, người khoác làn áo xanh mỏng mảnh, giọng điệu rất bình đạm nói: “Cháu lại cảm thấy đọc lên không xuôi cho lắm, chỉ e hát không ra điệu, nếu cố hát cho bằng được nghe vào cũng sẽ không thuận tai.”
Mẫn Lưu lập tức độp lại: “Chứ không phải anh không biết hát hả, trên đời làm gì có lời thoại không hát được, chỉ có kẻ không biết hát!”
Mặt Hoa Hàm Cảnh sa sầm.
Nhan Đàm dằn Mẫn Lưu lại, cười híp mắt bảo: “Lời viết đúng là âm vần có không xuôi, nhưng anh lợi hại thế này, có không xuôi nữa cũng hát được ra sắc thái riêng biệt mà.”
Cơ mặt đang căng cứng của Hoa Hàm Cảnh giãn ra đôi chút, y cầm lấy quyển sổ xoay người đi khỏi: “Để ta xem qua cái đã.”
Mẫn Lưu dẩu môi: “A, thứ lời giả tạo như vầy mà bà cũng nói ra được, tui không thèm để ý bà nữa.”
Nhan Đàm nghĩ bụng, nhân vật có máu mặt như sư phụ nàng trên thiên đình mà còn thích nghe nói ngọt, phàm nhân đương nhiên cũng ưa nghe rồi.
Vở tuồng đầu tiên gánh hát diễn sau khi đặt chân tới Nam Đô chính là vở do Nhan Đàm viết, liên tục ba đêm liền sau đó đều diễn lại cùng một vở. Do cả mấy vị công tử quý tộc trong thành Nam Đô đều đến tán thưởng, người đến xem tuồng cũng đặc biệt đông. Chủ gánh hát rất hài lòng, tiền lương tháng đó của nàng cũng được tăng thêm ba tiền. Nhan Đàm tuy biết chủ gánh thật ra bủn xỉn, nhưng trong lòng lại rất không có tiền đồ mà lấy làm vui mừng, ba tiền thật ra vẫn có thể mua được không ít đồ lặt vặt.
Nhan Đàm dời chiếc thang sang kê cạnh sân khấu, trèo lên gỡ ngọn đèn lồng đang treo phía trên.
Triệu đại thúc ở sau lưng dặn dò một câu “Cẩn thận đừng để bị té”, xong vác đạo cụ đi khỏi.
Nhan Đàm tay vừa rướn được tới sợi dây treo đèn lồng, đột nhiên dưới chân hẫng cái, chỉ nghe một tràng gỗ gãy răng rắc, người đã rơi thẳng từ trên thang xuống. Từ độ cao này ngã xuống thì không chết được, nhưng liệu có trật khớp lưng không thì khó lòng nói trước. Nàng rất lấy làm khó hiểu, gần đây nàng thức dậy sớm lại bận luôn tay, theo lẽ chỉ có thể gầy đi, lí nào lại béo đến độ giẫm gãy cả thang chứ nhỉ?
Nhan Đàm không hề rơi xuống đất như nàng tưởng. Một người đã chìa tay sang choàng lấy eo nàng bế bổng lên, miệng khẽ cười nói: “Thứ việc nặng này, sao lại có thể để cô nương làm cơ chứ? Chẳng may để ngã trúng chỗ nào, há còn không phải phí phạm của trời?”
Phí phạm của trời…
Nhan Đàm rùng mình một cái rõ mạnh: Nàng không phải, vừa bị tán tỉnh đó chứ?
Nàng dòm dòm kẻ đang ôm eo mình, lại dòm dòm chiếc quạt xếp vẽ mạ vàng trên tay y, cuối cùng liếc qua chiếc thang đã bị gãy thành từng khúc bên cạnh, trong khoảnh khắc đã rõ ràng hai việc: Thứ nhất, vị Đăng Đồ Tử (2) công tử này rất có tiền, chiếc quạt này của y mang đến tiệm cầm đồ cũng cầm được không ít ngân lượng. Thứ hai, thang không phải do nàng đè sập mà là bị vị công tử này làm hỏng, với sức lực này, xem ra đối phương biết võ công.
Người nọ phạch một tiếng xòe quạt ra, thủng thẳng phe phẩy vài cái, miệng mỉm cười hỏi: “Thế nào, cô nương không có gì muốn nói ư?”
Nhan Đàm mặt không biểu cảm: “Đằng ấy ai vậy?”
Người này trông như có phần kinh ngạc, miệng ơ tiếng, đóng cây quạt lại gõ gõ lên cằm: “Cô nương không biết ta là ai?”
Nhan Đàm hất tay y ra: “Bộ ta phải biết đằng ấy là ai hả?” Nàng ghét nhất là loại người tay chân không được sạch sẽ.
Đối phương bật một tiếng cười khẽ: “Ta còn cứ tưởng các cô nương trong thành đều nhận ra mình, thế nhưng… không hề gì, tại hạ họ Lâm, tên Vị Nhan, đã khiến cô nương phải chê cười.”
Lâm Vị Nhan? Nhan Đàm nghĩ nghĩ, lập tức nhớ ra: “Thì ra công tử chính là Lâm thế tử ‘trong truyền thuyết’.” Nam Đô là quốc đô của Nam Sở, quý tộc quan lớn, hoàng thân quốc thích đa phần đều ngụ tại đây. Lâm Vị Nhan là thế tử của đương triều quận vương, giữ chức ở ti giám sát, trên mình còn có công danh, có thể nói là tuổi trẻ tài cao. Còn có một vị công tử là con nhà tể tướng đương triều, tên là Bùi Lạc, là đốc ti của ti giám sát, hai người ở thành Nam Đô nổi danh như cồn, có điều toàn nổi tiếng nhờ những chuyện phong lưu ong bướm.
“‘Trong truyền thuyết’? Đây là ý gì?”
Nhan Đàm vội đáp: “Không có gì không có gì, ta buột miệng nói chơi vậy thôi.” Nàng đâu thể nào lại rằng, Lâm thế tử người đúng là rất nổi tiếng, thành Nam Đô này ai người không hay ai người không tỏ danh hiệu “phong lưu không hạ lưu, lưu tình không lưu giống” xưa nay của người.
Lâm Vị Nhan sấn gần một bước, miệng mỉm cười bảo: “Hôm kia ta đã được xem vở tuồng do cô nương viết, viết rất khá, đến cả Bùi Lạc Bùi huynh cũng có lời khen ngợi.”
Nhan Đàm vội lùi ra sau một bước: “Đa, đa tạ…”
“Nay cô nương đã biết ta là ai, phải chăng còn có điều chi muốn nói?” Y thuận thế lại sấn tới một bước.
“Phải rồi,” Nhan Đàm chỉ chỉ chiếc thang nằm một bên, “chiếc thang này còn chưa cũ lắm, mới đầu là dùng một tiền mua về đó, công tử đền đi.”
(1) yên chi: phẩm màu đỏ dùng trong trang điểm cho má và môi, được chế tạo sớm nhất tại Trung Quốc từ cánh hoa rum (còn gọi là hồng hoa hay hồng lam hoa).
(2) Đăng Đồ Tử: nhân vật trong “Đăng Đồ Tử hiếu sắc phú” của Tống Ngọc thời Chiến Quốc. Bài phú kể, Đăng Đồ Tử nói xấu Tống Ngọc trước mặt Sở Vương, rằng Tống Ngọc vẻ ngoài bảnh trai lại hiếu sắc, khuyên ông đừng để y ra vào hoàng cung. Sở Vương chất vấn thì Tống Ngọc thanh minh rằng vẻ ngoài là do trời ban, nhưng bản thân không hề hiếu sắc. Y kể con gái hàng xóm dung mạo quốc sắc thiên hương, ba năm nay thường xuyên trèo tường sang quyến rũ mình nhưng đều không thành, bởi vậy bản thân không phải hiếu sắc. Đoạn họ Tống kể vợ Đăng Đồ Tử người đã xấu lại còn nhếch nhác, thế mà hai vợ chồng lại sinh liền năm mụn con, thế nên Đăng Đồ Tử mới là hiếu sắc. Từ đó “Đăng Đồ Tử” được dùng để chỉ những kẻ hiếu sắc ưa ve vãn phụ nữ.
Nhan Đàm miệng ngân nga một khúc hát đẩy mở cánh cửa tiểu viện, bước đến cạnh Mẫn Lưu bấy giờ đang ngồi trên bục thềm dụi mắt, giơ tay xoa xoa đỉnh đầu cô bé, cảm giác đứng từ trên cao nhìn xuống sờ đầu người khác quả nhiên rất tuyệt: “Buồn ngủ sao không đi ngủ, ngồi đây đợi tui làm chi?”
Mẫn Lưu trợn to mắt nhìn nàng: “Bà, nhìn bà hình như đang vui lắm hả?”
Nhan Đàm cười toe: “Cũng không tới nỗi.”
“Bà bà chắc không phải bị bỏ bùa rồi chứ? Bà mới bị… cái đó, đáng lý nên khóc mới phải chứ?” Mẫn Lưu há họng cứng lưỡi một hồi, mồm bắt đầu không biết lựa lời.
“Khóc? Làm gì phải khóc?” Nhan Đàm từ phía sau đẩy lưng cô nàng, “Mau đi ngủ thôi, tối còn phải diễn tuồng nữa, không phải bà phải lên sân khấu hát mấy câu đó sao?”
“Không lẽ đêm qua Vương ác bá kia đã tha cho bà? Không lý nào, lão ta rõ ràng từ mười tuổi đến tám mươi tuổi đều không bỏ qua!”
“Ai, tám mươi tuổi thì nhất định lão không có hứng thú đó rồi, có điều từ rày về sau lão sẽ không dám hà hiếp dân lành nữa. Được rồi, mau đi ngủ đi ngủ…”
Mẫn Lưu hét lên một tiếng, dán sát người vào vách tường: “Bà, bà… không lẽ bà giết lão rồi? Giết người phải đền mạng đó, đêm qua nhiều người thấy bà bị lão dắt đi như vậy, bà, bà mau mau gom đồ chạy trốn đi!”
Nhan Đàm vẫn cười tít mắt: “Giết người? Tui đời nào làm thứ chuyện xấu xa đó? Tui á, chỉ là khiến lão từ nay về sau không làm được thứ chuyện kia nữa thôi.”
Mẫn Lưu suy tới ngẫm lui, cuối cùng mới có phản ứng, tròng mắt trợn to đến suýt nữa rớt ra ngoài: “Bà bà bà… thiến, thiến rồi…?”
Nhan Đàm mở cửa phòng, đẩy cô nàng vào trong: “Nghe lời, đi, đi ngủ.”
Mẫn Lưu vẫn sống chết níu tay nàng: “Bà điên rồi làm thứ việc này, lão mà đi báo quan định tội bà, chừng đó chịu khổ bao nhiêu cho hết?”
Nhan Đàm thở dài thườn thượt, sao con bé mãi vẫn không chịu ngộ cơ chứ. Nàng nắm lấy vai Mẫn Lưu, nhìn vào mắt cô nàng nói rành rọt từng chữ một: “Nếu đổi lại là bà, liệu bà có đi báo quan không?”
Mẫn Lưu buông tay tựa người vào cửa, chỉ nghe Nhan Đàm miệng ngân nga một khúc hát lạc điệu xa lắc không thấy đường về, bước chân nhẹ tênh tung tăng đi khỏi.
Nếu đổi lại mình là Vương ác bá…
“Tui đương nhiên sẽ đi báo quan, hơn nữa sẽ ngấm ngầm bỏ ngân lượng đem bà tống tù hành hạ cho bõ, cái tội dám thiến, thiến… í, mà cũng đúng, báo quan phải có tội danh, tội danh là có kẻ đã thiến phứt lão ta, ha!” Mẫn Lưu tự mình độc thoại, “Sao trước giờ không có ai nghĩ ra cách này nhỉ, giờ thì tốt rồi, đúng là phúc của Đồng Thành chúng ta…”
Ngoại trừ bản tính rán sành ra mỡ của chủ gánh khiến Nhan Đàm có chút căm hờn, còn lại mọi việc đều êm đẹp.
Nàng sống ở phàm giới một thời gian, chịu khó lưu tâm mọi việc, dần dà cũng ngộ ra được ít phong tục tập quán của phàm giới. Điểm quan trọng nhất chính là, ở phàm giới ngân lượng là thứ rất quan trọng, quan trọng cũng như tiên pháp trên Cửu Trùng Thiên đình vậy.
Nhan Đàm rất nghèo. Khấu trừ đi số ngân lượng dưỡng thương thiếu nợ trước đó, tiền lương mỗi tháng của nàng có vỏn vẹn ba bốn tiền, chỉ đủ thi thoảng mua chút đồ ăn vặt cúng bao tử. Mỗi lần bắt gặp Hoa Hàm Cảnh mua hộp hộp nào phấn bột yên chi (1) phấn nước, nàng đều nhịn không khỏi nghĩ, với số ngân lượng này nàng đã có thể vào tiệm ăn quán trà ngồi xơi một bữa, chứ không phải mua màn thầu bên vệ đường nữa.
Đến cuối xuân, liên tục mấy đêm liền gánh hát đều có tuồng phải chạy diễn.
Cứ cách vài đêm, vị công tử áo đen mà Mẫn Lưu thầm thương trộm nhớ lại ghé qua, xem chừng do thích yên tĩnh không muốn túm tụm cùng một chỗ với người khác nên lần nào cũng ngồi ở chiếc bàn sát cùng trong góc.
Nghe chủ gánh bảo hết xuân bọn họ sẽ đến Nam Đô lưu diễn, vở tuồng đêm nay là vở cuối cùng hát ở Đồng Thành.
Nhan Đàm cầm lòng không khỏi chọc ghẹo Mẫn Lưu: “Ai, mai là lên đường đi Nam Đô rồi, bà không qua nói một tiếng với vị công tử kia à?”
Mẫn Lưu vuốt vuốt dải tay lụa, bên trên chỉ thêu bảy màu chói lọi sặc sỡ: “Bà tưởng tui không biết hay sao? Vị công tử đó phẩm mạo khí chất như vậy, nhất định là xuất thân con nhà danh giá, tui là hạng người nào, làm sao xứng được với người ta? Còn nữa, lần đầu tới đây, bên cạnh anh ta còn có một vị cô nương, vị cô nương đó mảnh mai yêu kiều, anh ta căn bản nhìn không lọt mắt tui.”
Cô nàng ỉu xìu: “Làm như bà vậy mà đúng, lần nào cũng không xáp qua nhìn, nhìn xong rồi thì đã sao, tui còn không phải một đào hát? Đào hát thì vẫn cứ là đào hát, cả đời cũng không thể ngóc đầu lên được.”
Nhan Đàm không khỏi mỉm cười. Nàng trước đây cũng từng yêu thích một người, nhưng tuồng xem nhiều rồi, vui buồn tan hợp bên trong cũng đã thấy quen, cảm thấy đó thật ra cũng chẳng phải việc đáng để níu rịt không buông.
Triệu Khải Triệu đại thúc thường xuyên kể chuyện cho bọn họ nghe, có lần kể đến trên trời có một vị lão thần tiên, trong túi đựng rất nhiều đoạn chỉ hồng, dùng để nối cổ chân hai người đã được định sẵn một đôi lại với nhau. Bất luận có đi đến chân trời góc bể, hai người được nối bởi đoạn chỉ này cuối cùng rồi cũng gặp mặt, sau đó tương tri tương ái.
Nhan Đàm mồm ngáp dài nghĩ, vị lão thần tiên kia thật ra lười chảy thây, thường xuyên buộc được cổ chân một người, người còn lại thì quên phứt, thế nên chỉ hồng mắc vướng thành nùi, rối bòng bong loạn xì ngầu cả lên. Sợi của nàng, cùng với người được buộc cùng ở xa lắc kia, phỏng chừng đã rối đến độ không tài nào lần ra đầu chỉ nữa.
Ngay đêm đó sau khi tháo dỡ xong sân khấu, mọi người súc rửa qua loa chuẩn bị đi ngủ, sáng sớm mai còn phải tranh thủ lúc mở cửa thành rời khỏi nơi đây. Nhan Đàm tay ôm một mớ phục trang, bước chân vội vã, giữa làn gió đêm lành lạnh chợt truyền tới một giọng con gái lảnh lót êm tai: “Sơn chủ, ta thật tình không hiểu, thứ tuồng hát này có gì hay ho chứ…”
Sơn chủ? Nhan Đàm bước chân thoáng khựng lại. Trong chớp mắt có ai đó đi lướt qua, không trung lan tỏa một mùi gỗ trầm tẩm hương sen dìu dịu, nếu không phải nàng đặc biệt nhạy cảm với mùi hương này thì thật sự sẽ ngửi không ra.
m giọng trầm thấp ôn hòa theo gió dạt tới, nhưng lại không nghe rõ đối phương nói những gì. Nhan Đàm ngoảnh đầu, quả nhiên là vị công tử áo đen kia. Chàng ta đứng giữa màn đêm mênh mang, dùng chiếc quạt xếp trên tay gõ nhẹ lên trán vị cô nương đứng bên cạnh, đoạn mỉm cười nói câu gì đó.
Bấy giờ sắc đêm mịt mù, bọn họ lại đứng cách một khoảng xa, thế mà nàng lại cảm thấy chắc chắc đối phương đang cười, đúng là kì lạ.
Hôm sau trời còn chưa sáng hẳn, Nhan Đàm đã ôm cặp mắt buồn ngủ mơ màng theo cùng mọi người ra khỏi thành. Trước đây nàng từng đọc qua trong sách, phương tiện đi lại của phàm giới là ngựa, nhà nào giàu sang một chút còn có xe ngựa, dĩ nhiên ngựa dùng kéo xe cũng là ngựa tốt. Nhan Đàm không khỏi thở dài cảm khái, xem ra các tiên quân trên thiên đình mỗi chuyến xuống phàm đều được bổng lộc dư dả. Chứ còn nàng đây, ngoài dùng hai chân đi bộ, lần khá khẩm nhất cũng chỉ ngồi được xe bò, chiếc xe bò đó đại để chỉ là thêm một tấm ván lên trên, gió táp nắng rọi xóc nảy thấy mà ghê.
Không quản ngày đêm gấp rút lên đường, một tháng ròng sau cuối cùng đã đến địa giới Nam Đô.
Nhan Đàm chẳng biết rốt cuộc mọi người nghĩ thế nào nữa, lại cảm thấy nàng vốn là xuất thân con nhà khá giả nhưng lại bỏ nhà đi bụi, lưu lạc lâm vào tình cảnh như hiện giờ. Về sau mới có chút hiểu ra, ở phàm giới chỉ những nhà giàu có, con gái trong nhà mới có cơ hội đọc sách biết chữ, mà nàng thì lại chữ đẹp một cây, điểm này và giọng hát lạc điệu không thấy đường về của nàng đem ra so sánh, khiến chủ gánh lắc đầu thở dài: “Đáng tiếc, người nhà ngươi lại không nghĩ tới việc tìm người về dạy ngươi âm luật.”
Nhan Đàm thật ra muốn nói nàng đã từng học qua âm luật chứ chẳng phải không, chỉ là cuối cùng sư phụ nổi quạu lên không thèm dạy nữa. Còn về nét chữ đẹp như hiện giờ, thực ra là được sư phụ ép uổng mà ra, cứ thường xuyên bị phạt chép kinh thư trên dưới trăm bận, lâu ngày thể nào chữ chẳng đẹp ra.
Có điều gần đây, Nhan Đàm vẫn thường ngủ không được ngon cho lắm.
Trên cánh tay nàng tự dưng xuất hiện một cái đốm xanh, hơn nữa còn có xu hướng không ngừng lan rộng. Có lần Mẫn Lưu trông thấy, hốt hết cả hoảng, còn tưởng nàng đã tông phải chỗ nào. Nhan Đàm mím chặt môi không nói gì, đốm xanh này chẳng phải do tông quẹt vào đâu, mà là thi ban. Dẫu sao nàng cũng nán lại u minh địa phủ quá lâu, cơ thể thiếu mất nửa quả tim nên trì trệ không thể phục hồi, bị âm khí xâm nhập cũng không có gì là lạ.
Nửa đêm không ngủ được trở dậy, nàng bèn lấy sổ ra viết vẽ nguệch ngoạc giết thời gian, về sau bắt đầu tập tành viết thành kịch bản, tuồng nghe nhiều rồi, xâu xâu chắp chắp nàng cũng viết được. Có lần lão bá kéo nhị hồ trông thấy, ngâm đi ngâm lại câu cuối cùng “Gió dạt mười dặm đến trước đình sen, lồng khắc gần kề, cửa sổ chạm họa đổ nghiêng, vết rêu bưng thềm yến ngậm ngọc bích, nhẹ khép bức rèm Tương phi”, đoạn cười bảo: “Cái này có thể kết hợp được với nhạc làm lời hát, câu chuyện này của cháu lời thoại đều rất khá, ông chủ đúng là có mắt nhìn người.”
Hoa Hàm Cảnh đứng một bên, người khoác làn áo xanh mỏng mảnh, giọng điệu rất bình đạm nói: “Cháu lại cảm thấy đọc lên không xuôi cho lắm, chỉ e hát không ra điệu, nếu cố hát cho bằng được nghe vào cũng sẽ không thuận tai.”
Mẫn Lưu lập tức độp lại: “Chứ không phải anh không biết hát hả, trên đời làm gì có lời thoại không hát được, chỉ có kẻ không biết hát!”
Mặt Hoa Hàm Cảnh sa sầm.
Nhan Đàm dằn Mẫn Lưu lại, cười híp mắt bảo: “Lời viết đúng là âm vần có không xuôi, nhưng anh lợi hại thế này, có không xuôi nữa cũng hát được ra sắc thái riêng biệt mà.”
Cơ mặt đang căng cứng của Hoa Hàm Cảnh giãn ra đôi chút, y cầm lấy quyển sổ xoay người đi khỏi: “Để ta xem qua cái đã.”
Mẫn Lưu dẩu môi: “A, thứ lời giả tạo như vầy mà bà cũng nói ra được, tui không thèm để ý bà nữa.”
Nhan Đàm nghĩ bụng, nhân vật có máu mặt như sư phụ nàng trên thiên đình mà còn thích nghe nói ngọt, phàm nhân đương nhiên cũng ưa nghe rồi.
Vở tuồng đầu tiên gánh hát diễn sau khi đặt chân tới Nam Đô chính là vở do Nhan Đàm viết, liên tục ba đêm liền sau đó đều diễn lại cùng một vở. Do cả mấy vị công tử quý tộc trong thành Nam Đô đều đến tán thưởng, người đến xem tuồng cũng đặc biệt đông. Chủ gánh hát rất hài lòng, tiền lương tháng đó của nàng cũng được tăng thêm ba tiền. Nhan Đàm tuy biết chủ gánh thật ra bủn xỉn, nhưng trong lòng lại rất không có tiền đồ mà lấy làm vui mừng, ba tiền thật ra vẫn có thể mua được không ít đồ lặt vặt.
Nhan Đàm dời chiếc thang sang kê cạnh sân khấu, trèo lên gỡ ngọn đèn lồng đang treo phía trên.
Triệu đại thúc ở sau lưng dặn dò một câu “Cẩn thận đừng để bị té”, xong vác đạo cụ đi khỏi.
Nhan Đàm tay vừa rướn được tới sợi dây treo đèn lồng, đột nhiên dưới chân hẫng cái, chỉ nghe một tràng gỗ gãy răng rắc, người đã rơi thẳng từ trên thang xuống. Từ độ cao này ngã xuống thì không chết được, nhưng liệu có trật khớp lưng không thì khó lòng nói trước. Nàng rất lấy làm khó hiểu, gần đây nàng thức dậy sớm lại bận luôn tay, theo lẽ chỉ có thể gầy đi, lí nào lại béo đến độ giẫm gãy cả thang chứ nhỉ?
Nhan Đàm không hề rơi xuống đất như nàng tưởng. Một người đã chìa tay sang choàng lấy eo nàng bế bổng lên, miệng khẽ cười nói: “Thứ việc nặng này, sao lại có thể để cô nương làm cơ chứ? Chẳng may để ngã trúng chỗ nào, há còn không phải phí phạm của trời?”
Phí phạm của trời…
Nhan Đàm rùng mình một cái rõ mạnh: Nàng không phải, vừa bị tán tỉnh đó chứ?
Nàng dòm dòm kẻ đang ôm eo mình, lại dòm dòm chiếc quạt xếp vẽ mạ vàng trên tay y, cuối cùng liếc qua chiếc thang đã bị gãy thành từng khúc bên cạnh, trong khoảnh khắc đã rõ ràng hai việc: Thứ nhất, vị Đăng Đồ Tử (2) công tử này rất có tiền, chiếc quạt này của y mang đến tiệm cầm đồ cũng cầm được không ít ngân lượng. Thứ hai, thang không phải do nàng đè sập mà là bị vị công tử này làm hỏng, với sức lực này, xem ra đối phương biết võ công.
Người nọ phạch một tiếng xòe quạt ra, thủng thẳng phe phẩy vài cái, miệng mỉm cười hỏi: “Thế nào, cô nương không có gì muốn nói ư?”
Nhan Đàm mặt không biểu cảm: “Đằng ấy ai vậy?”
Người này trông như có phần kinh ngạc, miệng ơ tiếng, đóng cây quạt lại gõ gõ lên cằm: “Cô nương không biết ta là ai?”
Nhan Đàm hất tay y ra: “Bộ ta phải biết đằng ấy là ai hả?” Nàng ghét nhất là loại người tay chân không được sạch sẽ.
Đối phương bật một tiếng cười khẽ: “Ta còn cứ tưởng các cô nương trong thành đều nhận ra mình, thế nhưng… không hề gì, tại hạ họ Lâm, tên Vị Nhan, đã khiến cô nương phải chê cười.”
Lâm Vị Nhan? Nhan Đàm nghĩ nghĩ, lập tức nhớ ra: “Thì ra công tử chính là Lâm thế tử ‘trong truyền thuyết’.” Nam Đô là quốc đô của Nam Sở, quý tộc quan lớn, hoàng thân quốc thích đa phần đều ngụ tại đây. Lâm Vị Nhan là thế tử của đương triều quận vương, giữ chức ở ti giám sát, trên mình còn có công danh, có thể nói là tuổi trẻ tài cao. Còn có một vị công tử là con nhà tể tướng đương triều, tên là Bùi Lạc, là đốc ti của ti giám sát, hai người ở thành Nam Đô nổi danh như cồn, có điều toàn nổi tiếng nhờ những chuyện phong lưu ong bướm.
“‘Trong truyền thuyết’? Đây là ý gì?”
Nhan Đàm vội đáp: “Không có gì không có gì, ta buột miệng nói chơi vậy thôi.” Nàng đâu thể nào lại rằng, Lâm thế tử người đúng là rất nổi tiếng, thành Nam Đô này ai người không hay ai người không tỏ danh hiệu “phong lưu không hạ lưu, lưu tình không lưu giống” xưa nay của người.
Lâm Vị Nhan sấn gần một bước, miệng mỉm cười bảo: “Hôm kia ta đã được xem vở tuồng do cô nương viết, viết rất khá, đến cả Bùi Lạc Bùi huynh cũng có lời khen ngợi.”
Nhan Đàm vội lùi ra sau một bước: “Đa, đa tạ…”
“Nay cô nương đã biết ta là ai, phải chăng còn có điều chi muốn nói?” Y thuận thế lại sấn tới một bước.
“Phải rồi,” Nhan Đàm chỉ chỉ chiếc thang nằm một bên, “chiếc thang này còn chưa cũ lắm, mới đầu là dùng một tiền mua về đó, công tử đền đi.”
(1) yên chi: phẩm màu đỏ dùng trong trang điểm cho má và môi, được chế tạo sớm nhất tại Trung Quốc từ cánh hoa rum (còn gọi là hồng hoa hay hồng lam hoa).
(2) Đăng Đồ Tử: nhân vật trong “Đăng Đồ Tử hiếu sắc phú” của Tống Ngọc thời Chiến Quốc. Bài phú kể, Đăng Đồ Tử nói xấu Tống Ngọc trước mặt Sở Vương, rằng Tống Ngọc vẻ ngoài bảnh trai lại hiếu sắc, khuyên ông đừng để y ra vào hoàng cung. Sở Vương chất vấn thì Tống Ngọc thanh minh rằng vẻ ngoài là do trời ban, nhưng bản thân không hề hiếu sắc. Y kể con gái hàng xóm dung mạo quốc sắc thiên hương, ba năm nay thường xuyên trèo tường sang quyến rũ mình nhưng đều không thành, bởi vậy bản thân không phải hiếu sắc. Đoạn họ Tống kể vợ Đăng Đồ Tử người đã xấu lại còn nhếch nhác, thế mà hai vợ chồng lại sinh liền năm mụn con, thế nên Đăng Đồ Tử mới là hiếu sắc. Từ đó “Đăng Đồ Tử” được dùng để chỉ những kẻ hiếu sắc ưa ve vãn phụ nữ.
Danh sách chương